Nguyên nhân của tồn tại Về cổ phần hóa:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HÓA VÀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (Trang 57 - 60)

IV. Đánh giá chung về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp

3. Nguyên nhân của tồn tại Về cổ phần hóa:

Về cổ phần hóa:

Đối tượng của cổ phần hóa hiện nay đã chuyển sang loại doanh nghiệp qui mô lớn, chủ yếu là các tổng công ty và ngân hàng thương mại nhà nước, do đó vấn đề của cổ phần hóa cũng tập trung và xoay quanh đối tượng này. Có một số vấn đề chưa được làm rõ, đó là: nhận thức về cổ phần hóa tổng công ty; lựa chọn phương án cổ phần hóa; cách tiếp cận trong cổ phần hóa tổng công ty, hay bước đi và trình tự cổ phần hóa tổng công ty. Hiện nay nhận thức cổ phần hóa tổng công ty còn chưa thống nhất, hoặc cho rằng đó là cổ phần hóa cả các doanh nghiệp thành viên lẫn văn phòng tổng công ty, hoặc là chỉ cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên mà không cổ phần hóa văn phòng tổng công ty. Đối với các tổng công ty khác nhau thì trình tự tiến hành cổ phần hóa phụ thuộc tỉ lệ % vốn nhà nước còn nắm giữ ở tổng công ty và doanh nghiệp thành viên.

Các biện pháp trong cải cách và quản lý doanh nghiệp nhà nước còn thiên về khu vực doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn hoạt động theo Luật DNNN, chưa chú trọng các biện pháp cải cách các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, nhất là doanh nghiệp nhà nước còn nắm cổ phần chi phối. Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và các cơ quan đổi mới doanh nghiệp nhà nước mới chỉ quan tâm đến thực hiện kế hoạch sắp xếp, cổ

phần hóa, giao, ban, khoán, cho thuê, chuyển đổi sang luật Doanh nghiệp mà chưa quan tâm quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa, quản lý phần vốn nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước. Chưa phân định rõ ràng và rành mạch điều hành doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước với công ty nhà nước có 100% vốn nhà nước.

Về tổng công ty, công ty mẹ- công ty con và tập đoàn kinh tế

Xu thế chung là các tổng công ty đang chuyển sang mô hình tổng công ty mẹ- con. Vấn đề đang xuất hiện thể hiện ở các điểm sau: Một là có nguy cơ không đồng bộ trong hình thành công ty mẹ- công ty con: hình thành công ty mẹ trước khi tiến hành các hoạt động để biến các doanh nghiệp thành viên thành các công ty con, công ty liên kết. Việc này kéo dài tạo ra tâm lý bất lợi cho quá trình hình thành mô hình khi trước đó các doanh nghiệp đều là thành viên bình đẳng, nhưng có doanh nghiệp trở thành “mẹ” có doanh nghiệp trở thành “con”. Do đó cần chuyển đổi doanh nghiệp thành viên trước, sau đó hình thành công ty mẹ. Hai là, có khả năng không đánh giá đúng giá hiệu quả thực, nếu không kiểm soát được việc chuyển doanh thu, lợi nhuận trong nội bộ và báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn. Ba là, đi kèm với việc hình thành tập đoàn kinh tế từ tổng công ty, xuất hiện nguy cơ lẫn lộn giữa khái niệm đúng về tập đoàn (là tổ hợp các doanh nghiệp, tập đoàn không có tư cách pháp nhân) với tập đoàn- công ty mẹ( gọi công ty mẹ là tập đoàn) đang được sử dụng trong các đề án được phê duyệt, triển khai ở một số tổng công ty hiện nay. Sự lẫn lộn này có khả năng dẫn đến nguy cơ áp đặt hành chính của công ty mẹ.

Về cơ chế quản lý và quyền chủ sở hữu

Vấn đề còn tồn tại trong rất nhiều năm mà chưa có bước bứt phá là về trách nhiệm và động lực của bộ máy quản lý doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù đối với doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều cải cách theo hướng thị trường, nhưng trách nhiệm và động lực của bộ máy quản lý chưa được cải cách triệt để, còn tụt hậu so với các cải cách khác. Các doanh nghiệp nhà nước hiện vẫn xếp hạng theo cấp doanh nghiệp như thời kì trước đổi mới. Giám đốc doanh nghiệp nhà nước vẫn được coi là công chức nhà nước, bổ nhiệm và miễn nhiễm như trong bộ máy nhà nước. Giám đốc được trả lương phụ thuộc vào hạng doanh nghiệp theo ba tiêu chí là độ phức tạp, quy mô quản lý và hiệu quả sản xuất. Việc tuyển dụng, trả lương chưa gắn với hợp đồng trách nhiệm cụ thể, đồng thời thiếu cơ chế đánh giá sát thực tế.

Quyền chủ sở hữu không được cải cách tương xứng và trở thành bất cập so với yêu cầu chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. Một là, chưa có phân định rõ ràng quyền, trách nhiệm, quyền lợi gắn với trách nhiệm của các đại diện chủ sở hữu. Hai là, quản lý chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam còn chồng chéo, đan xen, thiếu hiệu lực, bị phân tán ra nhiều cơ quan, nhiều tổ chức, dẫn tới chồng chéo, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau do lợi ích cục bộ. Ba là, nhiều bộ, UBND và cán bộ chưa nhận thức được tầm quan trọng và còn có cái nhìn bảo thủ đối với các biện pháp, hình thức chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, nhất là chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước. Bốn là, thiếu tiêu chí đánh giá, giám sát đối với quyền chủ sở hữu, với người đại diện chủ sở hữu. Năm là, năng lực của nhiều cán bộ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp không phù hợp với đòi hỏi của quá trình đổi mới quyền chủ sở hữu, trong khi chưa mạnh dạn cải cách cơ chế lựa chọn những người tài làm giám đốc, không đào thải được giám đốc yếu kém, yếu kém trong áp dụng các chế tài.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HÓA VÀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (Trang 57 - 60)