Biểu bảng đơn giá tiền lương khoán năm 2008

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần đâù tư và xây dựng số 18.5 (Trang 52 - 83)

Trát bình quân M3 0.2 30000 6000

Xây bình quân M3 2 30000 60000

Đổ bê tông thủ công M3 2 30000 60000

Đổ bê tông bằng máy M3 2 30000 60000

Gia công sắt tròn M3 1.18 30000 35400

Gia công và ghép cốt pha M3 0.35 30000 10500

Đào đất M3 0.75 30000 22500

Sơn vôi M3 0.04 30000 1200

Lợp mái tôn M3 0.06 30000 1800

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)

Việc quy định đơn giá công như nhau cho các công việc khác nhau dẫn đến tính trạng nếu hai công việc có yêu cầu kỹ thuật khác nhau nhưng cùng thời gian thực hiện như nhau thì có cùng đơn giá tiền lương khoán. Do đó việc xác định đơn giá lương khoán không phản ánh đúng sức lao động hao phí của mỗi người. Vì vậy cần có biện pháp để hoàn thiện việc xây dựng đơn giá tiền lương khoán, tạo ra sự công bằng với người lao động.

Tổ chức phục vụ nơi làm việc.

Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc, giảm thời gian hao phí lao động do thiếu nguyên vật liệu hay mất điện…Từ đó tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động.

Tổ chức phục vụ nơi làm việc là khâu đầu tiên quan trọng và diễn ra trong suốt quá trình làm việc. Với mỗi công trình lại có một nơi làm việc mới và yêu cầu phải được tổ chức có điều kiện thi công sao cho phù hợp. Do sản phẩm của ngành xây dựng là các công trình được thi công ngoài trời tại nhiều địa điểm khác nhau, khó khăn và phức tạp nên công tác phục vụ phải được tiến hành chặt chẽ và cần thiết.

Việc tổ chức phục vụ gắn liền với việc thi công công trình. Trước khi tiến hành thi công, Công ty thực hiện lập kế hoạch bố trí mặt bằng phù hợp, tạo ra một nơi làm việc tốt nhất cho công nhân, tiếp đến tiến hành trang bị các máy móc bố trí vào vị trí thích hợp để phục vụ thi công. Bắt đầu thi công các công việc với nội dung và yêu cầu cụ thể được phổ biến đến từng tổ, nhóm, từng công nhân những công việc và khối lượng công việc cần phải làm, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của công việc, các loại trang thiết bị máy móc được sử dụng…

Trong quá trình thi công, Công ty bố trí một bộ phận vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho việc thi công. Các loại máy móc, thiết bị cũng được chuẩn bị sẵn sàng hoạt động, số lượng và chủng loại các phương tiện được lên kế hoạch từ trước và bàn giao rõ ràng, cụ thể đến từng nơi làm việc.

Việc bố trí lao động của Công ty mang tính linh hoạt do các đội, xí nghiệp tự thực hiện. Trước khi thi công công trình các đội xây dựng lập ra một ban quản lý, thông thường gồm có: 1 chủ nhiệm công trình, 1 thủ kho, 1 kỹ sư, 1 người chuyên chở nguyên vật liệu, 1 bảo vệ, 1 điện máy. Sau đó tiến hành phân công bố trí công việc cho các tổ chuyên môn như: tổ lao động, tổ nề, tổ điện nước…, các tổ này sẽ thực hiện các công việc của mình theo trình tự phân công.

Trong các tổ sản xuất công nhân được chia thành hai loại: công nhân chính và công nhân phụ.

• Công nhân chính là công nhân kỹ thuật.

• Công nhân phụ là lao động phổ thông, thường là lao động địa phương. Việc bố trí công nhân có bậc công việc phù hợp với cấp bậc công việc không được tổ chức quan tâm. Do đó có thể lãng phí lao động không sử dụng hết kỹ năng của lao động giỏi. Điều này đồng nghĩa với việc công nhân bậc

cao sẽ phải nhận mức lương ngang bằng với công nhân bậc thấp, gây lên tình trạng chán nản và làm việc không nhiệt tình trong các tập thể lao động.

Công tác nghiệm thu sản phẩm.

Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm xem có đạt yêu cầu không, có đúng với bản vẽ hay không. Việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được thực hiện sau từng phần hoàn thành công việc, nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục thi công phần công việc tiếp theo, nếu không đạt yêu cầu thì phải tiến hành làm lại.

Việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm còn nhằm mục đích ngăn chặn công nhân vì chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng công trình, coi nhẹ việc sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng lãng phí vật tư…

Việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được thực hiện bởi cán bộ phòng kinh tế kỹ thuật, cán bộ quản lý đội cùng đại diện bên A, trong đó cán bộ phòng kinh tế kỹ thuật có nhiệm vụ hướng dẫn về mặt kỹ thuật cho cán bộ quản lý đội, phổ biến cho công nhân giải quyết những vấn để mới phát sinh ở nơi làm việc, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Cán bộ quản lý xí nghiệp đội có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự thực hiện công việc của tổ, nhóm công nhân về mặt tiến độ thi công và chất lượng công việc.

