Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu YẾU TỐ TÌNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MURAKAMI (Trang 45 - 55)

Lời văn của tác phẩm văn học được cấu tạo từ hai thành phần chính là lời trực tiếp và lời gián tiếp. Lời trực tiếp là lời nói do nhân vật tự nói lên trong tác phẩm. Còn lời gián tiếp là lời của tác giả, của người trần thuật hoặc người kể chuyện có chức năng trình bày toàn bộ thế giới hình tượng trong tác phẩm. Lời trực tiếp của nhân vật là cách nhân vật bộc lộ thế giới quan, tư tưởng tình cảm và suy nghĩ của chính nhân vật đó. Lời trực tiếp được chia làm hai loại lớn là lời văn độc thoại và lời văn đối thoại. Lời văn độc thoại là tiếng nói bên trong tâm hồn, là những ý nghĩ thầm kín của nhân vật. Còn lời văn

đối thoại thì hướng đến đối tượng khác để thông qua sự cọ xát giữa những tư tưởng, suy nghĩ có thể bộc lộ ý kiến, quan niệm của mỗi người. Ở đây chúng tôi chỉ khảo sát những lời văn của nhân vật có đề cập đến yếu tố tình dục để soi sáng chủ đề của bài nghiên cứu

đồng thời khám phá ý nghĩa của việc vận dụng yếu tố này trong tiểu thuyết Murakami bao gồm : ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật và lời văn gián tiếp của người trần thuật.

Đa phần các nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Murakami đồng thời là người kể

chuyện hay còn được gọi là nhân vật trần thuật. Vì vậy lời gián tiếp của người trần thuật chiếm đa số trong các lời văn nghệ thuật của tác phẩm. Chức năng của lời gián tiếp là “tái hiện và phân tích, lí giải thế giới khách quan vật chất, sự việc, con người, cảnh vật,

đồ vật ; tái hiện và phân tích, lí giải lời nói, ý thức của người khác” [47,335].

Trong tiểu thuyết Rừng Na-uy, Toru Watanabe là nhân vật trần thuật. Lời văn trần thuật ở đây nhằm kể lại toàn bộ câu chuyện tình trong quá khứ của Toru. Trong nhiều trường đoạn, nhân vật hồi tưởng lại những sinh hoạt tình dục của mình và kèm theo những nhận định, đánh giá do chính bản thân đưa ra. “Trong khoảng mười tháng kể từ

khi Kizuki chết đến kỳ thi của tôi, tôi không biết mình đang ởđâu trong cái thế giới này. Tôi bắt đầu ngủ với một người trong đám bạn gái ở trường, nhưng quan hệ ấy chẳng

được đến sáu tháng” [13,63] ; “Tôi không quá máu mê trong chuyện ngủ với những cô gái không quen biết. Dĩ nhiên đó là cách giải toả những bức xúc xác thịt của tôi, và tôi cũng thích tất cả những trò ôm ấp đụng chạm kia, nhưng tôi ghét những buổi sáng hôm sau thậm tệ” [13,81] ; “Cả tuần lễ đó đầu óc tôi đã như bùn loãng và tôi đang sẵn sàng ngủ với bất kì người nào, bất kể là ai”[13,161]. Trong lời trần thuật của Toru Watanabe, cảnh sinh hoạt trong xã hội đương thời được tái hiện một cách cụ thể và sinh động. Cảnh sinh hoạt tình dục hằng đêm của những cặp trai gái không hề quen biết nhau ấy được xem là một cảnh sinh hoạt phổ biến trong xã hội đương thời. Toru Watanabe và Nagasawa là những cá thể điển hình cho tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ. Toru tìm đến tình dục để khỏa lấp nỗi cô đơn trước nhịp sống hiện đại còn Nagasawa tìm đến tình dục

quan niệm rất thoáng về tình dục. Đó là tình dục không nhất thiết phải dựa trên cơ sở

tình yêu, nó chỉđơn giản là phương tiện để giao tiếp giữa người với người. Toru quan hệ

thân xác cùng một cô gái xa lạ chỉ để kết thúc buổi gặp gỡ mặc dù cả hai đều không có nhu cầu “cả hai đều chẳng có nhu cầu đặc biệt gì để phải ngủ với nhau, nhưng dường như đều cần phải thế để kết thúc mọi chuyện” [13,167]. Hoặc khi Toru quan hệ với Reiko thì hành động đó chỉ mang tính chất như một cái ôm thắm thiết giữa hai người bạn trước lúc chia tay mà thôi “Rồi trong gian phòng tối om ấy, Reiko và tôi tìm đến thể

