a. Quan sát vi thể, đại thể vi khuẩn L. acidophilus.
Quan sát vi thể vi khuẩn bằng phương pháp cấy trải. Hút 1ml giống vi khuẩn
L. acidophilus từ ống nghiệm đã hoạt hóa cho vào ống nghiệm chứa sẵn 9ml nước
muối sinh lý đã hấp khử trùng để tiến hành pha loãng mẫu ra các nồng độ từ 10-1
đến 10-7. Hút 0,1ml dung dịch ở các độ pha loãng phối vào đĩa petri chứa sẵn môi trường
Tăng sinh giống L. acidophilus
(trên môi trường MRS)
Khảo sát sinh học giống vi khuẩn L. acidophilus
- Quan sát vi thể, đại thể vi khuẩn L. acidophilus. - Định lượng chất lượng giống.
- Khảo sát khả năng lên men lactic của giống.
Thu sinh khối tế bào vi khuẩn
L. acidophilus (ly tâm)
Vi gói vi khuẩn L. acidophilus
- Khảo sát nồng độ gelatin.
- Điều chế hỗn hợp gelatin và alginate. - Tạo chế phẩm vi gói.
- Khảo sát kích thước hạt gel.
Khảo sát chất lƣợng vi gói
- Khảo sát khả năng tồn tại của chế phẩm vi gói trong môi trường dạ dày nhân tạo. - Khảo sát khả năng biến động của pH, acid lactic trong quá trình lên men sữa chua. - Khảo sát, đánh giá chất lượng cảm quan trong sản phẩm sữa lên men.
Giống vi khuẩn
MRS-agar đã hấp khử trùng, tiến hành trải đĩa, đem ủ ở 37-42 C từ 1-2 ngày chờ khuẩn lạc mọc lên. Chúng tôi quan sát và mô tả vi thể (khuẩn lạc) của vi khuẩn L.
acidophilus.
Quan sát đại thể vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm Gram. Thực hiện tiêu bản giọt ép từ canh trường trong các môi trường MRS lỏng có giống vi khuẩn đã tăng sinh. Sau khi có tiêu bản giọt ép, chúng tôi thực hiện nhuộm Gram để quan sát đại thể vi khuẩn L. acidophilus.
b. Định lƣợng chất lƣợng giống bằng phƣơng pháp cấy trải.
Hút 1ml dịch lên men và tiến hành pha loãng mẫu ra các nồng độ 10-1 đến 10-7. Hút 0,1ml từ các độ pha loãng trên tiến hành cấy trải trên đĩa petri, đem ủ ở 37-420
C chờ khuẩn lạc mọc lên. Ghi nhận kết quả bằng cách đếm số lượng khuẩn lạc mọc trên đĩa Petri ở các nồng độ khác nhau. Áp dụng công thức để tính toán:
Số tế bào / ml mẫu = (n / v).D
Trong đó: n - Số khuẩn lạc trung bình đếm được trên tất cả các đĩa Petri ở cùng một độ pha loãng.
v - Thể tích dịch mẫu đem cấy (0,1ml). D - hệ số pha loãng.
c. Khảo sát khả năng lên men lactic của giống.
Chuẩn bị môi trường MRS lỏng phối vào dụng cụ chứa, hấp khử trùng, cấy giống, đem ủ ở 37-420C. Thu mẫu đối chứng và mẫu lên men để đo pH và hàm lượng acid lactic ban đầu (0 giờ). Sau đó cứ sau 24h, 48h, 72h, 96h chúng tôi thu mẫu đối chứng và mẫu lên men để đo pH và đo hàm lượng acid lactic sinh ra.
Định lượng acid lactic của 2 mẫu (mỗi mẫu 10ml) bằng dd NaOH 0,1N với chất chỉ thị màu phenolphtalein 1% (cho 2-3 giọt) và thêm 20ml nước cất trung tính. Ghi nhận kết quả thể tích của dd NaOH 0,1 N ở 2 mẫu.
Áp dụng công thức: ∑ a (g/l) = (V – V0) x 0,1 x (90/10) = (V – V0) x 0,9 Trong đó V: ml dd NaOH trung hòa 10ml mẫu dịch lên men. V0: ml dd NaOH trung hòa 10ml mẫu đối chứng.