Giọng trăn trở, day dứt.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TRIẾT LUẬN VỀCON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986- 2000 (Trang 81 - 89)

Giọng điệu này dễ nhận thấy khi ngòi bút của nhà văn chạm đến những vấn đề nhức nhối: những được- mất, thắng- thua, thiện- ác, tốt- xấu,… có trong cuộc đời của mỗi con người. Đặc biệt, đó là lúc nhà văn dừng lại, nhìn sâu một cách trầm tĩnh vào con người cá nhân, trăn trở với thân phận con người, day dứt trước tình người nhiều lúc nhẹ như chiếc lá, trước những lỗi lầm mà con người hoặc cố ý, hoặc hồn nhiên gây ra. Với giọng trăn trở day dứt, đời sống nội tâm nhân vật được khám phá và khai thác trên những chiều kích sâu, rộng khác nhau, làm vỡ ra tâm hồn vốn rất phong phú và phức tạp của con người. Làm nên giọng

điệu này là sựđan xen uyển chuyển chủ yếu giữa các lời văn trực tiếp của nhân vật, lời nửa trực tiếp- lời tác giả nhưng ý thức, ngữđiệu hướng về nhân vật trong tác phẩm được nói đến, và lời gián tiếp của người kể chuyện.

Sống giữa sự giàu sang, đủđầy của văn minh vật chất nơi phố thị, người đàn bà trong

Tiếng rng của Hiền Phương không lúc nào cảm thấy bình yên bởi cái trống vắng vây bọc chung quanh trong tâm hồn chị. Cái nỗi niềm này không được chia sẻ, nó cứ chà xát lại trong lòng chị, thành nỗi trăn trở, day dứt: “Nhưng rồi đêm đêm, tôi lại nhìn lên trần nhà và bốn vách tường câm lặng. (…) Một nỗi niềm gì đó bóp nghẹt trái tim tôi. Hình như thiếu vắng một khoảng không nào đấy” [B.22, tr. 26]. Cái khoảng không cần thiết cho một tâm hồn mềm mại và nhạy cảm, đủđầy tình yêu và sinh lực. Nó luôn mang một khát vọng hướng đến cái đẹp một cách hoang dã và sang trọng. Nó muốn bứt tung ra cái hiện tại chật chội. Cho nên, “đêm đêm, một nỗi buồn mênh mang từ nơi sâu thẳm nào kéo đến. Ôi cuộc sống này, một cuộc sống thật to lớn, thật hoàn hảo, nhưng lại quá nghèo nàn đối với tôi. Chẳng làm sao hiểu được nữa, nó không có tình yêu chiếu sáng, nó đặt người ta nằm trong căn phòng hình hộp như nằm trong ngôi mộ” [B.22, tr. 27].

Nhưng những nỗi niềm riêng đó, chị lại không chia sẻ được cùng chồng nên cảm thấy lòng day dứt biết bao: “Từ lâu, tôi đã im lặng với anh. Tôi vô cùng đau khổ vì không thể nói

Ở đây là lời gián tiếp của người kể chuyện, chủ thể của những lời lẽ bày giãi chứa

đựng khát khao muốn được thay đổi kia. Ở vị trí này, nhân vật trong truyện có điều kiện bộc lộ toàn bộ thế giới nội tâm của mình như lời âm thầm mong được chia sẻ một cách thành thật nhất mà không ngại vấp phải một trở lực nào. Chốn nội tâm, vì thế, được khơi thông. Người

đọc với vai trò là người lắng nghe cũng dễ dàng chia sẻ và nhận ra, trong sâu thẳm nội tâm con người ẩn chứa bao nỗi niềm mà phải thật lắng lại mới có thể cảm thông, mới hiểu được rằng cái phần quá khứ của những ngọt lành trong mỗi con người là không cách nào xóa đi

được.

