Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất thép tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - chi nhánh Hà Nội, thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Về quy trình thẩm định dự án, toàn hệ thống Maritime Bank áp dụng quy trình thẩm định dựa trên Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp do Tổng Giám đốc ban hành kèm Quyết định số 88/QĐ-MSB.QLTD. Quy trình được áp dụng để xác định giới hạn tín dụng và cấp tín dụng đầu tư dự án có giá trị trên mức tối thiểu do Tổng Giám đốc quy định từng thời kỳ.

Căn cứ theo Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp, quy trình thẩm định dự án đầu tư thép tại chi nhánh Hà Nội bao gồm 5 bước cơ bản, trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, khoa học, khả năng kiểm soát, hạn chế và phân tán rủi ro trong hoạt động đầu tư dự án của Maritime Bank.

Cán bộ Phòng Dịch Vụ Khách hàng tiếp xúc trực tiếp khách hàng, thu thập hồ sơ liên quan đến dự án và hồ sơ tổ chức pháp lý của chủ đầu tư. Sau khi kiểm tra sơ bộ, cán bộ phòng đánh giá sơ bộ về khả năng đáp ứng của Maritime Bank Hà Nội đối với khoản tín dụng đề xuất và lập Báo cáo đề xuất đầu tư dự án. Báo cáo phải nêu rõ được nhu cầu tín dụng của khách hàng, mức giá sản phẩm, nhu cầu thị trường, các lợi ích ngân hàng thu được và có thể đề xuất các chính sách tín dụng áp dụng đối với khách hàng

Bươc 2: Thẩm định dự án

Thực hiện : - Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp

Trên cơ sở đối chiếu các quy định , thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, CBTĐ tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị CBTD hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay

Thực hiện: Phòng Dịch vụ Khách hàng, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Hội đồng tín dụng Chi nhánh Hà Nội

Quy trình phê duyệt khoản vay được thực hiện sau khi báo cáo thẩm định dự án và Báo cáo đề xuất đầu tư dự án có đầy đủ chữ ký của cán bộ phòng dịch vụ khách hàng và Trưởng phòng khách hàng. Khoản tín dụng được phê duyệt khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

- Đối với dự án có dư nợ cho vay dưới 10 tỷ đồng và nằm trên địa bàn Hà Nội thì Giám đốc Chi nhánh là cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với dự án có dư nợ cho vay trên 10 tỷ đồng và nằm trên địa bàn Hà Nội thì cấp có thẩm quyền phê duyệt là Hội đồng tín dụng Chi nhánh.

- Đối với dự án có dư nợ cho vay trên 20 tỷ và nằm trên địa bàn Hà Nội thì cấp có thẩm quyền phê duyệt là Hội đồng tín dụng Maritime bank TW/ Hội đồng quản trị/ Tổng giám đốc Maritime Bank.

Bước 4: Soạn thảo và ký kết hợp đồng

Thực hiện: Phòng Dịch vụ khách hàng

Trên cơ sở quyết định phê duyệt kèm theo các điều kiện tài trợ dự án, Phòng Dịch vụ khách hàng sẽ tiến hành đàm phán với khách hàng và ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Đại diện Chi nhánh Hà Nội ký kết trên các loại hợp đồng là cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay dự án đầu tư. Riêng với các hợp đồng bảo đảm tiền vay, ngay sau khi ký kết và nhận các hồ sơ gốc từ khách hàng, cán

bộ khách hàng chịu trách nhiệm về việc đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên.

Sau khi ký kết hợp đồng, Phòng Dịch vụ khách hàng lập Thông báo tác nghiệp chuyển cho phòng Tổng hợp để thực hiện việc nhập dữ liệu.

Bước 5: Nhập dữ liệu vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ vay an toàn.

Thực hiện: Phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng quan hệ khách hàng Trình tự ghi nhập, giám sát dữ liệu trên hệ thống bao gồm các bước sau:

- Cán bộ Khách hàng sẽ tiến hành lập Thông báo tác nghiệp, kèm theo đó là toàn bộ hồ sơ giấy tờ cần được lưu giữ an toàn để chuyển đến cán bộ rủi ro kiểm tra lần cuối và sau đó chuyển tiếp sang bộ phận tổng hợp.

