Thách thức phải đối mặt

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 32)

2.1.2.1 Tình hình lạm phát

Trong quá khứ, giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0,1%, -0,6%, và 0,8%. Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 – 1998.

Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn bùng nổ của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hoá. Năm 2007, chỉ số CPI tăng đến 12,63% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối năm.

Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19,89%, tính theo trung bình năm tăng 22,97%.

Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hoá cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng 6,88%, thấp hơn đáng kể so với những năm trước đó. Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều. Nguyên nhân thực sự gây ra lạm phát cao ở Việt Nam trong thời gian này là cung tiền tệ tăng quá mức, giá hàng hoá thế giới tăng cao đột ngột, và sức cầu về hàng hoá trong nước tăng cao trong khi sản xuất chưa đáp ứng kịp.

Bảng 2.3: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2009

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ lạm phát (%) 9,5% 8,4% 6,6% 12,63% 19,89% 6,88%

Nguồn: Ngân hàng nhà nước, Tổng cục thống kê

Năm 2010, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7%. Mục tiêu này có thể sẽ không thực hiện được khi mà CPI của quý I/2010 đã tăng 4,12% trong khi nền kinh tế hiện nay vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao trong những tháng tới. Các yếu tố có thể tác động đến lạm phát năm 2010: nguyên nhân chi phí đẩy (tăng giá xăng dầu, điện nước, điều chỉnh tỷ giá…), nguyên nhân cầu kéo (kích cầu, thâm hụt ngân sách…), nguyên nhân tiền tệ (tăng cung tiền, tăng tín dụng…).

Nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010, Ngày 26/4/2010, Bộ Tài chính đã đề xuất 6 nhóm giải pháp gồm: tập trung, kiềm chế lạm phát; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân

thanh toán; bảo đảm nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; giữ ổn định, an toàn hệ thống tài chính ngân hàng; tiếp tục thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh công tác truyền thông, tạo đồng thuận cao trong xã hội. Bên cạnh đó, Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các định chế tài chính trong việc tuân thủ quy định về quản lý rủi ro và an toàn tài chính.

Hình 2.5

2.1.2.2 Cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau, ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng nƣớc ngoài

Hiện nay có nhiều ngân hàng nước ngoài được cấp phép hoạt động ở Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam đều nằm trong 1000 ngân hàng lớn nhất thế giới. Với thế mạnh của những ngân hàng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp nhiều sản phẩm tiện ích đa dạng, ngân hàng nước ngoài có thế mạnh hơn hẳn ngân hàng trong nước. Có thể nói ngân hàng nước ngoài là chất xúc tác cho các hoạt động của NHTM Việt Nam, đồng thời tạo sức ép buộc các NHTM Việt Nam phải nâng cao tính cạnh tranh trong xu hướng phát triển và sự tồn tại trong tương lai.

Trong năm 2009, hoạt động kinh doanh của một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, thu nhập trước thuế của các ngân hàng này vẫn đạt 2,612 tỷ đồng, nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng tăng trưởng khá (tăng 17,8% và 10,8% so với cuối năm 2008); tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,6% tổng dư nợ, tăng so với tỷ lệ cuối năm 2008 (0,47%) nhưng vẫn thấp hơn các nhóm ngân hàng trong nước; tổng “tài sản có” tăng 14% so với cuối năm 2008.

Theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, từ ngày 01/01/2011 các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ được hưởng các chính sách như đối với các NHTM trong nước, khi đó các NHTM nội địa sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối.

Ngoài cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng trong nước cũng không ngừng cạnh tranh lẫn nhau mở rộng thị phần, năng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu khách hàng.

Các hoạt động M&A giữa các ngân hàng trong nước có quy mô nhỏ thành một ngân hàng lớn hơn đủ sức cạnh tranh ngang sức với các ngân hàng nước ngoài là một việc cần và nên thực hiện ở Việt Nam trong thời gian tới.

2.1.2.3 Cạnh tranh với thị trƣờng chứng khoán

Thị trường chứng khoán ra đời đã trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng về mặt huy động vốn trong dân. Trước đây khi chưa có thị trường chứng khoán, tiền nhàn rỗi của người dân được gửi vào các ngân hàng để hưởng một khoản lãi suất. Hiện nay, một lượng vốn nhàn rỗi từ người dân đã chảy vào thị trường chứng khoán, vì đầu tư chứng khoán người dân có thể kiếm được một tỷ suất sinh lợi cao hơn gửi vào ngân hang, tuy rủi ro đầu tư chứng khoán cao hơn gửi ngân hàng.

Cụ thể sự phục hồi của thị trường chứng khoán từ đầu tháng 5/2009 đến nay đã thu hút một lượng tiền không nhỏ từ các ngân hàng chảy sang kênh đầu tư này.

