CÁCH THỨC THỰC HIỆN:

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC NÊU VẤN ĐỀ VÀO VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Ở TRƯỜNG THPT (Trang 95 - 105)

Đọc diễn cảm, phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tổ chức dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT -Gv giới thiệu và hs đọc tiểu dẫn để rút ra những điểm chính về tác giả, tác phẩm

-Gv giới thiệu thêm về thể loại bút kí. -Hs đọc văn bản ở nhà, đọc một số đoạn tiêu biểu ở lớp. I. Giới thiệu: 1.Tác giả: -Hoàng Phủ Ngọc Tường 2.Tác phẩm:

-AĐĐTCDS là bài tuỳ bút xuất sắc, viết tại Huế, 1981, in trong tập sách cùng tên.

-Nội dung: Vẻ đẹp độc đáo của sH. Đằng sau tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.

-? Sông Hương vùng thượng lưu

-? SH gắn bó với dãy Trường Sơn như thế nào

-? Tìm những chi tiết diễn tả cảnh SH chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố

-? Sông Hương chảy vào thành phố với vẻ đẹp ra sao

-? Thế nào là vẻ đẹp như điệu slow

-? Những phẩm chất của sH trong lịch sử và thi ca

+? SH trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc

+? SH với cuộc đời và thi ca

-? Đặc sắc nghệ thuật

1.Sông Hương vùng thượng lưu:

-SH nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn: khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt qua ghềnh thác, khi cuộn xoáy như con lốc, lúc dịu dàng và say đắm,… -Bằng biện pháp nhân hoá, sH hiện ra tựa như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại,…

-Theo tác giả, nếu chỉ ngắm khuôn mặt của dòng sông thì không hiểu bản chất sâu thẳm mà nó không muốn bộc lộ.

->SH vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.

2.Sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố:

-Đoạn văn này bộc lộ những nét lịch lãm, tài hoa trong lối hành văn của tác giả. Sức hấp dẫn toát lên từ hàng loạt động từ diễn tả dòng chảy sống động qua những địa danh khác nhau của xứ Huế.

-Hai bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa trong đoạn văn làm nổi bật sH đẹp bởi phối cảnh kì thú giữa nó với thiên nhiên xứ Huế phong phú mà hài hoà.

3.Sông Hương chảy vào thành phố:

-Khi tìm đúng đường về, sH như đã tìm thấy chính mình: vui tươi hẳn lên, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng TNĐB, rồi uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến khiến cho dòng sông mềm hẳn đi. -SH nằm giữa lòng thành phố, sH được cảm nhận ở nhiều góc độ: +Được nhìn bằng con mắt hội hoạ, sH với những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô.

+Qua cách cảm nhận âm nhạc, sH đẹp như điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tình.

+Với cái nhìn đắm say của một trái tim đa tình, sH là người tình thuỷ chung.

4.Những phẩm chất của sH trong lịch sử và thi ca:

a.SH trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc:

-Một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua hùng.

-TK XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ.

-Sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX.

-Chứng kiến thời đại CM.8 và bao chiến công qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc.

b.SH với cuộc đời và thi ca:

-SH như một người con gái dịu dàng của đất nước.

-Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.

5.Đặc sắc nghệ thuật:

Những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hoá, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

III.Tổng kết: Ghi nhớ SGK

-Hs đọc Ghi nhớ SGK. -Gv hướng dẫn hs LT

4. Củng cố: Nhận xét chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới Đọc thêm: Những ngày đầu của nước VN mới.

PHỤ LỤC 4, Phiếu học tập 1:

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” (tiết 1) 1. Đọc kĩ phần tiểu dẫn để có cái nhìn chung về tác giả, tác phẩm.

2. Đọc truyện nhiều lần, tóm tắt truyện, nắm chắc các chi tiết của truyện, nắm bắt những điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

3. Tìm hiểu tình huống truyện: - Xác định loại tình huống,

- Những biểu hiện của tình huống truyện,

- Tác dụng của tình huống truyện trong việc bộc lộ tính cách các nhân vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm.

PHỤ LỤC 4. Phiếu học tập 2:

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” (tiết 2)

1. Vấn đề thuyết trình: “Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài”. Hệ thống câu hỏi gợi ý: + Nhân vật người đàn bà hàng chài được đặt trong những tình huống, những hoàn cảnh cụ thể nào?

+ Trong sự phát hiện của Phùng ở ngoài bãi biển: ngoại hình, cách ứng xử,… nói lên điều gì về tính cách của chị?

+ Ở toà án: thái độ và những lời lẽ của người đàn bà cho thấy ở chị có những phẩm chất gì? + Từ nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? Qua đó còn cho thấy tấm lòng nhân đạo của tác giả như thế nào?

2. Suy nghĩ về các nhân vật: - Người đàn ông hàng chài. - Bé Phác.

PHỤ LỤC 4, Phiếu học tập 3:

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” (tiết 3) 1. Tìm hiểu nhân vật Phùng:

- Hai Phát hiện của Phùng?

