- Thứ ba, cần có thái độ khách quan, khoa học, tôn trọng lịch sử khi đề ra và thực
2.2.2.1. Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống, xây dựng cơ sở vật chất của văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc
của văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và toàn bộ nhân dân các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho văn hóa phát triển.
Có thể thấy rõ, việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc, trong đó có dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La là một quá trình khó khăn và lâu dài, nó không thể là sản phẩm chủ quan duyư chí mà trước hết phải phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, vào tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương. Đến nay, Sơn La vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, trình độ phát triển kinh tế thấp kém; sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; kết cấu hạ tầng phức tạp; cơ cấu kinh tế chưa hợp lưý, còn nhiều bất cập; tổ chức quản lưý bộ máy yếu; hiệu lực và hiệu quả thấp. Xen vào đó bệnh quan liêu tham nhũng, chủ nghĩa cơ hội có chiều hướng gia tăng…điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Thái. Vì vậy, phát triển kinh tế được khẳng định là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát triển văn hóa. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI, đã đề ra mục tiêu tổng quát để phát triển KT- XH của tỉnh là: “Tạo lập những yếu tố cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa hình thành cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng CNH, HĐH…đưa nền kinh tế thoát khỏi trạng thái đặc biệt khó khăn và tình trạng thuần nông. Chất lượng nhiều mặt đời sống của nhân dân các dân tộc được nâng lên một cách đáng kể, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc và với các tỉnh bạn.” [61, tr. 72]. ĐHĐB Đảng bộ tỉnh lần thứ XII lại nhấn mạnh: “Tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa- xã hội” [64, tr. 101]. Để thực hiện những mục tiêu đó tỉnh cần giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, trong đó rất chú trọng vấn đề nâng
cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm ở các xã vùng ba, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Đầu tư phát triển sản xuất: nguồn vốn, giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ kỹ thuật, chính sách bao tiêu sản phẩm cho bà con để giúp bà con sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng bản mới và phát triển nông thôn toàn diện…để đến năm 2010, cơ bản không còn hộ nghèo (theo tiêu chí hiện nay) đại bộ phận các dân tộc đạt mức khá giả. Do điều kiện môi trường sinh sống thường ở những nơi xa xôi hẻo lánh, xã hội mang nhiều tàn tích của chế độ nguyên thủy nên đời sống kinh tế của đồng bào còn nhiều nghèo nàn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, nhận thức kém cộng với mặc cảm tự ty dân tộc nên quá trình hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam không nhanh chóng dễ dàng. Chính vì vậy, làm sao để nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc nói chung, ở Sơn La nói riêng là một việc làm quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Có được một mức sống tương đối đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu về đời sống vật chất, thì đồng bào dân tộc Thái mới có thể hình thành ý thức tự giác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mới biết quưưý trọng, tự hào và nâng niu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.