hành để thu hút được người tài trong quản lý, điều hành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sau chuyển đổi.
- Sớm ban hành hướng dẫn về cơ chế quản lý lao động, tiền lương bình đẳng giữa công ty do Nhà nước là chủ sở hữu với các loại hình doanh nghiệp khác theo hướng công ty là Nhà nước được tự chủ về hợp đồng lao động, tuyển dụng lao động,
chế độ trả lương, cơ chế trả lương, được tự chủ xây dựng hệ thống thang, bảng lương trên cơ sở hướng dẫn của Nhà nước.
Kết luận
Cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước là một quá trình khó khăn và lâu dài, hơn nữa lại không có một con đường chung nào cho mọi doanh nghiệp đi theo mà tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp để có thể thực hiện. Tuy nhiên, khi đã hội nhập vào sân chơi chung là tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc cổ phần hóa cũng như chuyển đổi khối doanh nghiệp nhà nước là việc làm vô cùng cần thiết, quan trọng nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh trong xu thế toàn cầu như hiện nay. Mặc khác việc cổ phần hóa cũng như chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước cũng góp phần xóa bỏ những yếu kém, hạn chế đã tồn tại rất lâu trong khối doanh nghiệp nhà nước, đồng thời đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp này, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Trong suốt quá trình phát triển của khối doanh nghiệp nhà nước, kể từ khi nhà nước ban hành chủ trương cổ phần hóa cũng như chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước đã trải qua những khó khăn cũng như thách thức to lớn, từ mặt thời gian, tiến độ thực hiện cổ phần, chuyển đổi doanh nghiệp sang mô hình công ty cho đến những khó khăn về hình thức chuyển đổi, nội dung chuyển đổi vậy nhưng song hành cùng những khó khăn đó là những nỗ lực từ phía chính phủ và từ phía những doanh nghiệp, những bài học kinh nghiệm và những tác động hỗ trợ cần thiết đã góp phần tạo nên những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới khối doanh nghiệp. Những doanh nghiệp sau cổ phần, những tổng công ty, tập đoàn đã phát triển mạnh, năng suất lợi nhuận tăng cao hơn hẳn, cơ chế quản lý, bộ máy hoạt động trở nên nhanh nhạy, trơn tru là những thành công to lớn sau chuyển đổi, góp phần giúp các doanh nghiệp vững tin đi đương đầu với mọi sức ép cạnh tranh. Tuy nhiên vẫn còn có những doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại và hoạt động yếu kém, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhà nước. Công cuộc thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp vẫn là mục tiêu chính đối với Chính phủ và các Ban, ngành lãnh đạo nhất là khi bô luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2005 sắp đến thời hạn hết hiệu lực.
1. Luật doanh nghiệp nhà nước các năm 1999, 2003, 2005.
2. Thời báo kinh tế Sài Gòn số 13-2010.
3. Sách hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTOChuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
4. Báo cáo thường niên- doanh nghiệp Việt Nam 2008.
5. Cơ sở khoa học của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sang hoạtđộng theo mô hình công ty của kinh tế thị trường ( đề tài cấp bộ- chủ nhiệm: động theo mô hình công ty của kinh tế thị trường ( đề tài cấp bộ- chủ nhiệm: TS Trần Tiến Cường).
6. Cải cách doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng và vấn đề ( Bùi Văn Dũng- Phótrưởng ban cải cách và phát triển DN- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung trưởng ban cải cách và phát triển DN- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương).
7. Doanh nghiệp nhà nước trong phát triển KTXH ở Việt Nam đến 2010 (NXBchính trị quốc gia). chính trị quốc gia).
8. Sách “Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005”.
9. Văn bản hướng dẫn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (NXBThống kê- năm 1999). Thống kê- năm 1999).