- Thứ ba, cần có thái độ khách quan, khoa học, tôn trọng lịch sử khi đề ra và thực
2.2.2.3. Nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc
Nâng cao dân trí cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay (trong đó có dân tộc Thái), là một trong những vấn đề được các tỉnh phía Bắc quan tâm hàng đầu. Bên cạnh trình độ kinh tế còn thấp kém, trình độ dân trí còn rất nhiều hạn chế càng làm cho người dân ít nhận thức được ưưý nghĩa của các giá trị văn hóa, do đó bản thân họ cũng chưa có ưý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Nâng cao trình độ dân trí nghĩa là mở mang trí óc của mỗi cộng đồng, dân tộc, là hoạt động khai trí cho nhân dân. Nâng cao trình độ dân trí không chỉ dừng lại ở trình độ học vấn mà còn là sự phổ biến kiến thức phổ thông về khoa học kỹ thuật; về toàn bộ thể chế chính trị- xã hội; về hiến pháp và pháp luật; về các chuẩn mực đạo đức và luân lưý; về các quan điểm thẩm mỹ tiến bộ trong thưởng thức nghệ thuật và trong sinh hoạt giao tiếp; về dân số và kế
hoạch hóa gia đình; về ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại.
Muốn nâng cao dân trí cần xây dựng một xã hội học tập tạo chuyển mới trong thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, coi trọng cả ba mặt; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả.
ở các tỉnh Tây Bắc (trong đó có tỉnh Sơn La) cần thực hiện song song, kết hợp giữa phát triển giáo dục phổ thông và bổ túc văn hóa xóa mù chữ. Đối với công tác bổ túc văn hóa ở vùng sâu vùng xa cần có quan niệm coi trọng chất lượng hơn là số lượng. Đối với giáo dục phổ thông: phổ cập tiểu học là một dấu hiệu đáng mừng, song vấn đề duy trì được tỉ lệ học sinh ra lớp thường xuyên và đảm bảo chất lượng đào tạo vẫn là một thử thách đối với ngành giáo dục các tỉnh phía Bắc. Đến nay tỉnh Sơn La đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ trên phạm vi toàn tỉnh, song chất lượng dạy và học, chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ ở nhiều nơi còn kém chất lượng và chưa bền vững, vẫn còn có hiện tượng tái mù chữ.
Cần phải được tạo điều kiện hơn nữa về mọi mặt để con em các gia đình trong diện chính sách, con em là người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo được học tập. Đặc biệt là con em ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và núi cao. Cần phải thực hiện tốt hơn chương trình xã hội hóa giáo dục, mở rộng nhiều loại hình trường bán công, dân lập, tư thục. Củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về trình độ lưưý luận chuyên môn nghiệp vụ. Mô hình trường dân tộc nội trú và mô hình bán trú liên xã rất phù hợp với việc phát triển giáo dục ở vùng sâu vùng xa, do đó cần tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ giáo viên để phát triển mạnh hơn nữa loại hình này.
Cần chú trọng đến công tác đào tạo giáo viên người địa phương (giáo viên tại chỗ: bao gồm người dân tộc và người Kinh định cư trong khu vực) để ổn định lâu dài, tránh tình trạng lấy vùng sâu vùng xa làm nơi thử việc mới cho giáo viên mới ra trường. Có chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những giáo viên có trình độ từ xa tình nguyện đến công tác tại các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa. Trước đây, do hoàn cảnh kinh tế xã hội còn quá khó khăn, nên chất lượng học sinh kém, khi tuyển sinh vào các trường
sư phạm lấy điểm ưu tiên theo khu vực đã dẫn đến hậu quả là chất lượng của giáo viên tại chỗ yếu kém. Lại cộng với công tác thanh kiểm tra tại các nơi này không được thường xuyên, sát sao nên đội ngũ giáo viên có tình trạng dạy chống đối, lười trau dồi chuyên môn nâng cao trình độ dẫn tới chất lượng giảng dạy chỉ là hình thức, chất lượng giảng dạy kém …Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo viên là vấn đề có tính cấp bách trong sự nghiệp giáo dục ở Tây Bắc cũng như ở tỉnh Sơn La hiện nay.
Cần có các chính sách xã hội, ưu tiên về kinh tế để động viên những học sinh khá giỏi thi vào sư phạm thay bằng ưu tiên điểm, vì một thầy giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ tương lai. Các trung tâm dạy nghề ở các tỉnh, các huyện trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề, từng bước tạo điều kiện để cho số người đến độ tuổi lao động người dân tộc được đào tạo ngành nghề một cách chính quy, tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm, nâng cao đời sống về mọi mặt. Trong thời kỳ CNH, HĐH hiện nay, cần triển khai thực hiện tốt mục tiêu phổ cập chương trình tin học cơ sở, không chỉ cho các trường trung tâm thị xã, thị trấn mà cần ưu tiên tới các trường con em các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong khu vực để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới. Tạo điều kiện cho các em tiếp cận dần với KH- CN để từng bước giúp các em nâng cao trình độ, hiểu biết, theo kịp với xu thế chung của thời đại. Nghị quyết hội nghị BCH trung ương 5 khóa IX đã nhấn mạnh việc tăng cường xây dựng và củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường dân tộc nội trú và bán trú, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc, kể cả đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và lãnh đạo, nhất là cấp cơ sở. Việc xây dựng trường đại học Tây Bắc, trường cao đẳng sư phạm Sơn La, trường văn hóa nghệ thuật Tây Bắc có vị trí to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực của Tây Bắc. Các trường Chính trị của các tỉnh cần tham gia tích cực hơn nữa vào việc đào tạo lưý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở và phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia, Học viện Hành chính quốc gia đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội ở cấp tỉnh và huyện nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ văn hóa, dân trí chung cho khu vực Tây Bắc.