GIỚI THIỆU CHUNG: 1 Những điểm chính về tác giả:

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC NÊU VẤN ĐỀ VÀO VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Ở TRƯỜNG THPT (Trang 59 - 95)

1. Những điểm chính về tác giả:

- GV NVĐ: Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của anh/ chị về nhà văn Nguyễn Minh Châu và đặc điểm sáng tác của ông, nhất là chặng đường sau 1975?

- HS dựa vào tiểu dẫn và các kênh thông tin khác trình bày sự hiểu biết của mình về nhà văn Nguyễn Minh Châu và đặc điểm sáng tác của ông:

+ Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê ở Làng Thơi, xã Huỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

+ Gia nhập quân đội 1950. Ông là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

+ Nếu trước 1975, Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn thì từ sau 1980, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

- GV bổ sung một số ý và chốt lại những nội dung cần đạt (NDCĐ):

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông trong thời kì kháng chiến chống Mỹ (như các tiểu thuyết Cửa sông, Dấu chân người lính, truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng) ở trong số những TP tiêu biểu của nền văn học theo khuynh hướng sử thi thời kì này. Từ sau năm 1975, nhất là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Nguyễn Minh Châu đã trăn trở tìm tòi, đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật, mở ra chặng đường mới trong sáng tác của mình và thúc đẩy công cuộc đổi mới văn học. Hàng loạt truyện ngắn của ông trong những năm đó đã gây xôn xao trong giới văn học và công chúng rộng rãi, được xem là hiện tượng nổi bật trong đời sống văn học ở chặng đầu thời kì đổi mới. Nguyễn Minh Châu xứng đáng thuộc trong số những người “mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất” trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học như lời đánh giá của nhà văn Nguyên Ngọc.

2. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa:

a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của TP:

- GV NVĐ về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của Chiếc thuyền ngoài xa và lưu ý HS liên hệ với bài Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX và một số TP mà HS đã học trước đó như

Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (1952), Vợ nhặt của Kim Lân (1962), Rừng xà nu của Nguyễn Trung

- HS trình bày: “Chiếc thuyền ngoài xa” được viết 1983, in trong tập truyện cùng tên 1987,

trong xu hướng văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.

- GV bổ sung ý và đưa ra nội dung cần đạt:

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu hoàn thành vào tháng 8/1983, in trong tập “Bến quê” (1985). Năm 1987, khi nhà xuất bản Văn học làm một tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu viết sau 1975, thì “Chiếc thuyền ngoài xa” được nhà văn chọn làm tên chung cho tập ấy. Như thế đủ thấy “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn mà nhà văn Nguyễn Minh Châu tâm đắc, và quả thực TP đã chứa nhiều suy ngẫm, phát hiện của tác giả về đời sống, về con người và về nghệ thuật.

b. Thể loại:

- GV NVĐ: Anh/ chị hãy xác định thể loại của TP Chiếc thuyền ngoài xa? - HS trả lời: TP thuộc thể loại truyện ngắn hiện đại.

- GV lưu ý HS về những biểu hiện cụ thể của loại thể truyện ngắn hiện đại sau 1975 có những điểm khác so với loại thể của các TP trước đó. Ví dụ: truyện ngắn hiện đại giai đoạn này thường chú ý đến diễn biến nội tâm nhân vật hơn là sự kiện bên ngoài, tạo nên những TP “phi cốt truyện”; thường thay đổi điểm nhìn trần thuật, chú trọng độc thoại nội tâm, tạo nhiều giọng điệu, mở

rộng sự xâm nhập của nhiều thể loại văn học và loại hình nghệ thuật khác.

- NDCĐ: Thể loại truyện ngắn hiện đại trong “trường thi pháp” văn học hiện đại sau 1975.

c. Cốt truyện:

- GV NVĐ: Anh/ chị hãy tóm tắt cốt truyện của Chiếc thuyền ngoài xa?

- Trên cơ sở HS đã chuẩn bị bài ở nhà: đọc truyện nhiều lần, tóm tắt truyện, đến lớp HS trình

bày cốt truyện:

Cốt truyện của “Chiếc thuyền ngoài xa” có hai mạch truyện đan lồng vào nhau: chuyện về một chuyến đi “săn ảnh” của phóng viên nhiếp ảnh Phùng ở một vùng ven biển miền Trung và chuyện về những cảnh ngộ ngang trái của một gia đình ngư dân ở vùng biển đó mà Phùng bất ngờ biết được. Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho” - cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh kinh ngạc hết sức khi chứng kiến từ chiếc thuyền đó cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man, đứa con muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài đến toà án huyện. Tại đây, người đàn bà hàng chài ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão

chồng vũ phu. Chị đã kể lại câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ra từ bức tranh.

- GV NVĐ về ý nghĩa của cốt truyện: Câu chuyện ấy đã thể hiện đề tài và cảm hứng sáng tác của Nguyễn Minh Châu như thế nào?

