II. HIỆU QUẢ SỬ DUNG VỐN
2. Những hạn chế và vấn đề cần đặt ra
3.2.1.2: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Qua phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn lưu động của Công ty trong thời gian qua có thể cho thấy nhu cầu về vốn lưu động của công ty là rất lớn tuy nhiên vốn lưu động thường xuyên của công ty thường không đáp ứng đủ nhu cầu. Do vậy, Công ty phải thường xuyên huy động nguồn vốn từ bên ngoài để trang trải cho các kế hoạch của công ty. Tuy nhiên nếu mức vốn lưu động thiếu hụt sẽ gây nên tình trạng công nợ lớn. Chính vì vậy Công ty cần xây dựng một định mức vốn lưu động phù hợp với thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình không gây ra tình trạng thiếu vốn lưu động.
Trong khi vốn lưu động của Công ty bị thiếu hụt thì công ty vẫn bị một số khách hàng chiếm dụng một lượng vốn điều này nếu không được giải quyết hợp lý thì thiệt hại của công ty là rất lớn. Do đó công tác thu hồi vốn cần được thực hiện nghiêm túc và tích cực hơn. Bên cạnh đó thì công ty cũng cần phải cân nhắc đối với từng khách hàng để có biện pháp sao cho có được nguồn vốn thích hợp cho doanh nghiệp mình. Tránh tình trạng khách hàng nào cũng là con nợ lớn của Công ty. Để có chính sách tín dụng thương mại hợp lý công ty cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro hay uy tín của khách hàng. Bên cạnh đó cần phải tính toán xem nếu bị chiếm dụng vốn như vậy thì công ty có được lợi gì từ điều đó không.
Để đánh giá được mức độ rủi ro khi đầu tư vào vấn đề nào đó thì công ty cần xem xét trên một số khía cạnh như mức độ uy tín của khách hàng cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp đó...Nhìn chung với các điều kiện đó thì doanh nghiệp có thể sử dụng một số thông số kỹ thuật sau:
Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ. Các khoản giảm giá chấp nhận.
Các khoản chi phí phát sinh thêm cho việc tăng các khoản nợ. Dự đoán các khoản phải thu của khách.
Giá bán sản phẩm . ... ... …
Đồng thời vốn lưu động trong khâu dự trữ cũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm đi. Bên cạnh đó các kế hoạch kinh tế năm sau cần được công ty thông qua với các chỉ tiêu cụ thể tránh tình trạng thiếu hụt nguồn vốn.
Tóm lại, qua việc phân tích, đánh giá cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty Sông Đà 11-Thăng Long đang có sự tiến triển tốt. Điều này cần được giữ vững và phát huy trong những năm tới. Đồng thời Công ty cũng cần phải nắm bắt những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình để có các chính sách cũng như biện pháp thích hợp để tận dụng cũng như tránh tính trạng thiếu hụt cho nguồn vốn của doanh nghiệp. Một điều quan trọng là khi thực hiện các giải pháp đó thì công ty cũng cần phải tính toán cũng như cân nhắc sao cho chi phí bỏ ra phù hợp với điều kiện tài chính của mình và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.