2.2 Phân tích và đánh giá tác động của các rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay

2.2.1 Rủi ro tín dụng

Theo Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Hiện nay, nghiệp vụ tín dụng của NHTM Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản có ( ình 2.4). Do đó, bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng, các NHTM cần quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự phòng sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho ngân hàng. Việc phát hành lần đầu ra công chúng thành công của Vietcombank là một điểm khởi đầu cho sự chuyển đổi mạnh mẽ của các NHTMNN. Qua một năm Việt Nam gia nhập WTO, các NHTM và toàn hệ thống ngân hàng nước ta đã có thêm được nhiều kinh nghiệm và đang thể hiện sự vững vàng đi lên.

Trong các năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng đã đạt được những thành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, tăng trưởng tín dụng bình quân của Việt Nam đạt gần 30%/năm. Đặc biệt trong năm 2007, hoạt động tín dụng được mở

rộng và có hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng giảm và ở mức thấp, tăng trưởng tín dụng năm 2007 là 51,54%. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra đã ảnh hưởng xấu đến tình hình tăng trưởng tín dụng năm 2008 (23,38%) và tăng vào năm 2009 (37,53%).

2.2.1.1 Tình hình tăng trƣởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn khá cao, trung bình 32,7%/năm trong giai đoạn 2003- 2008, đặc biệt năm 2007 huy động tăng khoảng 45,84%, tăng chậm vào năm 2008 với 23,33% và hồi phục nhẹ vào cuối năm 2009 là 28,6%.

Cùng với sự tăng trưởng trong huy động, tăng trưởng tín dụng cũng rất cao khi tăng trưởng trung bình 34,5%/năm trong giai đoạn 2003-2008. Trong năm 2007, tăng trưởng tín dụng vượt 51% và đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra lạm phát lớn trong năm 2008.

2.2.1.1.1 Tình hình năm 2007

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng là chỉ tiêu có thể sử dụng đánh giá nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế từ các TCTD, nhưng quan trọng hơn là phải kiểm soát và biết được nơi dòng vốn đó chảy vào để có hướng điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát và phát triển nền kinh tế. Nếu khách hàng đi vay không nhằm vào mục đích đầu tư vào tài sản thực, sản xuất hay tiêu dùng hợp lý mà đem đầu tư tài sản có tính chất đầu cơ cao (chứng khoán, bất động sản,…) thì rõ ràng không tạo ra bất kỳ giá trị gia tăng nào cho nền kinh tế và tiềm ẩn mức rủi ro rất cao - khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng sẽ bị đe dọa trong trường hợp các tài sản này suy yếu.

Tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng cho vay toàn nền kinh tế năm 2007 tăng khá mạnh 37,8%, cao đột biến so với nhiều năm trước đây. Cụ thể, nhu cầu vốn đầu tư toàn nền kinh tế năm 2007 khoảng trên 452 ngàn tỷ đồng; trong đó, vốn huy động qua hệ thống ngân hàng chiếm khoảng 50%, tức là cần khoảng 226 ngàn tỷ đồng, thực tế nguồn vốn mà hệ thống ngân hàng cho vay ra nền kinh tế tăng khoảng 262 ngàn tỷ đồng so với năm 2006, như vậy cao hơn so với nhu cầu cần thiết khoảng 36 ngàn tỷ đồng. Sự hoạt động sôi động và phát triển mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng đã tác động trở lại hệ thống ngân hàng, làm cho nó cũng sôi động theo. Hơn nữa, vấn đề chuyển dịch cơ cấu tín dụng có diễn biến phức tạp và còn chưa cân đối, cụ thể cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất có xu hướng tăng mạnh, trong khi lĩnh vực sản xuất lại chưa đáp ứng được nhu cầu đã làm rủi ro trong hệ thống ngân hàng tăng lên.

Để hạn chế hậu quả tăng trưởng tín dụng quá nóng trong nền kinh tế, vào những tháng cuối năm 2007, NHNN đã thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán nhằm tránh tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng và không an toàn. Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn không đạt được kết quả mong muốn. Tính

đến hết năm 2007, tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng đạt hơn 900.000 tỉ đồng với tỷ lệ tăng là 38%. Trong đó, dư nợ khối tín dụng quốc doanh chiếm 61%, dư nợ khối cổ phần chiếm gần 26% dư nợ toàn hệ thống và thị phần cuối 2006 là 19,3%. Có 85/99 trong tổng số các tổ chức tín dụng có dư nợ tăng và 49% trong đó có tốc độ tăng trên 50%. Đáng chú ý, có 27 ngân hàng tăng trên 100% gồm 18 tổ chức tín dụng và 9 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2.2.1.1.2 Tình hình năm 2008

