Chiếc áo của tâm hồn Phù Tan g:

Một phần của tài liệu BIỂU TƯỢNG TRONG BỘBA TÁC PHẨM XỨ TUYẾT, NGÀN CÁNH HẠC, CỐ ĐÔ CỦA YASUNARI KAWABATA (Trang 80 - 82)

Cả Nhật Bản là một con đường của đạo, tôn giáo của chủ nghĩa thẩm mỹ. Hương đạo, hoa đạo, ca đạo, kiếm đạo, trà đạo … là những con đường của cái đẹp thuần chất Nhật Bản. Dù nghề dệt vải kimono thủ công không được chọn là một trong những con đường của cái đẹp, nhưng trong nó vẫn phảng phất chút gì đó của các con

đường thẩm mỹ kia. Đó là vẻ đẹp của tinh thần, vẻđẹp của chiều sâu, sự tinh tế trong từng đường diềm, từng sợi thắt lưng.

Biểu tượng kimono biểu thị toàn bộ tâm cách cũng như tính cách của cả dân tộc Phù Tang. Một kimono có thể tác động đến giác quan, gây cho con người những rung động, những cảm xúc theo những chiều hướng khác nhau. Như lời của TS. Nguyễn Văn Hậu :“ Bản thân một biểu tượng sống tiềm ẩn từ cõi vô thức, mà sự sáng tạo ra các biểu tượng lại ở thế giới hữu thức, tức nó ra đời trong đời sống con người”. [82]

Kimono có những chức năng mà khám được nó, ta nhận thức được cuộc sống con người Nhật Bản. Kawabata đã giải mã biểu tượng kimono theo chiều hướng khám phá bản sắc văn hoá dân tộc Phù Tang từ những trang văn mượt mà. Những con người sống trong bóng tối của những xưởng dệt thủ công, âm thầm hướng cuộc

đời ra ánh sáng qua những sợi vải. Kimono là câu trả lời cho những ước vọng của họ, liên kết những tài hoa khát khao được thoả mãn trong giai đoạn mà mọi biểu hiện của cái đẹp đang dần dần hoà vào sự suy vi.

Mở phơi những dòng văn viết vềkimono, ta phát hiện ra các giá trị văn hoá của quần đảo hoa anh anh đào, với cố đô Kyoto là một nhân vật chủ đạo: “Sau hàng ngàn năm vẫn vẹn nguyên là một chốn linh thiêng đầy lãng mạn, xứ sở của nghệ thuật tạo hình và ngành mỹ nghệ tao nhã” [1; 959]. Đây còn là nơi của nghệ thuật dệt vải

kimono truyền thống, với những khắc khoải mà Kawabata riêng cho những nét văn hóa ẩn chứa trong từng thớ vải kimono. Là nơi của những con người trót yêu từng thớ

vải đau đáu cho nghề cổ truyền dân tộc.

Tinh thần chung của họ là: “ Tôi không có ý dệt những cái thắt lưng khả dĩ dành lại cho cháu chắt chúng ta. Tôi sẽ làm những cái để người thiếu nữ phải nói: đấy là cái dành cho tôi và sẵn lòng mặc vào ngày hôm nay. Ngay bây giờ lúc nàng đang độ tuổi xuân. [Cố đô; 625]. Cái đẹp trong tác phẩm của họ cũng như hoa. Hiện thân của lẽ vô thường. Dù rằng hoa nở cũng rất khác và hoa rụng cũng không thể là một bản sao của nhau. Những cơn bão cánh hoa anh đào không trùng lắp sự rã cánh của đám hoa uất kim hương phương Tây sắc sỡ, dù vậy vẫn là khoảnh khắc sống của hoa. Người Nhật chỉ cần có thế. Một phút giây cho viên mãn mai sau.

Dệt vải kimono cũng là một con đường hướng tới sự giác ngộ. “ Cố đô với các đến thờ Thần đạo và chùa chiền Phật giáo, những khu thủ công xưa và vườn thực

vật, nơi đây có một chất thơ mà Kawabata thể hiện một cách tinh tế và cao nhã, không đa cảm mà một cách tự nhiên, như một lời kêu gọi đầy cảm xúc” [1; 959]

Một phần của tài liệu BIỂU TƯỢNG TRONG BỘBA TÁC PHẨM XỨ TUYẾT, NGÀN CÁNH HẠC, CỐ ĐÔ CỦA YASUNARI KAWABATA (Trang 80 - 82)