- Sự “vỡ ra” của Phùng sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà ở toà án? - Thông điệp từ nhân vật Phùng?

2. Tìm hiểu nhân vật Đẩu:

- Những suy nghĩ và thái độ của Đẩu trước câu chuyện của người đàn bà? - Bài học rút ra từ nhân vật Đẩu là gì?

3. Những điểm chính về giá trị nhân đạo của tác phẩm? 4. Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:

- Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng? - Nghệ thuật trần thuật?

PHỤ LỤC 5: TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC:

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu) I. Giới thiệu chung:

+Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê ở Làng Thơi, xã Huỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

+Nếu trước 1975, Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn thì từ sau 1980, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

+Ông là một trong số những người “mở đường tinh anh và tài năng” trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học sau 1975.

2. TP Chiếc thuyền ngoài xa:

a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:

Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được Nguyễn Minh Châu hoàn thành vào tháng 8/1983, in trong tập Bến quê (1985).

b. Thể loại: Thể loại truyện ngắn hiện đại. c. Cốt truyện:

Có hai mạch truyện đan lồng vào nhau: chuyện về một chuyến đi “săn ảnh” của phóng viên nhiếp ảnh Phùng ở một vùng ven biển miền Trung và chuyện về những cảnh ngộ ngang trái của một gia đình ngư dân ở vùng biển đó mà Phùng bất ngờ biết được. Cuối cùng là sự “vỡ ra” của Phùng về con người và cuộc sống.

II. Đọc-hiểu:

1. Tình huống truyện:

- TP được trần thuật theo quá trình tự nhận thức, cũng có thể gọi là quá trình giác ngộ về hiện thực và con người của Phùng - nghệ sĩ nhiếp ảnh và Đẩu - chánh án huyện:

+ Trước mắt Đẩu và Phùng là một hiện tượng cuộc sống đầy nghịch lí: người đàn bà bị người chồng vũ phu và độc ác đánh đập hằng ngày, vậy mà không hề kêu ca, chống đối gì; ở toà án huyện, người đàn bà từ chối dứt khoát thiện ý của người đại diện công lí là giải phóng chị ta khỏi ách nặng nề của người chồng tàn bạo.

+ Điều khó hiểu đó được giải tỏa qua lời của người đàn bà. Lí do khiến người đàn bà không bỏ chồng: cuộc sống người dân chài phải luôn chống chọi với những bất trắc của biển khơi nên rất cần có một người đàn ông trong gia đình, vợ chồng con cái cũng có lúc hạnh phúc, tình thương đối với lũ con.

- Qua tình huống này, người nghệ sĩ nhiếp ảnh không chỉ phát hiện ra chân lí nghệ thuật mà anh còn khám phá ra nhiều điều bí ẩn của cuộc sống và con người. Anh đã hiểu hơn về cuộc sống của người lao động vùng biển, về bạn mình và về chính mình.

2. Các nhân vật:

a. Người đàn bà hàng chài:

- Thân phận: lam lũ, cay cực, nạn nhân của sự bạo hành từ người chồng vũ phu: + Cuộc sống nghèo khổ, chật vật khi phải nuôi mười miệng ăn trên chiếc thuyền ọp ẹp. + Vẻ ngoài thô kệch, xấu xí.

+ Bị chồng đánh rất tàn bạo

- Phẩm cách: một sức sống bền bỉ, một tâm hồn đầy tình thương và đức hi sinh.

- Câu chuyện của người đàn bà gửi đến thông điệp: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng cuộc sống.

b. Người đàn ông hàng chài:

- Lão đàn ông hàng chài xuất hiện trong sự độc dữ, gây ác cảm với mọi người.

+Về ngoại hình: tấm lưng rộng và cong như mũi thuyền, mái tóc tổ quạ, hai mắt đầy vẻ độc dữ,…

+Về hành vi: đánh vợ rất tàn nhẫn

- Đẩu, Phùng, Phác đều cho rằng người đàn ông này là thủ phạm gây bao đau khổ cho vợ con, cần lên án. Người đàn bà hàng chài cho rằng người đàn ông này là nạn nhân của hoàn cảnh, đáng cảm thông, chia sẻ.

- Từ đó, tác giả gửi đến một thông điệp: không thể nhìn đời, nhìn người một phía, phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi của con người trước khi kết luận về tính cách hay phán xét họ; phải làm sao để nâng cao cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy.

c. Bé Phác

+Phác đáng trách ở hành vi đối với bố, đáng mến ở tình thương mẹ dạt dào, đáng thương xót bởi phải chịu cảnh bạo hành gia đình.

+ Qua nhân vật Phác, nhà văn tỏ bày nỗi lo âu đầy trách nhiệm về tương lai của trẻ em trong

nạn bạo hành gia đình.

d. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:

- Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:

+ Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng về chiếc thuyền ngư phủ trên mặt biển mờ sương. Anh thấy tâm hồn mình như được gọt giũa trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà lãng mạn của cuộc đời.