Việc một số ngân hàng, nhất là NHTMCP cho vay quá mức trong năm 2007 với mức tăng gần 130%, 2 tháng đầu năm 2008, các ngân hàng này đã ở trong tình trạng căng thẳng tiền đồng. Theo báo cáo của NHNN, tháng 7/2008, dư nợ cho vay nền kinh tế ước tính tăng 0,7% so với tháng trước. Trong đó, dư nợ cho vay bằng tiền đồng ước tính tăng 0,59% và dư nợ cho vay bằng ngoại tệ ước tính tăng 1,07%. So với cuối năm 2007, dư nợ cho vay nền kinh tế đến thời điểm cuối năm 2008 tăng 18,36%. Mức tăng dư nợ cho vay của tháng 7/2008 là 0,7% cho thấy tốc độ đã giảm rất mạnh, thấp hơn nhiều so với mức bình quân nói trên. Đây cũng là kết quả của việc lãi suất ngân hàng lên đỉnh điểm (có trường hợp đẩy lãi suất huy động tiền đồng lên tới 20%/năm) và căng thẳng vốn khả dụng tại nhiều thành viên. Tháng 8/2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2008 do các NH đua nhau đưa ra các chương trình cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản với kỳ trung và dài hạn. Đến hết tháng 10/2008, tăng trưởng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng ước chỉ tăng 19,6% so với cuối năm 2007; riêng trong tháng 10 (tháng khả quan nhất trong 4 tháng trước) cũng chỉ tăng 0,99%. Và trong tháng 11, tháng lãi suất cho vay liên tiếp giảm mạnh, mức tăng dự báo vẫn thấp.

Đầu tháng 11/2008, lượng vốn khả dụng dư thừa của hệ thống ước tính đạt 100 nghìn tỷ đồng, nhiều nhất kể từ đầu năm. Cuối tháng 11, NHNN trả lại 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nguồn vốn của các ngân hàng ước tính có thêm khoảng 15.000 tỷ đồng.

Cuối năm 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong năm là 23,38%, thấp hơn rất nhiều so với giới hạn 30% do các chính sách kiềm chế cho vay nhằm ngăn chặn lạm phát leo thang và thâm hụt thương mại ngày càng lớn. Dư nợ cuối năm tăng 3,5%, cao hơn mức 2% trong năm 2007.

Có thể nói năm 2008, ngân hàng không những phải đối mặt với hậu quả tăng trưởng cho vay quá mức trong năm 2007 mà còn bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ.

2.2.1.1.3 Tình hình năm 2009

Lãi suất thấp, nhiều ngân hàng tuyên bố đẩy mạnh cho vay nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức rất thấp. Cuối quý 1/2009, lượng vốn cho vay đầu tư nền kinh tế ước tăng 2,67% so với cuối năm 2008; trong đó, đầu tư bằng tiền đồng ước tăng 3,9%, đầu tư bằng ngoại tệ ước giảm 2,24%. Mức tăng trên cho thấy không có nhiều khác biệt so với tốc độ của hai tháng

trước đó. Mức tăng 2,67% là một mức rất thấp nếu so với mức tăng cùng kỳ các năm 2007 và 2008. Trong quý 1/2007, tăng trưởng tín dụng khoảng 6% so với cuối năm 2006; quý 1/2008, tăng trưởng tín dụng đạt trên 10% so với cuối năm 2007. Đây cũng là một kết quả thấp khi đặt trong bối cảnh lãi suất diễn biến thuận lợi cùng chủ trương đẩy mạnh cho vay theo tuyên bố và kế hoạch của nhiều ngân hàng thương mại.

Đầu năm 2009, thực hiện theo lãi suất cơ bản 8,5%/năm, lãi suất cho vay tiền đồng tối đa của các ngân hàng thương mại được ấn định ở 12,75%/năm. Và từ ngày 1/2/2009, với lãi suất cơ bản 7%, lãi suất cho vay tối đa tương ứng 10,5%/năm. Đây là những mức thuận lợi để doanh nghiệp tiến hành đi vay ngân hàng, thay vì rào cản lãi suất cao trong năm 2008. Nếu trong tháng 1/2009, đầu tư bằng ngoại tệ cho vay nền kinh tế của hệ thống ngân hàng vẫn tăng khoảng 1,91%, thì trong tháng 2 đã bắt đầu giảm mạnh 2,69% so với cuối năm 2008. Và mức giảm chung tính đến cuối quý 1/2009 là 2,24%. Theo thông tin định hướng từ nhiều doanh nghiệp, nhu cầu vay của họ giảm, hoặc có xu hướng chuyển đổi các khoản vay bằng ngoại tệ (chủ yếu bằng đôla Mỹ) sang tiền đồng để hạn chế rủi ro tỷ giá, sau khi tỷ giá USD/VND đã tăng nhanh và mạnh trong thời gian qua.

Quý 1/2009 cũng là thời điểm mà các ngân hàng tập trung giải ngân theo chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất của chính phủ. Tính đến ngày 3/4, số dư nợ cho vay loại này đã đạt 202.131 tỷ đồng. Tuy nhiên, hỗ trợ lãi suất chỉ tác động vào dư nợ ngắn hạn là 630.000 tỷ đồng, chứ không tác động làm tăng trưởng dư nợ trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)