Thực trạng về hạ tầng kĩ thuật tại khu nhà tái định cư

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU CHUNG CƯ TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY :THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 - 33)

II. Về mặt hạ tầng kĩ thuật

2.Thực trạng về hạ tầng kĩ thuật tại khu nhà tái định cư

Ngay từ nhiều năm trước, khi các khu chung cư cao tầng mới được mọc lên thì một vấn đề nhức nhối đã nảy sinh và là vấn đề lớn nhất còn tồn đọng đến tận ngày nay mà nhà nước vẫn không kiểm soát được: chất lượng của nhà chung cư. Đây là vấn đề được báo chí và truyền hình từng đề cập đến rất nhiều. Và gần như nó cũng đã gắn luôn vào tiềm thức của rất nhiều người dân đang sinh sống tại thủ đô: Chung cư tiền tỷ tiền tấn hay chung cư “bậc trung” còn bao nhiêu là chuyện nữa là: thà mua đất xây nhà, bé tý cũng được, an tâm hơn bao nhiêu…Về vấn đề này, đầu tiên ta phải kể đến chất lượng của các khu nhà tái định cư. Khi làm thủ tục nhận bàn giao các căn hộ chung cư, nhất là dạng nhà tái định cư, người mua chỉ được nhận biên bản bàn giao nhà với các thông tin "vẻn vẹn" về diện tích, thiết bị nội thất... mà không có bất cứ một loại giấy tờ nào liên quan đến chất lượng công trình. Thậm chí, tại nhiều khu tái định cư, khi dân đến ở vẫn còn thiếu cả hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy...

Ví dụ như: Khu tái định cư Bình Yên (thôn Thạch Hoà, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất) với gần 200 hộ dân, nhưng đến nay vẫn còn thưa thớt các hộ không đến nhận nhà, vì đơn giản nước và điện ở đây không đảm bảo. Hệ thống nước phải sử dụng là nước giếng khoan, trong khi đó khu tái định cư này lại nằm kẹt giữa 2 khu nghĩa địa nên người dân nghi ngờ nguồn nước sử dụng không đảm bảo. Theo bà Đỗ Lợi - một trong những người chuyển về đây đầu tiên: "Diện tích nhà ở đây từ 150 - 300m2, quá lớn với những hộ dân ít nhân khẩu, người sinh sống chưa nhiều nên rất vắng vẻ". KTĐC NƠ 14B cũng nằm trong diện phải sử dụng nước giếng khoan, ông Đỗ Viết Doanh - Tổ trưởng tổ dân phố 27C - cho biết: "Toàn bộ 121 hộ dân khu nhà này phải sử dụng nước giếng khoan với giá bằng công ty kinh doanh nước sạch. Dù người dân có cẩn thận như thế nào, lọc, đun sôi, lọc lại, nhưng chỉ sau một vài ngày đều chuyển thành màu xanh nước biển. Từ khi chúng tôi về đây, chưa từng thấy khu tái định cư này được cải tạo, nâng cấp, vì vậy nó xuống cấp rất nhanh, đặc biệt sau trận lụt lịch sử". Toàn bộ Khu tái định cư Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội)gồm 3 toà nhà, nhưng người dân đều phải đi bằng cửa phụ vì cửa chính bị sụt, lún, nứt. Riêng nhà NƠ 14A, một cầu thang máy đã hỏng 1 năm, nhưng gọi mãi đơn vị quản lý nhà không sửa.

Những cư dân ở nhà tái định cư tại khu đô thị mới Đền Lừ 2 (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) còn khổ hơn thế, nếu mất điện nguồn thì người dân ở tầng 11, 13 toà nhà A1, A2, A3, A4, A5 phải tự đi bằng cầu thang bộ vì không có máy phát điện. Chỉ cần một trận mưa nhỏ, toàn bộ tầng trên cùng của các toà nhà từ A1 - A5 đều ngập hoặc thấm nước, nhà bị nặng nhất là ngập 3cm nước như căn hộ 1513, 1514, 1505, 1506 của nhà A2. Khổ hơn nữa, nhà bác Quách Đức Trí - Tổ trưởng tổ dân phố 87, nếu buổi tối không khoá van nước trước cửa nhà thì hôm sau nước tự dâng lên ngập toàn bộ khu bếp. Hiện tượng gạch lát nền bong, tượng vôi rơi, hệ thống thoát nước từ tầng cao xuống tầng thấp

hỏng là khá phổ biến ở những toà nhà này. Điển hình hộp kỹ thuật ở KTĐC NƠ 14B hỏng, nước từ hội trường dâng lên, kêu gọi Xí nghiệp quản lý khai thác dịch vụ KĐT Hà Nội mãi không được, 4 hộ dân ở P408, 308, 309, 409 tự bỏ tiền ra sửa. Cũng do đơn vị này quản lý và khai thác, nhưng những cư dân ở nhà A4 Đền Lừ bị hỏng hệ thống cabin rác, làm đơn mãi không thấy được sửa, người dân tự đóng tiền để thuê sửa.

Một thực tế nữa ở các khu tái định cư là người dân thậm chí còn không biết đâu là chủ đầu tư đích thực. Thực ra họ chính là Ban quản lý của một dự án hoặc của quận, huyện nào đó. Thuyết phục được dân bàn giao mặt bằng, đưa dân đến nhận nhà tái định cư rồi bàn giao cho Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội phụ trách là coi như xong trách nhiệm.

Mặc dù, Bộ xây dựng ban hành quyết định Số: 09 /2008/ QĐ-BXD Về việc

ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt nam “Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ” (gồm các vấn đề chống nước, hơi ẩm và chất độc hại; bảo vệ khỏi ngã, xô và va đập; an toàn sử dụng kính chiếu sáng ; thông gió và chống ồn) ; và

thông tư số: 1/2009/TT-BXD “quy định một số nội dung về cấp giấy chứng nhận

quyền sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư trong dự án đầu tư xây dựng của tổ chức kinh doanh nhà ở” cho biết một số quy định trong bàn giao quyền sở hữu đó là: Ghi diện tích căn hộ nhà chung cư trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Diện tích căn hộ nhà chung cư được ghi theo diện tích sàn căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lôgia của căn hộ; ….

Tuy nhiên các vị quản lý nhà tái định cư vẫn còn ca thán: “Có những khu nhà chưa hoàn thiện xong, các ông Ban quản lý dự án đã đòi bàn giao đưa dân đến ở để nhanh chóng giải phóng mặt bằng”. Lại có những khu nhà bỏ không đến 2 - 3 năm, hết cả thời gian bảo hành mới đưa dân vào ở thì nhiều hạng mục đã bị xuống cấp. Dân phàn nàn về chất lượng, đơn vị quản lý không có kinh phí mà sửa

chữa, trong khi chủ đầu tư đã "lặn" sang làm dự án khác. Phải chăng các ông Ban quản lý dự án “chưa biết” các quyết định, thông tư này của Bộ Xây dựng ban hành?. Vì vậy mà nhà tái định cư cứ mãi mang tiếng xấu!

Trên đây là một số hiện trạng thực tế đang xảy ra tại một số khu nhà tái định cư trong rất nhiều khu nhà tái định cư tại thành phố hiện nay. Đến bao giờ các khu nhà tái định cư mói hết được tiếng xấu???.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU CHUNG CƯ TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY :THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 - 33)