Bảng 2.3: Một số nhãn hiệu xi măng

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Xi măng (Trang 34 - 39)

1 Phúc Sơn Hải Dương

2 ChinFon Hải Phòng

3 Nghi Sơn Thanh Hóa

4 X77 Hà Nam

5 X78 Lạng Sơn

7 Hệ Dưỡng Ninh Bình

8 Tiên Sơn Hà Tây

9 Duyên Linh Hải Dương

10 Sông Đà Hòa Bình

*Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Dự báo vài năm tới hàng loạt các dự án xi măng lớn đang trong quá trình xây dựng gần đến giai đoạn kết thúc để đi vào sản xuất kinh doanh ( hiện đang triển khai đầu tư xây dựng 30 triệu tấn/năm), lượng xi măng cung cấp cho thị trường trong những năm tới sẽ tăng đột biến, nhu cầu xây dựng có tăng nhưng vẫn chậm hơn so với tốc độ phát triển của ngành xi măng.Do đó, tình hình cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt, các công ty xi măng phải tập trung để giữ được các thị trường hiện tại và mở rộng them các thị trường mới trong tương lai.

Hiện Việt Nam đã gia nhập các tổ chức thương mại thế giới, khu vực, thuế nhập khẩu xi măng sẽ giảm chỉ còn 0%-5%, khi đó các doanh nghiệp xi măng sẽ phải đối mặt trực tiếp với xi măng nhập khẩu từ các quốc gia khác và sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá của xi măng nhập khẩu.

*Sức ép từ phía nhà cung ứng:

Mặc dù nguồn cung vẫn đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng thị trường xi măng trên địa bàn Hà Nội những ngày gần đây đang gặp khó khăn.Nguyên nhân do việc vận chuyển xi măng bằng đường thủy gặp khó khăn, một phần do luồng tuyến quá khô cạn; Một phần do xăng dầu tăng giá làm cho chi phí nhiên liệu chiếm gần 50%doanh thu, các phương tiện vận tải thủy buộc phải giảm tải, hoặc tạm dừng hoạt động, làm cho năng lực vận tải đường thủy thiếu hụt.Trong khi ngành đường sắt cũng không đáp ứng đủ nhu cầu cho vận chuyển xi măng.

Trong khi đó, doanh nghiệp xi măng trong nước sẽ gặp phải nhiều sức ép gia tăng giá thành sản xuất, giảm sức ép cạnh tranh như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất xi măng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của các công ty xi măng nhưng tiếp tục có xu hướng tăng lên.Trong những năm tới nguồn than của các nhà máy xi măng có khả năng bị thiếu hụt do nguồn cung cấp và giá cả sẽ biến động lớn do ngành than nhiều lần yêu cầu tăng giá, nguồn cung cấp than sẽ cạn kiệt dần.Ngoài ra, giá nhập khẩu thạch cao, clinker liên tục tăng, cộng với khó khăn về cước vận tải và cước phí tăng cao sẽ làm tăng giá thành sản xuất xi măng.Những biến động lớn về giá cả xăng, dầu hay điện năng, than…sẽ có tác động đáng kể đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty xi măng, Công ty Cổ phần Thương mại xi măng cũng không thể tránh khỏi luồng xoáy khan hiếm hàng cũng như chịu mức giá thành cao.Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn như hiện nay, chính sách tiết kiệm chi phí sản xuất là một trong những yếu tố rất quan trọng nâng cao sức cạnh tranh của công ty, nhất là cạnh tranh với xi măng nhập khẩu khi Việt Nam thực hiện cam kết với WTO giảm thuế xi măng.

*Sức ép từ phía khách hàng.

Khách hàng vừa là cơ hội vừa là nguy cơ đối với công ty.Sức ép từ phía khách hàng mạnh hay yếu phụ thuộc vào các yếu tố :

- Mức độ tập trung của khách hàng : Xi măng thường được sử dụng trong xây dựng nhiều ở các Thành phố lớn, có dân cư đông, thu nhập của dân cư cao.Tuy nhiên khách hàng có xu hướng chọn những công ty kinh doanh sản phẩm có chất lượng cao hoặc có khuyến mại, có dịch vụ hoàn hảo.Do vậy, khách hàng sẽ tạo ra sức ép lớn đối với Công ty CP TMXM nhất là khi có sự thâm nhập của xi măng nhập khẩu.

- Tỷ trọng mua sắm của khách hàng: Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng cao, do đó đòi hỏi mỗi công ty kinh doanh cần phải nắm bắt được thị hiếu cũng như khả năng mua sắm của khách hàng để có thể cung ứng kịp thời và đầy đủ.

