Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KỊCH SHAKUNTALA
2.2.1.1. Giãn xung đột
Dựa vào vở kịch Andromaque của Euripide (480 – 406 TCN), Racine viết vở Andromaque. Nội dung tố cáo chiến tranh phi nghĩa, bênh vực quyền sống của con người trong kịch Andromaque của Euripide khi đi vào trong sáng tác của Racine dường như không được đặt lên hàng đầu. Trong
Andromaque, Racine đi sâu vào khai thác những khía cạnh tâm lý, những mâu thuẫn giằng xé giữa các dục vọng và những sự xáo trộn về tinh thần của nhân vật…
Vở kịch bắt đầu khi Oreste được cử đến Epiro để bắt Astyanax, con trai Hector, để trừ hậu họa. Andromaque thân cô thế cô, một mình chống chọi trong sự vây hãm của kẻ thù. Pyrrhus một mặt hăm dọa, nếu không đồng ý lấy hắn con nàng sẽ chết, một mặt van nài, cầu xin Andromaque chấp nhận. Có như thế con nàng không những được bảo vệ mà hắn còn khôi phục lại vương triều cho nànghưng Andromaque kiên quyết chối từ, giữ trọn lòng trung trinh với người chồng đã mất. Về sau Andromaque buộc phải tạm chấp nhận lời cầu hôn của Pyrrhus để thực hiện mục đích của mình. Từ đó kéo theo hàng loạt các xung đột khác.
Mất Pyrrhus, đối với Hermione đó là sự nhục nhã lớn nhất. Danh dự bị xúc phạm, đau khổ, uất hận, Hermione quyết giết chết Pyrrhus cho thỏa căm hờn. Thế nhưng khi đã tận mắt nhìn thấy xác Pyrrhus, Hermione không còn tin vào những gì mình làm và Hermione đã tự tử bên xác người yêu. Oreste vì chạy theo sự sai khiến của Hermione một cách không suy xét hòng giành lấy tình cảm của nàng nên đã giết Pyrrhus. Thảm cảnh do mình gây ra ngoài sức tưởng tượng nên Oreste hóa điên. Các nhân vật luôn trong tư thế chọn lựa, dồn dập từ lớp này đến lớp khác. Sự kéo căng xung đột đã thể hiện rõ dục vọng của các nhân vật. Pyrrhus vì muốn có được Andromaque nên bất chấp danh dự, quyền lợi quốc gia; Hermione và Oreste vì chạy theo dục vọng của mình phạm vào tội lỗi và cái chết. Trong kịch Shakuntala xung đột xảy ra không bắt nguồn từ sự mâu thuẫn giữa các tuyến nhân vật hay từ những dục vọng của con người như trong vở Andromaque mà là do tình huống rất ngẫu nhiên vô tình bên ngoài. Đây chính là điểm khác biệt nhất giữa kịch Ấn Độ và kịch Phương Tây.
Câu chuyện tình yêu trong Shakuntala sẽ là bản nhạc trữ tình êm dịu nếu như không vượt qua hai lần trở ngại:
Lần đầu, Dushyanta say đắm Shakuntala nhưng tình yêu đó gặp trở ngại khi Dushyanta nghĩ tới hàng rào đẳng cấp giữa hai người. Trên thực tế Dushyanta và Shakuntala không cùng đẳng cấp. Shakuntala là con gái của đạo sĩ Kanwa. Điều này làm cho Dushyanta âm thầm mang sự trĩu nặng trong lòng. Nhưng cái thắt nút ấy nhẹ nhàng qua đi khi Dushyanta biết rõ thân phận của Shakuntala. Thực ra, điều đó cũng khó chấp nhận bởi vì đạo sĩ Visuamit’ra, cha của Shakuntala, xuất thân từđẳng cấp Ksatriya nhờ tu luyện khổ hạnh và thành kính nên được trở thành người thuộc đẳng cấp Bà La Môn. Vì thế, có thể khẳng định vở kịch không nhắm vào xung đột đẳng cấp. Lần hai, vì đắc tội với đạo sĩ Durvasa nên Shakuntala phải chịu lời nguyền là sẽ bị chồng quên lãng, nhưng nàng không hề hay biết vềđiều đó, chỉ có hai cô gái Priamvada và Anasuya biết nhưng họ không nói ra. Vì thế, lúc gặp lại Shakuntala không khỏi đau đớn khi nghe những lời nói sắc lạnh của Dushyanta. Mỗi lời Dushyanta nói ra đều như dao cứa lòng, người mà nàng đặt hết niềm tin yêu bỗng dưng xa lạ đến phũ phàng. Shakuntala vẫn giữ vững lập trường, nàng kiên trì nhắc lại những kỷ niệm đẹp đẽ của hai người, Dushyanta cũng không hề lay chuyển. Shakuntala chỉ còn trông chờ vào vật đính ước nhưng chiếc nhẫn đã bị đánh rơi. Kịch tính lúc này dâng cao vì đối với Shakuntala thế là hết, không còn gì để bấu
víu. Shakuntala hết mực đau đớn, chua xót cho chính mình. Nàng chỉ còn mong quay trở về vườn tu, nhưng hai tu sĩ không thể dẫn nàng về cùng, vì theo họ:
…dù chồng có bắt làm nô lệ
Cũng vui cười mà chịu đựng chịơi.
