Đầu năm 2007, NHNN tiếp tục duy trì các mức lãi suất chủ đạo; áp lực tăng lãi suất trên thị trường thế giới cũng giảm bớt, đặc biệt là lãi suất đồng đôla Mỹ. Nhưng lãi suất vẫn tăng, mở đầu năm kinh doanh mới, nhiều ngân hàng cổ phần lần lượt điều chỉnh lãi suất huy động, tạo nên một áp lực cạnh tranh mới với những sắc thái mới. Ngày 1/1/2007, Techcombank với quyết định tăng lãi suất “Tiết kiệm điện tử”. Lãi suất “Tiết kiệm điện tử” tiền đồng của Techcombank tăng mạnh nhất ở kỳ hạn 12 tháng với mức tăng từ 0,12%/năm, 0,17%/năm, 9,42%năm, 9,45%/năm và 9,48%/năm, tương ứng với các mức tiền gửi dưới 50 triệu đồng, 50-200 triệu đồng và từ 200 triệu đồng. Dẫn đến cuộc đua tăng lãi suất với sự tham gia của một loạt NHTMCP. Nhưng nhìn chung, lãi suất năm 2007 không có biến động nhiều giữa các tháng trong năm. Lãi suất vẫn duy trì ở mức 9,5%/năm.
Hình 2.9: Lãi suất huy động vốn năm 2007
Nguồn: Tổng cục thống kê
Lãi suất đầu năm tăng do theo lộ trình giảm thuế được cam kết khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp tăng nhập hàng và cần một lượng lớn đôla Mỹ để thanh toán, khiến đồng đôla Mỹ từ mức dư thừa trước Tết trở nên có giá và các ngân hàng nhân cơ hội này gia tăng huy động.
Hơn nữa, theo Quyết định 1141/QĐ-NHNN về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các TCTD, phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10%. Điều này khiến chi phí đầu vào của ngân hàng gia tăng đáng kể và các ngân hàng phải tìm bài toán sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động.
Cuối năm 2007, lãi suất có xu hướng tăng do trong quý 3/2007 lượng tiền huy động để cho vay đã bị cắt giảm vì NHNN nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên các NHTM tăng lãi suất huy động để bù vào phần bị giảm đi. Khoảng thời gian cuối năm là thời điểm mà các doanh nghiệp hoàn thành các hợp đồng đã ký, chuẩn bị nguồn lực tích trữ hàng hóa mà giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào năm sau thường cao hơn năm trước nên nhu cầu vốn thường cao hơn là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng chuẩn bị một lượng vốn lớn để giải ngân vào thời điểm này.