Nhân vật Hải trong Im lng của Nguyễn Ngọc Tấn trực tiếp nói ra cái nỗi niềm day dứt bấy lâu, một trong những nhân tố đưa anh đến căn bệnh thần kinh, mà nghe như lời tự

buộc tội mình. Lời bộc lộ trực tiếp của nhân vật thể hiện tâm tư, tình cảm rất thật của người trong cuộc. Người đọc có thể cảm thông cho những cay đắng, mất mát mà anh phải chịu, hiểu thêm hơn về những ngang trái, căm hờn mà người đàn bà tội nghiệp kia cắn răng không hé nửa lời vì sự nghiệp chung của cách mạng. Để rồi, khi vỡ lẽ ra, anh day dứt: “Khi tình thương trở lại, tôi mới bắt đầu hiểu được cái đức tính nhịn nhục yêu chồng vô giá của người

đàn bà. Tại sao những đau khổ nhỏ nhặt khác họ thà chịu đựng một mình, không hề hé răng với chồng, nhưng những đau khổ lớn người ta dám nói thật ngay với mình” [B.24, tr. 106].

Trước một sinh mệnh mà dây neo trần gian đang rất mong manh, nhân vật tôi trong

Dây neo trn gian băn khoăn, đau khổ tìm mọi phương cứu chữa. Đến bước đường cùng, không còn một giải pháp nào khác, chị đành hành động “điên rồ” dù trong sự kiểm soát của lí trí: “Một kẻ có dăm ba chữ trong đầu mà lại đi nghe lời mụđiên đấy ư? Thế thì mình cũng

điên rồ nốt!...” [B.7, tr.36].

Lời trực tiếp của nhân vật hòa trong lời gián tiếp của người kể chuyện tạo một điểm nhấn khắc sâu nội tâm nhân vật tưởng nhưđang đứng giữa đôi bờ của dòng chảy, mà chỉ cần lơ là một chút, chậm trễ một chút là sẽ không còn kịp nữa. Chính trong hoàn cảnh bức bách này liên tiếp dậy lên trong chị nỗi trăn trở giữa hành động và buông xuôi. “Nhưng chẳng lẽ

ngồi bó tay nhìn anh một mình- chới với rồi mất hút trong cõi chết? Thà làm một cái gì đó thật điên rồ, còn hơn là không làm gì [B.7, tr.36]. Lời trực tiếp của nhân vật giúp lí giải sự

lựa chọn hành động của nhân vật trong cái tình thế dở khóc đở cười này. “Phải chăng trong những lúc cùng quẩn người ta càng phải tìm một việc làm điên rồ nào đó để tránh rơi vào

Nói như một nhân vật của Nguyễn Minh Châu, chiến tranh như nhát dao phạt đứt lìa hai nửa cuộc đời người. Mất mát, chia lìa là không gì bù đắp nổi. Hoàn cảnh của một người mẹ có con chết trận nhưng không có giấy chứng nhận là liệt sĩ, đành sống hẩm hiu, một mái nhà tình nghĩa cũng phải rạch ròi khiến lòng người không bình yên. Lời nửa trực tiếp hướng về nội tâm nhân vật, cũng là lời độc thoại nội tâm nhân vật: “Tại sao anh khắc khe chính xác và lạnh lùng đến vậy. Trong chiến tranh có phải mất mát nào cũng rõ ràng? Mà sự mất mát này có thểđền bù được gì và có dễ gì chia sẻ bù đắp nổi” [B.2,tr. 285] Hoa mua trng- Như

Bình). Sự trăn trởđược khắc sâu trong dạng câu hỏi tu từ làm bật lên nỗi thổn thức, nỗi chơi vơi về góc khuất của lòng người, của cuộc đời không làm sao lật xóa được. Chính vì vậy mà lòng người trăn trở. Với giọng điệu này, nhà văn vừa tập trung thể hiện nhân cách nhân vật qua dòng ý thức của nhân vật trực tiếp giãi bày vừa khắc họa được tính nguyên tắc của nhân vật gián tiếp được nói đến: người cán bộ địa phương, người đang giữ trọng trách đối với đời sống người dân, nhất là những người dân thuộc diện chính sách.

