I. Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước Việt Nam 1 Số lượng doanh nghiệp nhà nước
4. Tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
Qui mô của doanh nghiệp nhà nước đã được nâng lên khi thực hiện các chính sách đổi mới của Chính phủ trong khu vực này. Số doanh nghiệp nhà nước có vốn dưới 5 tỷ đồng đã giảm gần 50% trong khi số doanh nghiệp nhà nước có vốn trên 10 tỷ đồng đã tăng tương ứng theo thời gian từ 10% lên gần 20%. Vốn bình quân một doanh nghiệp nhà nước đã tăng từ 3,3 tỷ đồng lên 18 tỷ đồng và tính tổng giá trị tài sản của khối doanh nghiệp nhà nước đã trên 572000 tỷ đồng. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhà nước có số vốn dưới 5 tỷ đồng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong số các doanh nghiệp nhà nước(75,72%), các doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ đồng vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ. Mặc dù qua một thời gian đổi mới, qui mô của các doanh nghiệp nhà nước đã tăng lên rõ rệt tuy nhiên số lượng doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn vẫn chiếm một tỉ trọng rất thấp. Điều này chứng tỏ rằng chính phủ cần phải nỗ lực hơn tro
ng việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
Cùng với việc nâng cao qui mô chung của doanh nghiệp nhà nước, qua sắp xếp và củng cố đã có một số doanh nghiệp nhà nước qui mô lớn theo mô hình tổng công ty nhằm tạo khả năng hội nhập với môi trường thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Các tổng công ty là lực lượng nòng cốt, chủ lực thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo cân đối lớn, cung cấp các sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân như điện, than, xi măng, phân bón, xăng dầu, giấy viết, thép…Các
tổng công ty đã cung cấp cho nền kinh tế quốc dân 98% sản lượng điện, 97% sản lượng than, 54% sản lượng xi măng, 52% sản lượng thép, 48% sản lượng giấy, 67% sản lượng thuốc lá điếu, các ngân hàng thương mại nắm giữ 70% thị phần vốn vay… Các tổng công ty nhà nước là đầu mối xuất khẩu trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao như dầu khí, dệt may, lương thực, cao su, cà phê, than. Tổng kim ngạch xuất khẩu là 4,7 tỷ đô la Mỹ , bằng 31,9% tổng giá trị xuất khẩu cả nước.
Trong lĩnh vực công nghiệp, doanh thu nhà nước chiếm tỷ trọng 40%. Nhiều ngành sản xuất công nghiệp quốc doanh đã tăng sức cạnh tranh trên thị trường với năng suất tăng cao. Các sản phẩm công nghiệp nhà nước tăng khá nhanh. Sản phẩm ô tô lắp ráp tăng 80%, quạt điện và dân dụng tăng 37,6%; quần áo dệt kim tăng 51%; động cơ Diezen tăng 31,5%; quần áo may sẵn tăng 25%; đường mật tăng 37,6%... Hiệu quả hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã tăng lên so với nhiều năm trước do đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa qui luật sản xuất, giảm chi phí trung gian.
Trong lĩnh vực thuơng mại- dịch vụ- tiêu dùng, các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng góp một khối lượng đáng kể trong thu nhập của toàn ngành. Điều đó thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4 Tỷ trọng thành phần kinh tế trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Năm Tổng số Nhà nước Tập thể Tư nhân
2004 100 18,6 0,7 80,7
2005 100 17,8 0,8 81,4
2006 100 16,7 1 82,3
2007 100 16,4 1,3 82,3
2008 100 16,2 1,3 82,5