- Căn cứ nội dung Thông báo tác nghiệp, cán bộ tổng hợp chịu trách nhiệm đối chiếu so sánh với các thông tin nêu tại bộ hồ sơ đính kèm và thực hiện ghi nhập các dữ liệu cần thiết vào hệ thống. Mọi dữ liệu nhập vào hệ thống phải được phân tách bởi ít nhất 2 cán bộ trong phòng tổng hợp

- Trong suốt quá trình theo dõi quản lý khoản vay, cán bộ tín dụng tiếp tục chịu trách nhiệm giám sát, bảo đảm tính an toàn, bảo mật của hồ sơ, phát hiện kịp thời sự không khớp hoặc sự không phù hợp về mặt thông tin giữa các loại văn bản nhận được và thông tin trên hệ thống... đồng thời phải báo ngay cho cán bộ thẩm định biết để có biện pháp xử lý kịp thời.

Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư Maritime Bank - Hà Nội Phòng dịch vụ khách hàng Cán bộ thẩm định Các phòng khách hàng

(Nguồn: Quy trình tín dụng _ Maritime Bank) 1.3.3.3. Phương pháp thẩm định

a. Phương pháp thẩm định theo trình tự.

Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ đánh giá ban đầu về hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn của Khách hàng đến đánh giá chi tiết từng nội dung thẩm định, từ đó đưa ra quyết định đồng ý hay bác bỏ khoản cho vay dự án đầu tư. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quy trình thẩm định dự án, trong tất cả các nội dung thẩm định, đặc biệt là nội dung thẩm định tài chính, phi tài chính về Chủ đầu tư.

Đưa yêu cầu, giao

hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Chưa đủ cơ sở để thẩm định inh nh đ đị Nhận hồ sơ để thẩm định Thẩm định Bổ sung, giải trình Chưa rõ Lập báo cáo thẩm định Kiểm tra, kiểm soát Chưa đạt yêu cầu

Lưu hồ sơ, tài liệu Nhận lại hồ sơ và kết

quả thẩm định

b. Phương pháp phân tích so sánh đối chiếu.

Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu của dự án. Từ đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án để đưa ra quyết định đầu tư được chính xác.

- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.

- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị máy móc của dự án

- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý...

- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư - Các chỉ tiêu phân tích tài chính

- Các chỉ tiêu trong trường hợp có dự án và chưa có dự án

Ngoài các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, phương pháp này còn dùng để so sánh đối chiếu các thông tin phi tài chính của Chủ đầu tư, xem xét tư cách pháp lý của Chủ đầu tư với các quy định của pháp luật.

Phương pháp này sử dụng trong thẩm định tài chính, phi tài chính, pháp lý của Chủ đầu tư, Dự án đầu tư.

c. Phương pháp dự báo

Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Phương pháp dự báo thường dùng trong thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, thẩm định nguồn cung cấp đầu vào của dự án.

d. Phương pháp phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Cụ thể hơn, đây là kỹ thuật phân tích nhằm thấy được sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc cần thẩm định ở đây là NPV và IRR. Các biến độc lập tác động lên NPV và IRR có thể là các thông số đã lựa chọn khi ước lượng dòng tiền, bao gồm:

- Tỷ giá hối đoái

- Thị phần của doanh nghiệp - Công suất máy móc thiết bị - Sản lượng tiêu thụ

- Đơn giá bán

- Định mức tiêu hap năng lượng, nguyên vật liệu, sử dụng lao động - Đơn giá các loại như chi phí lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu…

Phương pháp này được sử dụng trong thẩm định rủi ro, thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm, thẩm định tài chính của dự án.

1.3.3.4. Nội dung thẩm địnha. Thẩm định hồ sơ vay vốn a. Thẩm định hồ sơ vay vốn

Mục đích của công việc này là kiểm tra tính pháp lý và quan trọng hơn là sự đầy đủ của các tài liệu trong hồ sơ vay vốn. Tính đầy đủ ở đây là sự đầy đủ của các tài liệu cần thiết cho công tác thẩm định như: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, hồ sơ của các tài sản đảm bảo, quyết định đầu tư, các văn bản có liên quan…

b. Thẩm định khách hàng

Thẩm định năng lực pháp lý

Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định năng lực pháp lý của chủ đầu tư và các thông tin liên quan đến chủ đầu tư như mô hình tổ chức và chất lượng quản lý điều hành, năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt, trình độ chuyên môn, uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực thép.

Tình hình sản xuất kinh doanh

Cán bộ thẩm định đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất và phân tích 4 nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, về cơ cấu tài chính, về năng lực hoạt động và về khả năng sinh lời và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với Chủ đầu tư mới thành lập doanh nghiệp hoặc mới tham gia kinh doanh trong lĩnh vực thép, có dự án đầu tiên, Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định dựa trên kế hoạch kinh doanh, các phương án phân phối, cung cấp sản phẩm thép và các thông tin khác.

Trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hiện hành của chủ đầu tư, Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Maritime Bank (Phụ lục 1)

Đây là một trong các yêu cầu bắt buộc khi tiến hành thẩm định chủ đầu tư. Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành xem xét các mối qua hệ của khách hàng với Martime Bank và các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thông qua hồ sơ lưu tại ngân hàng và hệ thống thông tin liên ngân hàng.

- Xem xét các khoản nợ của khách hàng, tỷ lệ nợ xấu trong cơ cấu nợ

- Tình hình hoàn trả các khoản nợ trước đây (thời gian trả nợ có đúng yêu cầu của ngân hàng không)

- Trong phần này, chi nhánh còn chú ý tới cả uy tín của khách hàng trên thị trường, cũng như uy tín đối với các tổ chức tín dụng

c. Thẩm định dự án

Thẩm định các điều kiện pháp lý

Trong nội dung này, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp thẩm định trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu. Maritimebank Hà Nội sẽ đánh giá hồ sơ thủ tục pháp lý của dự án đầu tư, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ theo đúng quy định của Ngân hàng Hàng Hải, bảo đảm dự án phù hợp với chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu, quản lý dự án,... phù hợp với chủ trương quy hoạch của ngành du lịch, của địa phương và sự vận động của thị trường.

Cụ thể danh mục hồ sơ và thủ tục vay vốn dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Maritimebank Hà Nội:

- Hồ sơ pháp lý:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh + Điều lệ họat động của công ty

+ Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng + Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất

+ Biên bản họp hội đồng thành viên, hội đồng quản trị

+ Hợp đồng thuê đất và các quyết định về giao đất, thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng của UBND địa phương.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng + Giấy phép khai thác tài nguyên

+ Giấy phép phê duyệt đánh giá tác động môi trường, PCCC.

+ Báo cáo khả thi và dự toán chi tiết dự án và các văn bản có liên quan

- Hồ sơ vay vốn:

+ Hợp đồng mua nguyên vật liệu + Hoá đơn tài chính, phiếu nhập kho + Hợp đồng tín dụng theo mẫu của MSB

+ Giấy đề nghị vay vốn và phương án trả nợ theo mẫu của MSB + Giấy nhận nợ theo mẫu của MSB

+ Bảng kê chứng từ vay vốn

Thẩm định mục tiêu và sự cần thiết của dự án

Thép là một ngành công nghiệp nặng, vốn đầu tư rất lớn. Do vậy nếu không xác định sự cần thiết một cách kỹ lưỡng rất dễ dẫn đến lãng phí. Trong phần này, cán bộ thẩm định tại chi nhánh sẽ dựa vào chiến lược phát triển của ngành thép trong tương lai, chú trọng vào thời gian mà dự án dự kiến được đưa vào hoạt động. Từ đó kết luận về tính cần thiết của dự án. Chi nhánh cũng xem xét những tác động cả có lợi và bất lợi mà dự án mang lại cho vùng đặt dự án nói riêng, và cho cả nền kinh tế nói chung.

Thẩm định tính cạnh tranh của sản phẩm đầu ra (Thẩm định thị trường)

Trong nội dung này, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp dự báo.

Cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá tình hình thị trường, phân tích nhu cầu thị trường thép trong hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai về số lượng, chất lượng, giá cả và chính sách liên quan đến sản thép.

Phân tích khả năng cung ứng sản phẩm hiện có, đánh giá các điểm mạnh của sản phẩm dự án so với các sản phẩm hiện có và các sản phẩm thay thế trên thị trường, so sánh chất lượng và giá thành đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, tính hợp lý của nhóm đối tượng khách hàng mà chủ đầu tư hướng đến, dự báo nhu cầu trong tương lai về danh mục, năng lực của các dự án thép hiện có. Trên cơ sở đó có thể đánh giá thị phần, khả năng cạnh tranh để xác định sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm của dự án. Đồng thời phân tích các phương án tiêu thụ sản phẩm xấu nhất và khả năng giải quyết của doanh nghiệp

Như đã phân tích ở phần trên, các dự án sản xuất thép đều là các dự án có thời gian thực hiện công tác xây dựng ban đầu dài, do vậy công tác dự báo về nhu cầu

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất thép tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - chi nhánh Hà Nội, thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w