Đã là người của nhà chồng thì phải thế
Thôi bổn phận chị là phải ở lại, còn chúng tôi phải về ngay [23, tr.170].
Trong phút chốc, ảo tưởng về tình yêu, hạnh phúc đều tan vỡ, Shakuntala không thể trở về vườn tu nhưng ở nơi này, nàng không được chấp nhận. Nàng chỉ con biết cầu xin thần Đất đón nàng, ngay lúc đó “..một ánh hào quang như hình tiên nữ hiện ra. Từ trên trời gần suối tiên hạ xuống và mang nàng bay vút lên Thiên cung” [23, tr.172].
Tiểu truyện “Shakuntala” trong sử thi Mahabharata không có chi tiết Dushyanta tặng nhẫn cho Shakuntala và chi tiết Shakuntala bị lời nguyền của đạo sĩ. Trong sử thi, Dushyanta là một ông vua cố tình quên lời hẹn ước, không nghiêm túc trong tình yêu. Vì thế, khi Shakuntala dắt con trai đến tìm thì nhà vua một mực chối từ. Chỉ khi có tiếng hát trên thiên đình vọng xuống khẳng định Shakuntala là vợ chàng thì Dushyanta mới chấp nhận nàng với lời bào chữa không mấy thành thật “Ta đã giấu kín không cho mọi người biết cuộc tình duyên của chúng ta; và cũng vì để giữ tiếng thơm cho nàng mà ta ngại nhận nàng…” [68, tr.41].
Kalidasa đưa chi tiết lời nguyền của đạo sĩ vào trong vở kịch nhằm nhấn mạnh Dushyanta hoàn toàn vô tội và không phải chịu trách nhiệm với những việc xảy ra. Vậy, xung đột xảy ra là do một tình huống rất ngẫu nhiên, tình cờ là Shakuntala vô tình không tiếp đón đạo sĩ Durvasa và khi xung đột lên đến đỉnh điểm tác giả lại giãn xung đột cũng bằng một chi tiết hết sức ngẫu nhiên, vô tình
Ngay sau khi Shakuntala đi rồi thì người dân chài tình cờ nhặt được chiếc nhẫn. Vật về chủ cũ, Dushyanta nhớ ra tất cả và đau đớn vô cùng, nhưng không biết làm cách nào để gặp lại Shakuntala. Ngay lúc đó Dushyanta được lệnh của thần Indra lên thiên đường dẹp quỷ. Nhờ công trạng ấy, Dushyanta được gặp lại vợ con, kết nối lại hạnh phúc đã mất. Theo lời nhận xét của các thần đó là “Bộ
ba hiếm có ởđời. Gồm đủ mặt đạo đức, phú quý, dũng tài hợp lại” [23, tr.239].
Trong Andromaque, mâu thuẫn giữa các nhân vật luôn âm ỷ và khi đẩy mạnh thành xung đột thì tất cả các mối quan hệ phân thành những đối cực, cần được giải quyết một cách rõ ràng, nhanh chóng. Cái xấu, cái ác sẽ bị đẩy lùi và cái đẹp, cái trong sáng trong tư thế chiến thắng. Bản chất của xung đột trong Shakuntala hoàn toàn khác, vì thế, Kalidasa xây dựng và giải quyết xung đột không đến mức một mất một còn như trong Andromaque mà xung đột được kéo giãn ra. Việc để cho Shakuntala được đưa mẹ tiên nữ đón về trời sau hàng loạt xung đột là cách Kalidasa tạo ra khoảng lặng, một mốt trầm trong bản nhạc tình để rồi sau đó, các nhân vật lại tiếp tục hành trình, nổ lực cho hạnh phúc của mình.