Đời sống con người là một dòng chảy miên man và vô tận. Bao kiếp người, không ai giống ai trong hình hài, suy nghĩ và phương cách lựa chọn cho mình một dòng chảy. Nhưng con người lại giống nhau một cách kì lạ. Lẽ sinh tồn và giá trị vật chất sở hữu phương cách sống. Bao đổi thay, biến động của đời sống con người, trong những lát cắt của hồi kết, tụ lại thành nỗi ngậm ngùi, trăn trở: “Những nhánh sông ở làng tôi vẫn chảy đi trăm ngả. Ông tôi

đã đi hết một dòng chảy nhỏ và bây giờ đang hóa vào cái xanh thẳm hư vô trong cõi mênh mông vô cùng. Nước sông ở quê thì đỏ mà ra đến biển lại xanh, ở nơi ấy, cuối cùng những dòng chảy những người như ông tôi đã tìm thấy gì? Ngôi làng linh địa như con đò mắc lại ngã ba sông, để những người như ông tôi ngồi thả hồn theo dòng nước mà nghĩ về kiếp nhân sinh” [B.31,tr. 429]. Bên b nhng dòng chy- Nguyễn Đình Tú). âu văn dài tạo âm hưởng man mác cho lời văn, nửa như trầm uất, nửa như xót xa. Cách dùng lời gián tiếp của người kể chuyện vẫn thường khắc họa nội tâm nhân vật sâu sắc, cảm động, cũng là một cách rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật và người đọc.

Niềm (Dù phi sng ít hơn- Dạ Ngân) khi chia sẻ với chồng cái điều khó khăn nhất trong đời sống tinh thần của vợ chồng: đón con của chồng vào nuôi và cuộc gặp gỡ của anh với cô ấy, Niềm thấy lòng không sao ngủ yên. Trong chị cứ cồn lên bao suy nghĩ chó cái cảm xúc của ngày đó, cái ngày mà Thịnh đợi chờ. Niềm thấp thỏm nỗi xót xa. Nhìn cành mận hồng đào lấp ló những chùm trái muộn mằn eo thẹo, chị thổn thức: “Mọi thứ muộn mằn

chờ đợi điều gì. Đôi chim sâu nhíu nhít những âm thanh quen thuộc trong cõi xanh um. Không bao lâu nữa, sẽ có một đôi chim khác thay đôi chim bé bỏng kia. Chừng đó chị có chịu nổi tiếng nói líu ríu xa lạ của chúng không?” [B.20, r. 346].

Dạng câu hỏi tu từ thường được dùng để thể hiện nội tâm nhân vật qua giọng trăn trở, nhiều cảm xúc. Ở đây vẫn là lời nửa trực tiếp, trực tiếp đi sâu vào nội tâm nhân vật, soi chiếu nhiều chiều. Nhân vật Niềm quyết định cho đi, nghĩa là hi sinh hạnh phúc riêng của mình cho người khác, nhưng lòng lại ưu tư, day dứt lẫn tiếc nuối những tháng ngày êm ấm đã qua. Chính góc nhìn này hướng người đọc cùng suy ngẫm, chia sẻ và đồng cảm với những nỗi niềm ngổn ngang đang diễn ra trong nhân vật, có điều kiện cùng nhân vật chiêm nghiệm về

những lẽđời.

Hu thiên đường của Phan Thị Thu Huệ là một tiếng thở dài trong nỗi trăn trở triền miên của người mẹ lâu nay “để tuổi thơ của con trôi qua trong nỗi buồn của sự cô đơn và hứng chịu nỗi cay đắng của một người đàn bà bị phụ bạc” [B.12, r. 8]. Trải qua một đoạn

đường đời, hạnh phúc và đau khổ, và cô đơn, chị mới nhận ra trong nuối tiếc, chua xót: “Khi tôi chợt hiểu ra ở đời mọi sựđều có thể xảy ra như thế cả thì cũng quá muộn rồi. Tuổi già sầm sập chạy sau lưng” [B.12, tr. 7]. Chị đã chống chọi lại nó bằng những trò chơi của những người đàn bà ham hố, càng đau khổ, thất bại, càng kêu đòi, đón nhận, trong khi những người đàn ông thì “rất biết kết hợp những nhu cầu của bản thân và hoàn cảnh khách quan bên ngoài, làm sao vừa được lòng những người đàn bà như tôi. Và họ thì cũng chẳng mất gì cả. Chỉ có con tôi là khổ thôi” [B.12, tr. 8]. Lời gián tiếp của người kể chuyện hay lời nội tâm nhân vật làm trỗi dậy nỗi day dứt triền miên về tình cảnh đơn lẻ của người phụ nữ dở

dang nỗi hạnh phúc, dở dang nỗi yêu thương.

