1. Cơ sở để xây dựng chỉ số giá bất động sản
1.3. Kinh nghiệm khi xây dựng chỉ số thị trường bất động sản của nước
ngoài
Sự phát triển kinh tế vượt bậc của nước Mỹ đã làm cho thị trường bất động sản của họ phát triển nhanh chóng. Do đó việc họ tiến hành xây dựng chỉ số mô tả thị trường bất động sản là điều tất yếu.
Đó là chỉ số S&P/ Case- Shiller Home Price Index, một chỉ số bất động sản mà các doanh nghiệp, các nhà quản lý thị trường hết sức quan tâm.
Đây là chỉ số nhà ở của OFHEO được ký hiệu là HPI- phát triển dựa trên phương pháp sử dụng các mua bán lặp lại. OFHEO tính HPI dựa trên số liệu về các giao dịch lặp lại lấy từ cơ sở dữ liệu về các mua bán thế chấp nhà riêng lẻ. Khoảng mỗi tháng sau mỗi cuối quý, dữ liệu về mua bán thế chấp nhà riêng lẻ của quý đó sẽ được các công ty ghi vào đĩa máy tính rồi gửi về OFHEO. Trước khi ghép với địa chỉ nhà, dữ liệu được tiêu chuẩn hóa với địa chỉ do Cục bưu điện của Mỹ quy định. Việc này giúp tăng tỷ lệ ghép địa chỉ thành công và giúp nhà quản lý chất lượng của cơ sở dữ liệu về các giao dịch lặp lại. Các số liệu được thế chấp được kết hợp và sắp xếp theo chỉ số bưu điện địa chỉ nhà và ngày gốc. Điều này giúp xếp các giao dịch liên tiếp của cùng một bất động sản được đặt một cách lần lượt đúng vị trí trong cơ sở dữ liệu. Sau đó, việc ghép các dữ liệu được thực hiện bằng cách so sánh địa chỉ của các giao dịch liên tiếp đó. Một khi các dữ liệu có thể kết hợp được xác định, các thông tin về giá trị bất động sản và ngày giao dịch từ các ghi chép sẽ được giữ lại bằng một số liệu duy nhất trong kho dữ liệu giao dịch lặp lại mới.
Phương pháp nghiên cứu dựa trên các mua bán lặp lại phù hợp với cả vấn đề kinh tế thực tế và đặc tính thay đổi của giá nhà trong quá trình phổ biến ngẫu nhiên.
Đây là một chỉ số được đánh giá là tương đối chính xác. Tuy nhiên, với sự phát triển thị trường bất động sản như hiện nay ở Việt Nam thì chưa thể áp dụng cách tính chỉ số giá nhà ở như của Mỹ vì ở nước ta chưa có dữ liệu về số giao dịch bán lại nhà.