Ngoài ra, còn có sự kiểm tra, giám sát của bên A. Tuỳ thuộc vào quy mô, giá trị của công trình mà định kỳ bên A có thể cử người đi giám sát, kiểm tra công trình. Việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm còn được tiến hành vào cuối tháng để xác định khối lượng công việc hoàn thành làm cơ sở để ứng lương cho công nhân viên hàng tháng. Việc thanh toán chỉ được thực hiện khi công trình đã hoàn thành.

3.2.2. Các hình thức trả lương theo sản phẩm.

Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp.

Hình thức trả lương này áp dụng cho các bộ phận quản lý trực tiếp và đội xây dựng gồm có: Giám đốc, đội trưởng, đội phó, kế toán, thủ kho, bảo vệ.

Xác định quỹ lương thực tế của cán bộ quản lý đội. VQLĐ = Vcn * K ∑LQLtt K = ∑Lcn Trong đó:

VQLĐ: Quỹ lương thực tế của cán bộ quản lý đội.

Vcn: Quỹ lương của đội trả chi công nhân trực tiếp sản xuất. K: Tỷ lệ quy đổi.

∑LQLtt: Tổng quỹ lương cấp bậc của lao động quản lý trực tiếp. ∑Lcn: Tổng quỹ lương cấp bậc của công nhân trong xí nghiệp.

Cách tính đơn giá ngày công.

Dựa vào tổng quỹ lương nhận được của cán bộ quản lý trực tiếp xí nghiệp, đội xây dựng và hệ số lương cấp bậc của từng người, kế toán tính ra đơn giá ngày công cho từng loại lao động quản lý làm căn cứ tính trả lương cho từng công nhân.

VQLĐ ĐGi =

25 * ∑hi

Trong đó:

ĐGi: Đơn giá ngày công của cán bộ quản lý trực tiếp thứ i. hi: Hệ số lương cấp bậc của lao động quản lý thứ i.

Tiền lương thực lĩnh của cán bộ quản lý thứ i.

LTLi = ĐGi * Ni

Trong đó:

LTLi: Tiền lương thực lĩnh hàng tháng của cán bộ quản lý thứ i. Ni: Số ngày làm việc thực tế trong tháng của cán bộ i.

Ví dụ:

Tháng 2 năm 2008, đội công trình khu công nghiệp Tiên Sơn Bắc Ninh tiến hành nghiệm thu công trình, căn cứ vào đơn giá giao khoán cho các tổ và khối lượng công việc hoàn thành, kế toán đội tính ra số tiền phải trả cho công nhân sản xuất là 62.000.000 đồng. Tổng quỹ lương cấp bậc của công nhân trong đội là 37.800.000 đồng. Tổng quỹ lương cấp bậc của cán bộ quản lý là 16.800.000 đồng.

Ta có:

16.800.000

K = = 0.444

37.800.000

Quỹ lương trong tháng của cán bộ quản lý đội là: VQLĐ = 62.000.000 * 0.444 = 27.555.000 (đồng).

Bảng thanh toán lương cán bộ quản lý đội công trình khu công nghiệp Tiên Sơn Bắc Ninh tháng 2 năm 2008

Họ và tên Chức vụ Hệ số lương ĐG ngày công Số công Thành tiền Nguyễn Duy Tới Đội trưởng 5.32 120.000 25 3.000.000 Phạm Minh Tuấn Kỹ thuật 4.51 100.000 25 2.500.000

Đỗ Văn Khánh Kỹ thuật 4.51 100.000 25 2.500.000

Trần Thọ Mừng Kỹ thuật 4.51 100.000 25 2.500.000

Trần Đình Tùng Kỹ thuật 4.51 100.000 25 2.500.000

Đỗ Văn Hùng Thủ kho 2.18 60.000 25 1.500.000

Trịnh Thị Hường Bảo vệ 1.8 50.000 25 1.250.000

Lương Hồng Vân Nấu cơm 1.8 50.000 25 1.250.000

Tổng cộng 29.14 200 17.000.000

(Nguồn: Sổ lương đội xây dựng KCN Tiên Sơn Bắc Ninh)

Đơn giá ngày công của đội trưởng Nguyễn Duy Tới: 17.000.000

ĐG = * 5.32 = 124145 (đồng). 25 * 29.14

Trong tháng đội trưởng đi làm đủ 25 ngày nên thực lĩnh là: LTL = 124145 * 25 = 3103000 (đồng).

Tương tự ta tính được đơn giá ngày công và tiền lương thực lĩnh của cán bộ khác trong đơn vị tương tự như trên.

