Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KỊCH SHAKUNTALA
2.2.2.2 Quan hệ giữa con người với thần linh
Trong sử thi Ấn Độ, quan hệ người anh hùng và thần linh thường được thiết lập trên cơ sở “Sự
xuất hiện của thần linh trong sử thi anh hùng đa phần là để tạo một ánh hào quang, tô đậm, phóng đại sức mạnh, giá trị người anh hùng” [54, tr.49]. Mối quan hệ này khi đi vào trong kịch Shakuntalađã có phần khác biệt.
Thế giới thần linh trong vở kịch Shakuntala cũng có vai trò tô đậm, phóng đại sức mạnh cho người anh hùng. Nhưng không như ở sử thi, đó là mối quan hệ bổ trợ thì trong vở kịch Shakuntala
nhấn mạnh phẩm chất anh hùng của nhân vật chính và nhằm hướng đến cảm thức Hào hùng. Trong vở kịch, sức mạnh của thần linh hoàn toàn nhường chỗ cho sức mạnh của người anh hùng.
Dushyanta đã nhiều lần lên Thiên giới để trừ yêu diệt quỷ, đem lại thanh bình cho thế giới thần linh. Sau chiến thắng trở về, Dushyanta được vinh hạnh ngồi bên cạnh thần Indra và chính tay thần Indra quàng hoa vào cổ chàng:
Nhưng Indra đã tự tay mình
Nhấc vòng hoa đó quàng vào cổ cho ta Rồi trước mặt các thiên thần về tựu Indra mời ta ngồi bên cạnh ngài Và mỉm cười nhìn Jayanta thái tử
Đang khát thèm vinh hiển, ngắm vòng hoa [23, tr.214].
Thậm chí theo lời của Matali, thần đánh xe của Indra, Dushyanta còn là ân nhân của các vị thần:
Các thiên thần xem bệ hạ là ân nhân Vì ngày nay bệ hạ dùng cung tên tin xác
Tránh cho Thiên quốc khỏi những uế nhơ của loài ác quỷ[23, tr.214].
Thế giới thần linh không chỉ tham gia vào việc định hướng cho việc hoàn thiện bổn phận đạo lí của con người mà còn rất quan tâm đến hạnh phúc của con người nơi trần thế.
Sau khi Shakuntala được mẹ tiên nữ đón về trời, nàng được vợ chồng thần Kasyapa - ông tổ vĩ đại của thần tiên và ma quỷ, vợ là Aditi mẹ của các thần, chăm sóc và nuôi dưỡng. Họ và những vị thần sống ẩn dật để tu hành diệt dục cho người trần hưởng hạnh phúc. Vì thế, hạnh phúc của Shakuntala rất được các thần quan tâm. Họ đã chúc phúc cho tình yêu của Shakuntala và Dushyanta khi hai người gặp lại nhau.