- HS thảo luận nhóm đôi và một số HS trình bày ý kiến trước lớp để đi đến nhận thức: “Chiếc

thuyền ngoài xa” rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ đời tư thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Cái nhìn hiện thực đa chiều giúp ông nhận ra đời sống con người bao gồm cả những qui luật tất yếu lẫn những ngẫu nhiên may rủi khó bề lường hết. Ông day dứt về việc con người phải chấp nhận những nghịch lí không đáng có. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên đôi vai cặp vợ chồng hàng chài. Người chồng tha hoá dần, trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết rằng đã làm tổn thương tâm hồn đứa con thơ dại. Cậu bé yêu mẹ, bênh vực mẹ thành ra thù địch với cha và ai biết được liệu trong tương lai cậu có thể sống khác cha mình? Phía sau câu chuyện buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu, sự trân trọng trước cái đẹp của tuổi thơ, của tình mẫu tử, sự can đảm của người phụ nữ. Đó không phải là kiểu vẻ đẹp chói sáng, hào hùng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lam lũ của đời thường. Theo ông, tình yêu của người nghệ sĩ “vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn khắc khoải, một nỗi quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh mình”.

II. Đọc-hiểu:

1. Tình huống truyện:

- GV NVĐ: Anh/ chị hiểu như thế nào là tình huống truyện?

- Khái niệm tình huống truyện HS đã biết ở những bài học trước, nên HS trả lời: tình huống

truyện là cái hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, hoàn cảnh cho nhân vật hoạt động, gồm các yếu tố không gian, thời gian… nhằm bộc lộ tính cách nhân vật, thúc đẩy câu chuyện phát triển.

- GV diễn giảng và bổ sung thêm kiến thức cho HS: Có ba loại tình huống: tình huống hành

động (mọi tình tiết chủ yếu hướng tới hành động có tính chất bước ngoặt của nhân vật), tình huống tâm trạng (chủ yếu hướng tới việc khám phá diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm lí của nhân vật), tình huống nhận thức (chủ yếu hướng tới cắt nghĩa phút giây “giác ngộ” chân lí của nhân vật).

- GV NVĐ trực tiếp: Từ cách hiểu khái niệm tình huống truyện và căn cứ vào các tình tiết

trong truyện, anh/ chị hãy phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa? (Gợi ý: Loại tình

việc bộc lộ tính cách nhân vật, phát triển cốt truyện, thể hiện chủ đề TP?). Tiếp sau, GV tổ chức cho HS giải quyết vấn đề bằng hình thức thảo luận nhóm.

- NDCĐ: Truyện được trần thuật theo quá trình tự nhận thức, cũng có thể gọi là quá trình

giác ngộ về hiện thực và con người của hai nhân vật đầy thiện ý nhưng chủ quan, đại diện cho công lí (Đẩu - chánh án huyện) và nghệ thuật (Phùng - nghệ sĩ nhiếp ảnh):

+ Trước mắt Đẩu và Phùng là một hiện tượng cuộc sống đầy nghịch lí, rất khó hiểu đối với lẽ phải thông thường. Nghịch lí thứ nhất: người đàn bà bị người chồng vũ phu và độc ác đánh đập hằng ngày, vậy mà không hề kêu ca, chống đối gì. Một sự chịu đựng hoàn toàn tự nguyện. Nghịch lí thứ hai: ở toà án huyện, người đàn bà từ chối dứt khoát thiện ý của người đại diện công lí là giải phóng chị ta khỏi ách nặng nề của người chồng tàn bạo.

+ Thiên truyện thắt nút ngày càng chặt bằng hai nghịch lí nói đó và cuối cùng mở ra bằng lời giải của người đàn bà nghèo khổ. Có hai lí do mà sự chủ quan và cái nhìn giản đơn, duy ý chí không thể nào hiểu được: vì cuộc sống người dân chài phải luôn chống chọi với những bất trắc của biển khơi nên rất cần có một người đàn ông trong gia đình; vì tình thương đối với lũ con. Tất cả niềm vui, hạnh phúc của người đàn bà là ở đó. Phải chịu đựng tất cả vì con cái.

Đây là một tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống. Qua tình huống này, người nghệ sĩ nhiếp ảnh không chỉ phát hiện ra chân lí nghệ thuật mà anh còn khám phá ra nhiều điều bí ẩn của cuộc sống và con người. Anh đã hiểu hơn về cuộc sống của người lao động vùng biển, về bạn mình (chánh án Đẩu) và về chính mình.

2. Các nhân vật:

a. Người đàn bà hàng chài:

- GV NVĐ cho HS thuyết trình: “Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài”. HS đã chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi:

+ Nhân vật người đàn bà hàng chài được đặt trong những tình huống, những hoàn cảnh cụ thể nào?