Ưu nhược điểm của chế độ lương gián tiếp khi áp dụng:

Ưu điểm: Chế độ tiền lương này gắn kết quả lao động của công nhân sản xuất và tiền lương nhận được của cán bộ quản lý. Do vậy để tăng tiền lương nhận được, các cán bộ quản lý sẽ phải nỗ lực làm tốt nhiệm vụ của mình tạo mọi điều kiện cho công nhân nâng cao năng suất lao động.

Nhược điểm: Chế độ lương này còn mang tính bình quân những người có hệ số lương như nhau, có chế độ làm việc trong tháng như nhau, không phân biệt chức vụ sẽ nhận được một mức lương như nhau. Do đó, chế độ lương này không tính đến nỗ lực làm việc, không tính đến yếu tố chức vụ hay trách nhiệm của mỗi người.

Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán.

Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán ở Công ty được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông trong trường hợp không định mức được chi tiết cho từng công việc.

Khi tiến hành thi công công trình, các đội xây dựng thường khoán cho các tổ như: tổ nề, tổ sơn, tổ cốp pha…, thực hiện thi công.

Công thức tính:

Tiền lương của cả tổ được tính như sau: ∑TL = ĐGi * Qi

Trong đó:

∑TL: Tiền lương các tổ nhận được (tổng tiền lương khoán công trình). ĐGi: Đơn giá tiền lương công việc i.

Qi: Khối lượng công việc phải hoàn thành:

Hàng tháng căn cứ vào công việc hoàn thành, tiến hành tạm ứng lương cho các tổ trưởng để tạm ứng cho người lao động, kết thúc công trình sẽ thanh toán toàn bộ tiền lương cho người công nhân.

Cách chia lương cho công nhân trong tổ.

Căn cứ vào bảng chầm công và tổng số tiền lương của cả tổ, tổ trưởng tính lương cho từng người như sau:

Bước 1: Tính tổng số công thực tế để hoàn thành công trình. Bước 2: Tính đơn giá tiền lương chung của một ngày công:

∑TL ĐG =

∑C

Trong đó:

ĐG: Đơn giá tiền lương một ngày công. ∑C: Tổng số công thực tế của cả tổ.

Bước 3: Tiến hành điều chỉnh đơn giá tiền lương cho một ngày công đối với từng loại công nhân.

ĐGCNC = ĐG + X1 ĐGCNP = ĐG – X2

Trong đó:

ĐGCNC: Đơn giá tiền lương ngày của công nhân chính. ĐGCNP: Đơn giá tiền lương ngày của công nhân phụ. X1, X2: Phần tiền lương điều chỉnh.

Bước 4: Tính tiền lương thực lĩnh của từng người. TLCNCi = ĐGCNCi * Ni

TLCNPi = ĐGCNPi * Ni.

Trong đó:

TLCNCi: Tiền lương thực lĩnh của công nhân chính i. TLCNPi: Tiền lương thực lĩnh của công nhân phụ i.

Ni: Số ngày làm việc thực tế của công nhân i.

Ví dụ:

Bảng tổng hợp khối lượng hoàn thành và thanh toán lương tháng 2 năm 2008 công trình Khu công nghiệp Tiên Sơn Bắc Ninh.

Đội trưởng: Nguyễn Duy Tới.

TT Nội dung công việc Đơn vị

tính

Khối

lượng Đơn giá Thành tiền I Khối lượng trực tiếp

1

Đào hố móng bó vỉa và đanh rãnh sâu 10cm, rộng 53cm bằng thủ công. m 1000 5000 5000000 2 Lắp dựng tấm đan bằng thủ công. m 1000 6000 6000000 3

Đổ bê tông lót đáy móng bó vỉa, đan rãnh (mác 100 dày 10cm) bằng thủ công. m 2000 6000 12000000 4 Dựng bó vỉa hè bằng tấm BT đúc sẵn KT 180 x 300 x 1000 bằng thủ công. m 1000 6500 6500000

5 Đào, xây bó hè tường, tường 110

bằng thủ công. m 1300 15000 19500000

6 Lát gạch Block. m2 1000 13000 13000000

Tổng thành tiền khối lượng trực tiếp 62000000

(Nguồn: Hợp đồng làm khoán khu công nghiệp Tiên Sơn tháng 2 năm 2008)

Bảng chấm công tháng 2 năm 2008

TT Họ và tên

Ngày trong tháng Số công hưởng lương sản phẩm Công nhân phụ 1 2 ….. 6 7 8 9 ….. 31