xác nhau như thểđó là một việc tự nhiên nhất trên đời” [15,524]. Giọng trần thuật ở đây hết sức khách quan, dường như nó chỉ thực hiện nhiệm vụ phản ánh sự việc theo xu thế

tất yếu. Đó không phải lời phán xét càng không mang cảm xúc cá nhân. Chính vì vậy mà lời trần thuật trong vài trường hợp có tác dụng phản ánh hiện thực xã hội. Bên cạnh chức năng phản ánh hiện thực, nó còn phản ánh bức tranh tâm trạng của người trần thuật. Lời văn trần thuật ở đây bộc lộ trực tiếp những cảm nhận chủ quan của bản thân người kể

chuyện. Sau khi chia tay với Kizuki và Naoko, Toru lao vào trò chơi tình dục với Nagasawa nhưng càng lao vào đó, Toru lại càng chán ghét bản thân mình, anh không thấy được bất kì ý nghĩa nào trong những hành động đó nhưng anh tha thiết được hoà nhập với tha nhân, được cảm nhận hơi ấm của con người trong cuộc sống. Nhu cầu tình dục đối với Toru Watanabe cũng như đối với tất cả mọi người trong cuộc sống này là như nhau (trừ những người bất lực), nó là một bản năng hoạt động với ý muốn của riêng nó, đôi khi càng kiểm soát nó lại càng làm nó bùng phát hơn. Nhưng Toru đã kiểm soát

được nó bằng lí trí, bằng tình yêu chân chính. Từ sau lần gặp Naoko ở nhà nghỉ Ami, từ

sau lần được chiêm ngưỡng bức tranh khoả thân tuyệt đẹp của nàng, Toru đã không quan hệ tình dục với bất kì cô gái nào khác “Nắm chặt cái cương cứng của mình, tôi nghĩđến Naoko cho đến khi vỡ bung trong cực cảm” [13,312], “tôi có thể làm cho mình thấy hạnh phúc hơn nhiều chỉ bằng cách nghĩđến Naoko chứ không phải đi ngủ với mấy cô gái vô danh ngu xuẩn nào đó. Cảm xúc trên da thịt khi tôi nghĩ đến những ngón tay của Naoko có thể đem tôi lên cực lạc với hình ảnh cánh đồng cỏ vẫn sinh động mồn một trong tôi” [13,431]. Như vậy lời trần thuật trong Rừng Na-uy đóng vai trò kép : một mặt

phản ánh xã hội đương thời, một mặt cho thấy miền nội tâm bía ẩn, sâu xa của nhân vật trần thuật.

Trong Biên niên kí chim vặn dây cót vai trò trần thuật được trao cho nhân vật Toru Okada. Câu chuyện trong Biên niên kí chim vặn dây cót xoay quanh cuộc tìm kiếm con mèo và người vợ bị mất tích của Toru. Lời kể của nhân vật cũng nhằm thuật lại diễn biến của câu chuyện nhưng nó lại thấm đẫm cảm thức của nhân vật. Lời trần thuật trong tác phẩm này đồng thời là lời độc thoại nội tâm. Những cảnh quan hệ tình dục được thuật lại được phân tích qua lăng kính chủ quan của người trong cuộc nhằm giải đáp những bí ẩn và khúc mắc trong câu chuyện. Vì vậy lời trần thuật ở đây không thật sự

khách quan như trong Rừng Na-uy. Toru Okada có quan hệ thể xác với Kumiko và Kano Creta. Những lần quan hệ này đều được phân tích dưới cảm xúc lẫn lộn thực - ảo của nhân vật. Những lần quan hệ với Kano Creta đều đem đến cho Toru cảm giác phi thực. Hai lần đầu rành rành là quan hệ tính dục chỉ trong ý thức và xuất tinh trong thực tại nhưng nó lại tạo cảm giác rất thực và sống động chính vì vậy nó phi thực. Lần thứ ba Toru đã có quan hệ thể xác thực sự với Kano Creta nhưng anh luôn có hư giác rằng đã làm những việc ấy với Kumiko chứ không phải Kano Creta vì vậy nó cũng phi thực “Tôi cứ đinh ninh rằng ngay khi tôi xuất thì sẽ thức dậy. Nhưng tôi không thức dậy. Tôi đi vào bên trong cô. Đó là thực tại. Đúng là thực tại. Nhưng mỗi khi tôi nhìn nhận điều đó thì thực tại lại có vẻ ít thực hơn một chút. Thực tại cứ lỏng ra dần và rời khỏi thực tại, từng bước, từng bước một” [15,363]. Còn khi quan hệ với Kumiko thì Toru vẫn luôn tự