+ Trong sự phát hiện của Phùng ở ngoài bãi biển: ngoại hình hé mở số phận của người đàn bà như thế nào? Chị đã bị chồng đánh như thế nào và cách ứng xử của chị trước việc ấy ra sao? Động thái của người đàn bà trước hành vi của Phác nói lên điều gì về tính cách của chị?

+ Ở toà án: Vì sao người đàn bà lại xuất hiện ở toà án? Chị có làm theo lời đề nghị của Đẩu không, vì sao? Thái độ và những lời lẽ giải thích lí do không bỏ chồng ấy cho thấy người đàn bà là người như thế nào? Người đàn bà này đã kể gì về người chồng vũ phu của mình, qua đó có thể nhận thấy thái độ của chị đối với chồng như thế nào?

+ Nhận xét khái quát về tính cách của người đàn bà hàng chài? Từ nhân vật này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? Qua đó còn cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả như thế nào?

- Ở lớp, GV tổ chức cho một số HS thuyết trình, các HS khác phản biện. Trong quá trình trao đổi, có thể HS có những ý kiến thắc mắc. Ví dụ: Tại sao nhân vật người đàn bà không có tên? Bị chồng đánh tàn bạo như thế mà người đàn bà có sức chịu đựng được? ... GV lấy đó làm tình huống để NVĐ theo kiểu hỏi lại, HS tiếp tục bàn bạc để đi đến nhận thức theo mục tiêu cần đạt.

- HS trình bày những ý cơ bản:

+ Ngoại hình gây ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ: trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ

mặt, lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi.

+ Thầm lặng chịu đựng mọi nỗi đau: khi bị chồng đánh không kêu, không chống trả, không tìm cách chạy trốn.

+ Nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu mặc dù bị “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.

+ Nguồn gốc của sự chịu đựng là tình thương con vô bờ: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên chục đứa”, “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”,… Cách xử sự không khác được vì trong đau khổ triền miên vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nho nhỏ: “trời sinh ra đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn”, “ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”, “Vui nhất là lúc nhìn đàn con chúng tôi nó được ăn no”,…

+ Trong mắt của người đàn bà, người đàn ông vũ phu kia chính là nạn nhân của hoàn cảnh, đáng được cảm thông, chia sẻ.

+ Người đàn bà có số phận đáng thương, sự cam chịu nhẫn nhục đáng được cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ VN nhân hậu, bao dung, vị tha, giàu đức hi sinh.

+ Câu chuyện của người đàn bà gửi đến thông điệp: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng cuộc sống.

+ Cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân HS…

- NDCĐ: Nhân vật người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” không chỉ là một

thân phận lam lũ, cay cực, nạn nhân của sự bạo hành từ người chồng vũ phu, mà chị còn hiện lên với vẻ đẹp sâu xa. Dưới cái vẻ bề ngoài thô kệch, thậm chí xấu xí, lại là một sức sống bền bỉ, một tâm hồn đầy tình thương và đức hi sinh. Chị có số phận đáng thương, sự cam chịu nhẫn nhục đáng được cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam

nhân hậu, bao dung, vị tha, giàu đức hi sinh. Câu chuyện của người đàn bà gửi đến thông điệp: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng cuộc sống. Hình ảnh người đàn bà làng chài là hình tượng ám ảnh nhất trong các nhân vật của thiên truyện và cũng góp thêm một cân dung nhân vật nữ thành công của Nguyễn Minh Châu.

b. Người đàn ông hàng chài:

GV NVĐ và tổ chức cho HS giải quyết vấn đề bằng cách đàm thoại ơrixtic với hệ thống câu hỏi:

- Người đàn ông hàng chài xuất hiện như thế nào? Sự xuất hiện đó gây ấn tượng gì về ngoại hình, về hành vi?

+ HS tái hiện: Ngoại hình dữ tợn: tấm lưng rộng và cong như mũi thuyền, mái tóc tổ quạ, hai

mắt đầy vẻ độc dữ,…

- Tính cách của người đàn ông được khắc hoạ qua những điểm nhìn nào? GV gợi ý tiếp: Cách nhìn nhận gã chồng vũ phu của người đàn bà hàng chài có gì khác so với cách nhìn nhận và thái độ của Đẩu, Phùng và bé Phác?

+ HS trình bày sự cảm nhận của mình: Đẩu, Phùng, Phác đều cho rằng người đàn ông này là

thủ phạm gây bao đau khổ cho vợ con, cần lên án. Người đàn bà hàng chài cho rằng người đàn ông này là nạn nhân của hoàn cảnh, đáng cảm thông, chia sẻ.

- GV NVĐ: Anh/ chị có nhận xét chung gì về tính cách người đàn ông và thông điệp tác giả

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC NÊU VẤN ĐỀ VÀO VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Ở TRƯỜNG THPT (Trang 59 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)