- Mức độ trung thành của khách hàng : Thói quen tiêu dùng của người dân vừa là một lợi thế đồng thời cũng là một khó khăn đối với công ty hiện nay. Người dân thường tiêu dùng những sản phẩm đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường hoặc những sản phẩm họ đã sử dụng trước đó.Để giữ được những khách hàng truyền thống của mình, các công ty kinh doanh xi măng cần phải thực hiện một số chính sách hậu mãi hoặc khuyến mại cho những khách hàng thu mua số lượng lớn.Còn đối với khách hàng đang nhắm tới thì công tác quảng cáo và khuyến mãi vẫn là chính sách được đề cao.

Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có sự xuất hiện làn song đầu tư mới của các doanh nghiệp nước ngoài vào các khu Công nghiệp, do đó, nhu cầu xây dựng cao ốc, văn phòng, căn hộ cho thuê cao cấp...có thể khiến sản lượng ngành xi măng tăng đột biến( 10%-14% ).Tuy nhiên, đây là nhóm khách hàng khó tính, ngành xi măng phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu các công trình.

2.3.Môi trường bên trong: *Thực trạng về tài sản:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG Cho kỳ hoạt động từ 1/1/2006 đến 32/12/2007 (Lập ngày 25/2/2007) Đơn vị tính : VNĐ Tài sản Mã số 1/1/2006 1/1/2007 31/12/2007 A-Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 172.650.541.351 132.036.347.832 166.437.325.577 I.Tiền 110 72.252.647.508 66.468.718.754 93.818.152.022 II.Các khoản đầu tư tài chính

III.Các khoản phải thu 130 68.178.106.689 43.481.993.831 66.233.295.973 IV.Hàng tồn kho 140 32.118.390.573 22.031.953.447 6.329.626.340 V.Tài sản ngắn hạn khác 150 101.396.581 53.681.800 56.251.242 B-Tài sản dài hạn 200 42.233.821.277 14.600.787.933 13.117.497.071 II.Tài sản cố định 220 42.058.845.970 11.420.012.945 9.946.624.899 1.Tài sản cố định hữu hình 221 24.938.195.943 11.152.540.136 9.553.800.187

2.Tài sản cố định thuê tài chính 224 - - -

3.Tài sản cố định vô hình 227 180.000.000 180.000.000 180.000.000

4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 16.940.650.027 87.472.809 212.824.712

III.Bất động sản đầu tư 240 - - - IV.Các khoản đầu tư tài chính dài

hạn 250 - - - V.Tài sản dài hạn khác 260 98.806.399 3.104.606.080 3.094.703.264 Tổng cộng tài sản (270=100+200) 270 214.884.362.628 146.637.135.765 179.670.113.688 Nguồn vốn Mã số 1/1/2006 1/1/2007 31/12/2007 A-Nợ phải trả 300 152.741.903.792 102.364.184.808 115.497.633.410 I.Nợ ngắn hạn 310 109.077.745.893 98.331.827.685 112.582.154.941 II.Nợ dài hạn 330 43.664.157.899 4.032.357.123 2.915.478.469 B.Vốn chủ sở hữu 400 62.142.458.836 45.170.704.941 64.172.480.278 I.Vốn chủ sở hữu 410 58.436.196.156 41.606.663.501 62.717.384.838 II.Nguồn kinh phí và các quỹ khác 430 3.706.262.680 3.564.041.440 1.455.095.440

1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 3.706.262.680 3.564.041.440 1.455.095.440

2.Nguồn kinh phí 432 - - -

3.Nguồn kinh phí đã hình thành

TSCĐ 433 - - -

Tổng cộng nguồn vốn

(440=300+400) 440 214.884.362.628 146.637.135.765 179.670.113.688

( Nguồn số liệu : công ty cổ phần thương mại xi măng)

*Đánh giá hoạt động kinh doanh và tiêu thụ của công ty

Những thành tựu đạt được:

Trong suốt thời gian qua, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng được nâng cao.Mặc dù thị trường luôn có nhiều sự biến động nhưng với sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc và các phòng ban tham mưu thì tình hình kinh doanh công ty không ngừng được cải thiện.Các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận tuy có giảm nhưng đang được nâng cao, thêm vào đó, mức sống, mức thu nhập của cán bộ công

nhân viên cũng không ngừng được thay đổi,uy tín của công ty được củng cố một cách rõ rệt.

Bảng 2.4 : Báo cáo tài chính và công tác tiền lương của công ty

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Xi măng (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w