nhủ rằng “thân thể tôi đang ôm trong tay không phải là thân thể người đàn bà cách đây ít phút còn má kề tay ấp thủ thỉ tâm tình với tôi, dường như có sự đánh tráo mà tôi không hay biết, da thịt của kẻ nào khác đã thế vào chỗ của nàng” [15,266]. Các quan hệ tình dục không được miêu tả trong cảm xúc về nhục dục mà được miêu tả theo lối phân tích logic, tuyến tính. Chính những nỗi ngập ngừng trong khi quan hệ tình dục của Kumiko là nguyên nhân khiến cô biến mất ; chính những lần quan hệ thể xác với cảm thức vừa hư vừa thực với Kano Creta là phương tiện để Toru tìm kiếm Kumiko. Thông qua những nhận xét, phân tích cảm xúc của nhân vật, câu chuyện đi từ thắt nút lên đến đỉnh điểm và

cuối cùng là mở nút. Lời trần thuật mang tính chất độc thoại nội tâm của nhân vật đóng vai trò chuyển tải ý đồ nghệ thuật của tác giả : thông qua quan hệ tình dục, có thể tìm hiểu những ẩn ức trong tâm hồn con người.

Trong Kafka bên bờ biển, lời trần thuật không đồng nhất. Trong tuyến truyện của Nakata, lời trần thuật là lời gián tiếp một giọng. Đó là lời tái hiện, bình phẩm các hiện tượng của thế giới trong ý nghĩ khách quan vốn có của chúng, không chịu sự chi phối của ý thức, suy nghĩ của nhân vật hay tác giả. Còn trong tuyến truyện của Kafka thì chính Kafka đảm nhiệm vai trò trần thuật, đó là lời gián tiếp của người kể chuyện. Chúng tôi chỉ khảo sát lời trần thuật của Kafka vì lời của nhân vật này trực tiếp phản ánh cảm xúc, tư tưởng về các sinh hoạt tình dục của chính cậu. Các hình ảnh đầy nhục cảm, các hoang tưởng tình dục được tái hiện lại nhiều lần theo dòng cảm xúc cho thấy Kafka

đang trong độ tuổi trưởng thành, đang chịu sự chi phối của các hoocmon giới tính “Tôi mường tượng lớp vải mịn ở đầu dây đó. Hai bầu vú mềm bên dưới… Và – chả có gì lạ - tôi dựng cột buồm cứng ngắc” [16,30] ; “đôi khi, tôi thủ dâm trước khi ngủ. Tôi tưởng tượng đến cô gái ở quầy tiếp tân” [16,70] ; “Tôi biết mình không thể ở đây mãi. Tôi sẽ

hầu như thường xuyên cương cứng, thường xuyên tưởng tượng. Tôi không thể không ngó nhìn những cái quần lót đen nhỏ xíu phơi trong buồng tắm kia” [16,108] ; “hình ảnh thân thể bà thoát y trở lại trong tâm trí tôi và tôi nhớ lại cảm giác khi tiếp xúc với những bộ phận khác nhau của bà” [16,329] ; “Tôi thực hiện tất cả bài tập bằng máy theo trình tự thông thường, mà chỉ nghĩ đến Miss Saeki. Đến cái đêm ân ái của chúng tôi” [16,357]… Không chỉ tượng tượng đến các hình ảnh tính dục hỗn độn, Kafka còn luôn thắc mắc, tò mò về tính dục và giới tính “Tôi tự hỏi không biết Oshima, hồi bằng tuổi tôi và ở đây, có phải đấu tranh với những thèm muốn tình dục hay không” [16,156] ;“Có một điều mày không hiểu rõ lắm : phụ nữ có ham muốn tình dục hay không? Về lý thuyết thì tất nhiên là có, điều đó, đến cả mày cũng biết. Nhưng ham muốn ấy thực sự

thế nào, nó biểu hiện ra sao thì mày mù tịt” [16,402]. Bằng những lời trần thuật mang tính chất độc thoại nội tâm ấy nhân vật Kafka hiện lên một cách cụ thể và. sống động. Cậu là một con người thực với những cảm xúc, suy nghĩ và hành động bình thường của

một cậu bé mười lăm tuổi. Nhưng đồng thời Kafka còn là nhân vật văn học. Kafka là người trần thuật trong tác phẩm và cậu được trao nhiệm vụ thể hiện quan niệm nghệ

thuật của tác giả. Có những đoạn độc thoại cho thấy Kafka chỉ là con người ảo “… những học sinh tiểu học và trung học mặc đồng phục mùa hè, cặp sách đeo chéo qua vai. Tất cả đều đi đến trường. Riêng mình tôi đi về hướng ngược lại… Tôi hành động có