+ Phát hiện thứ hai đầy bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống là cảnh người đàn ông đánh vợ rất tàn nhẫn. Anh nhận ra đằng sau cái đẹp không phải là đạo đức, chân lí của sự toàn thiện.

- Sự “vỡ ra” của Phùng sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà ở toà án:

+Hành trình tìm kiếm hạnh phúc của con người không hề đơn giản

+Người đàn bà ấy là hiện thân của tình yêu thương và một sự hy sinh vô bờ bến - Qua nhân vật Phùng, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc những thông điệp: + Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chính là cuộc đời. + Đừng bao giờ nhìn nhận cuộc đời và con người một cách dễ dãi, xuôi chiều. e. Chánh án Đẩu:

- Trong đầu óc Đẩu đã “vỡ ra” nhiều điều.

+ Sự hiểu ra những nhọc nhằn, vất vả trong công việc làm ăn của những ngư dân ở vùng biển. + Sự thức tỉnh với chính mình, để từ bỏ cái nhìn đơn giản, nặng nề duy ý chí trước cuộc đời và con người, cùng với nó là những ảo tưởng về sự thay đổi dễ dàng cho cuộc sống của người dân sau khi được Cách mạng giải phóng.

- Bài học rút ra từ nhân vật Đẩu:

+ Lòng tốt đáng quí nhưng chưa đủ, luật pháp là cần thiết nhưng cần phải đi vào đời sống. + Con người cần vượt lên, từ bỏ cái nhìn và lối nghĩ giản đơn, dễ dãi, để nhìn thấu cái phức tạp đa đoan của hiện thức cuộc đời.

3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm:

- Truyện cho thấy lòng yêu thương, sự cảm thông của tác giả đối với cuộc sống nghèo khổ và những bất hạnh trong gia đình hàng chài.

- Đề cập tình trạng bạo lực trong gia đình cậu bé Phác, nhà văn kêu gọi mọi người hãy bảo vệ trẻ em, chống nạn bạo hành gia đình.

- Từ sự tha hóa của người đàn ông hàng chài qua điểm nhìn của một người lính, Nguyễn Minh Châu muốn nói đến một cuộc chiến mới, không kém phần khó khăn, gian khổ so với hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược đã qua: cuộc chiến đấu bảo vệ nhân tính, thiên lương và vẻ đẹp tâm hồn của con người.

4. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm:

a. Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:

- Hình ảnh chiếc thắt lưng lính ngụy và bãi xe tăng hỏng: cuộc chiến đấu chống đói nghèo, lạc

hậu còn diễn ra dai dẳng. Nó cũng khốc liệt chẳng kém gì cuộc chiến chống ngoại xâm vừa qua đi.

- Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”: Nghệ thuật chân chính không bao giờ xa rời cuộc

đời. Nghệ thuật chân chính là cuộc đời và phải luôn vì cuộc đời.

- Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và ý nghĩa nhan đề của TP: Nhan đề như một gợi ý về một

khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng. b. Nghệ thuật trần thuật:

- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện: Cốt truyện được xây dựng bằng tình huống mang tính chất

khám phá, phát hiện về cuộc sống.

+ Người kể chuyện là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng tức là một nhân vật trong câu chuyện. Nhờ hình thức này, câu chuyện trở nên gần gũi hơn, khách quan, chân thực hơn và cũng có sức thuyết phục hơn.

+ Điểm nhìn trần thuật không chỉ đặt ở nhân vật Phùng mà có sự phối hợp nhiều điểm nhìn khác nhau.

- Giọng điệu trần thuật: Sắc thái giọng điệu luôn thay đổi theo diễn tiến tình tiết khá giàu kịch

tính.

- Nghệ thuật ngôn ngữ: Ngôn ngữ TP có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí.

III. Tổng kết:

1. Giá trị nội dung:

* Chủ đề tác phẩm: Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu, nặng trĩu tình thương và

nỗi lo âu đối với những cảnh đời, thân phận trớ trêu của con người và gửi gắm chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải gắn bó với cuộc đời và và vì cuộc đời. Người nghệ sĩ cũng như tất cả mọi người cần phải nhìn cuộc sống và con người một cách đa diện nhiều chiều.

- Thông điệp từ tác phẩm

+ Phải tạo điều kiện sống như thế nào đó để những gia đình dân chài không phải tự giải quyết cho sự sống còn của mình bằng giải pháp cực kì vô lí của người đàn bà bất hạnh kia.

+ Bài học rút ra đối với nghệ thuật: tránh cái nhìn giản đơn, thi vị hoá, lãng mạn hoá hiện thực. + Hiện thực và con người rất phức tạp, đầy bí ẩn không được coi là cái đã biết trước.

2. Giá trị nghệ thuật:

+ Cái nhìn hiện thực sắc sảo, sự quan sát bằng mắt nhưng thấy bằng tấm lòng của nhà văn. + Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã làm nổi bật chủ đề - tư tưởng của TP.

* LUYỆN TẬP:

1. Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh/ chị ấn tượng sâu sắc nhất?

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC NÊU VẤN ĐỀ VÀO VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Ở TRƯỜNG THPT (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)