1 Nguyễn Văn Quang + + 0 0 0 0 0+ 25

2 Hồ Anh Tuế + + 0 0 0 0 + 25

3 Hồ Anh Bảo + + 0 0 0 0 + 25

4 Lê Anh Xuân + + 0 0 0 0 + 25

5 Phạm Đăng Thành + + 0 0 0 0 + 25

6 Phạm Đăng Tài + + 0 0 0 0 + 25

7 Phạm Thái Hà + + 0 0 0 0 + 25

8 Nguyễn Đình Cương + + 0 0 0 0 + 25 √

9 Lê Gia Bình + + 0 0 0 0 + 25

10 Lê Gia Tuấn + + 0 0 0 0 + 25

11 Hà Văn Hùng + + 0 0 0 0 + 25 12 Tạ Quang Hải + + 0 0 0 0 + 25 13 Tạ Quang Đạt + + 0 0 0 0 + 25 14 Tạ Quang Sĩ + + 0 0 0 0 + 25 √ 15 Tạ Đình Ẩn + + 0 0 0 0 + 25 √ 16 Nguyễn Xuân Bá + + 0 0 0 0 + 25

17 Nguyễn Hữu Quyết + + 0 0 0 0 + 25

18 Nguyễn Hữu Cao + + 0 0 0 0 + 25 √

19 Nguyễn Hữu Bội + + 0 0 0 0 + 25

20 Nguyễn Hữu Hải + + 0 0 0 0 + 25

21 Phan Văn Tuệ + + 0 0 0 0 + 25 √

22 Phan Văn Tưởng + + 0 0 0 0 + 25

Tổng số công 550

Như vậy dựa vào hợp đồng làm khoán và bảng chấm công, tổ trưởng tính đơn giá tiền lương cho một ngày làm việc như sau.

62000000

ĐG = = 112800 (đồng)

550

TT Họ và tên Số công ĐG ngày công Thành tiền

1 Nguyễn Văn Quang 25 120000 3000000

2 Hồ Anh Tuế 25 120000 3000000

3 Hồ Anh Bảo 25 120000 3000000

4 Lê Anh Xuân 25 120000 3000000

5 Phạm Đăng Thành 25 120000 3000000

6 Phạm Đăng Tài 25 120000 3000000

8 Nguyễn Đình Cương 25 80000 2000000

9 Lê Gia Bình 25 120000 3000000

10 Lê Gia Tuấn 25 120000 3000000

11 Hà Văn Hùng 25 120000 3000000 12 Tạ Quang Hải 25 120000 3000000 13 Tạ Quang Đạt 25 120000 3000000 14 Tạ Quang Sĩ 25 80000 2000000 15 Tạ Đình Ẩn 25 80000 2000000 16 Nguyễn Xuân Bá 25 120000 3000000

17 Nguyễn Hữu Quyết 25 120000 3000000

18 Nguyễn Hữu Cao 25 80000 2000000

19 Nguyễn Hữu Bội 25 120000 3000000

20 Nguyễn Hữu Hải 25 120000 3000000

21 Phan Văn Tuệ 25 80000 2000000

22 Phan Văn Tưởng 25 120000 3000000

Tổng thành tiền 61000000

( Nguồn: Sổ lương tổ 2 đội Nguyễn Duy Tới tháng 2 năm 2008).

Điều chỉnh tiền lương ngày đối với từng loại công nhân trên, đội trưởng Nguyễn Duy Tới giao quyền quyết định cho tổ trưởng Nguyễn Văn Quang lựa chọn đơn giá ngày công. Cuối cùng đơn giá ngày công được quy định như sau:

- Đơn giá ngày công của công nhân chính là 120000 đồng - Đơn giá ngày công của công nhân phụ là 80000 đồng Khi đó tiền lương thực lĩnh của anh Quang là:

TL = 120000 * 25 = 3000000 đồng Tiền lương của anh Cương là:

TL = 80000 * 25 = 2000000 đồng

Tương tự như cách tính trên mà tổ trưởng tính ra tiền lương của các công nhân khác trong tổ như bảng trên.

Số chênh lệch: 62000000 – 61000000 = 1000000 (đồng).

Số tiền này tổ trưởng Nguyễn Văn Quang toàn quyền quyết định.

Ngoài cách chia lương trên, có nhiều tổ áp dụng cách chia lương dựa trên sự thoả thuận giữa tổ trưởng và người lao động. Tổ trưởng đưa ra đơn giá ngày công đối với mỗi người lao động, nếu đồng ý người lao động sẽ làm việc và hoàn thành khối lượng công việc được giao về mặt tiến độ, kỹ thuật, mỹ thuật dưới sự giám sát của tổ trưởng.

Ưu nhược điểm khi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm khoán.

Ưu điểm: Hình thức trả lương này gắn kết quả của người lao động với tiền lương mà họ nhận được, thúc đẩy công nhân tham gia lao động đầy đủ để có được mức tiền lương cao. Bên cạnh đó, đơn giá tiền lương cao hay thấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần đâù tư và xây dựng số 18.5 (Trang 52 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w