đúng không? Ý nghĩđó khiến tôi cảm thấy đơn côi” [16,41]. Đó cũng chính là điểm gặp gỡ giữa các nhân vật chính trong tiểu thuyết Murakami : dù hoàn cảnh sống khác nhau, tính cách khác nhau nhưng các nhân vật này đều bị giam trong một thế giới cô đơn, lẻ

loi và đơn độc. Ở đây, nhân vật cô đơn mang dáng dấp của một nhân vật huyền thoại nhưng suy cho cùng cậu cũng chỉ là một cậu bé, một cậu bé phải đối mặt với tính dục tuổi dậy thì một cách đặc biệt : thông qua quan hệ loạn luân với mẹ và chị gái. Lời trần thuật của Kafka cũng giống như Toru Okada, không hướng đến việc phản ánh hiện thực xã hội mà nó nhằm vào phân tích tâm lí con người, tìm ra hướng đi trong hành trình gian nan của cuộc sống “Ba lô trên vai, tôi đi bộ ra ga quận, đáp tàu về Takamatsu… Tôi sẽ

trơ trọi một mình trong ngôi nhà mênh mông, hoang vắng ấy. Không ai chờ đợi tôi về

nhà. Nhưng tôi không có nơi nào khác để về” [16,529].

Qua hình tượng nhân vật có thể cho thấy quan niệm về con người của tác giả. Nhưng nhân vật đồng thời lại là những con người thực sự có suy nghĩ, có sức sống riêng, không chịu sự chi phối của tác giả. Đó là những con người điển hình cho thời đại, cho những con người cô đơn trong xã hội Nhật hiện đại.

Yếu tố tình dục còn được thể hiện qua lời của nhân vật, phần nhiều là lời văn đối thoại và độc thoại. Các nhân vật trong tiểu thuyết của Murakami khi nói về dục tính, nói về quan hệ tình dục đều rất thẳng thắn và bộc trực, họ không hề có sự e ngại và sợ sệt khi nói về nó. Nếu ở một số quốc gia Châu Á khác, nói trực tiếp đến hoạt động tình dục hoặc nói về các cơ quan sinh dục sẽ bị cho là tục tĩu thì ở Nhật Bản lại là một vấn đề

bình thường. Trong các lễ hội dân gian của Nhật như Kanamara Matsuri, Hounen Matsuri cảnh các cô, các bà ôm bức tượng hình dương vật một cách nâng niu cũng đủ

Rừng Na-uy, Midori là hiện thân của kiểu nhân vật hướng ngoại, lời nói của nàng đề cập thẳng đến vấn đề tình dục một cách táo bạo “tớ muốn có cậu nằm xuống cạnh tớ. Rồi thì từng tí một, cậu cởi quần áo tớ ra” [13,320], “hôm nay tớ còn mặc cả đồ lót oách nữa cơ, toàn màu hồng và có tua ren đủ cả” [12,323], “tớ thì quyết định phải đi đâu đó vài ngày

để làm tình như điên mới hả” [13,405], “nghĩđến cái gì thật sexy vào, không sao đâu, tớ

cho phép cậu mà” [13,409], “sao mình không đi xem một bộ phim nhơ nhớp bây giờ nhỉ

? Một thứ bạo tình thực bẩn thỉu vào”. [12,410], “Tớ cởi trần truồng hết trước bức ảnh bố tớ. Cởi đến mảnh vải cuối cùng để ông ấy nhìn thật lâu, thật kĩ” [13,419]… Trong truyện Toru và Midori gặp nhau cả thảy chỉ 9 lần nhưng đã hết 6 lần cô nói đến vấn đề

tính dục. Rõ ràng tính dục không phải là nỗi ám ảnh của Midori, đó chỉ là cách cô thể

hiện sự vượt thoát khỏi nỗi cô đơn cố hữu của mình. “Tớ cô đơn quá. Tớ muốn được ở

với ai đó. Tớ biết mình đang làm những trò khủng khiếp với cậu, toàn những đòi hỏi mà chẳng đáp lại được gì, rồi nghĩ bậy bạ gì cũng nói ra tuốt tuột, kéo cậu ra khỏi nhà ròi bắt cậu đưa đi khắp chốn cùng nơi, nhưng cậu là người duy nhất mà tớ có thể cùng làm những chuyện ấy !” [13,414].

Còn nhân vật Sakura (Kafka bên bờ biển) lại quan niệm rằng giải phóng những ham muốn tình dục cũng như giải toả căng thẳng và áp lực. Cô giúp Kafka thoát khỏi tình trạng cương cứng với một ý nghĩ thật trong sáng “Mình chỉ giúp cậu thư giãn thôi. Cậu đã qua một ngày gay go, cậu quá căng thẳng và sẽ không ngủ được nếu ta không

Một phần của tài liệu YẾU TỐ TÌNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MURAKAMI (Trang 45 - 55)