của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai
3.1. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thông tư số 15/2009/TT-NHNN, quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Theo đó, các Ngân hàng thương mại được sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Tỷ lệ tương tự cũng áp dụng với công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Còn Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương chỉ được sử dụng 20%.
Năm 2005, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành quy định về vấn đề này, trong đó cho phép Ngân hàng thương mại được dùng 40% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Các tổ chức tín dụng khác thực hiện theo tỷ lệ 30%. Thông tư mới ban hành cũng quy định cụ thể hơn về các nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng và cách xác định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Kể từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng có tỷ lệ vượt trần cho phép không được tiếp tục sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn và phải có biện pháp, kế hoạch điều chỉnh để đảm bảo đến ngày 1/1/2010 phải tuân thủ đúng tỷ lệ quy định.
Như vậy, để thực hiện tốt Thông tư mới theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai cần phải tăng cường hoạt động huy động vốn trung, dài hạn để đảm bảo có đủ vốn cho vay
các khoản vay trung, dài hạn. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cần phải tăng cường hoạt động huy động vốn ngắn hạn hơn nữa để có thể có được nhiều vốn ngắn hạn hơn, kéo dài vòng quay của nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn.
Năm 2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng tới tăng trưởng tín dụng hợp lý. Gần đây, NHNN đã phát đi tín hiệu về khống chế tăng trưởng tín dụng 25% trong 2010 chỉ cao hơn một chút so với năm 2008, năm thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát. Theo đó, năm 2010, tăng trưởng tín dụng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ, tốc độ tăng trưởng sẽ bị siết chặt và chỉ bằng khoảng 2/3 so với năm 2009. Cụ thể, NHNN sẽ khống chế tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế chỉ tăng khoảng 25% trong 2010, thấp hơn nhiều so với mức 37,73% năm 2009. Định hướng này chắc chắn sẽ đảm bảo lãi suất không quá căng cho năm 2010.
Điều này một mặt có tác động tốt là sẽ đảm bảo lãi suất ở các Ngân hàng ổn định trong năm 2010, tạo được sự yên tâm cho doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn, thúc đẩy họ vay vốn nhiều hơn. Nhưng mặt khác nó cũng có tạo ra những thách thức giành cho Ngân hàng là khó thực hiện các chính sách ưu đãi về lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, khó tạo ra sự khác biệt với các Ngân hàng khác. Điều đó đồng nghĩa với việc Ngân hàng càng phải có những cách thức mới để tạo ra sức cạnh tranh cho mình, thu hút các đối tượng khách hàng tham gia vào quá trình huy động và cho vay của mình.
3.2. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Công thương Việt Nam
Ngân hàng Công thương Việt Nam trong năm 2010 tiếp tục bám sát mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, phát triển tích cực các mặt hoạt động kinh doanh, thực hiện các bước đi vững chắc tiến đến xây dựng phát triển Tập đoàn Ngân hàng tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Phương châm hoạt động của Ngân hàng CTVN là :
‘An toàn - Hiệu quả - Hiện đại - Tăng trưởng bền vững’.
Tổng tài sản đạt 300 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 25% Tổng nguồn vốn huy động tăng 30%
Cho vay nền kinh tế tăng 30% Tỷ lệ nợ nhóm 2 < 3%
Nợ xấu < 2% Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản 85% Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn < 42%
Lợi nhuận trước thuế : 4.000 tỷ đồng Thu dịch vụ đạt: 1.500 tỷ đồng
Là Chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt nam, mọi hoạt động