Con tôi lớn thật rồi. Sao đến bây giờ tôi mới biết đến điều đó nhỉ? Những người đàn ông đi qua đời tôi như thể bất chợt họ gặp cơn mưa rào, mà họ thì không mang vải nhựa để

che. Tôi là một cái hiên rộng để họ chạy vào đó, yên tâm, tưng tửng chờ cho qua cơn mưa, rồi về nhà. Hóa ra lâu nay tôi đi đường tôi, còn con gái tôi thì tự tìm một đường mà đi. Liệu nó có đi lại con đường của tôi không?” [B.12, tr.14]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuốn nhật kí của đứa con gái tội nghiệp đánh thức người mẹ về ý thức trách nhiệm và nỗi lo sợ con đường phía trước của con: “Tôi cảm giác như mình đang bắt đầu đứng ở cuối con đường, nhìn thấy con mình đang giẫm chân lên nơi mà mình đã đi qua, nhưng không ngăn nó dừng lại được” [B.12, tr.15,16].

Và trong nỗi âu lo và đau khổ của người mẹ khi biết con mình sắp bước vào chốn hậu thiên đường, con đường mà chị đã đi qua, đau xót nhận ra: “Thế mới hay, ai cũng nhem nhẻm nói rằng mọi thứ đời đều có giá của nó. Hoặc trồng cây gì thì ăn cây đấy. Gieo gì gặt đấy. Nhưng tôi, tôi có gieo gì đâu mà sao đời tôi toàn cỏ dại. Chẳng lẽ, một phút siêu lòng mà lại khốn khổđến thế này sao?” [B.12, tr. 17].

Để đến khi con thực sự giẫm chân lên cái thiên đường hun hút, chị mới hoảng hốt: “Tôi phải làm gì bây giờ hả trời? Không phải con đang chấp chửng ở miệng vực nữa rồi. Bao giờ thì chìm xuống đáy?” [B.12, tr.23] “Con ơi, con ởđâu. Sao khổ thế hả con, ai cứu con tôi bây giờ, ai giúp tôi lôi nó ra cái thiên đường địa ngục đó bây giờ?” [B.12, tr. 25]. Lối dùng hàng loạt những câu hỏi tu từ, điểm nhìn nhân vật mỗi lúc lại càng di chuyển sâu vào trong thể hiện nỗi trăn trở, day dứt khôn nguôi trong lòng nhân vật.

Sự chuẩn bị cho một cái chết sao cho “hợp tình hợp lí” mà không làm phương hại đến, nhất là đối với những đứa con ruột thịt, của người mẹ già được nhà văn Dạ Ngân thể hiện trong nhiều giọng đan xen: Chua, xót, trăn trở lẫn đắng cay: “Bà mẹ dòm lom lom vào bánh xe với ý định sẽ lao vào khi chiếc xe lại bên đường. Nhưng nghĩ lại bà thấy không thể, nếu bà chỉ bị thương để thành tàn tật và lại thành gánh nặng cho con cái thì sao? (…) Nhưng bà không thể tháo lui được nữa trong hki mỗi khắc bà mỗi về gần với đứa con ở quê nhà. Hay là bà cứ về với nó, cứ trơ lì trước những câu xa gần với nàng dâu “dùi đục” chỉ để được sống và được chết một cách tự nhiên. Nhưng trước sau gì chúng nó cũng giải bà lên thành trong hki bà không thể hét lên: “Tụi con hãy để cho má chết”. “Thương má thì hãy để cho má chết!Chưa bao giờ bà trải qua giờ phút tâm can bị xâu xé ác liệt như bây giờ nên có lúc bà thấy mình ngắc ngư và nghẹt thở. Rồi bà lại thầm mong mình bị cảm gió nên chết thì thì đi. Nhưng nếu bà chỉ á khẩu hay bị gió đánh liệt tay chân và lại bịđưa về cho các con thì sao?” [B.19, tr. 374].

Có thể thấy mật độ câu hỏi tu từ xuất hiện đậm đặc trong giọng điệu này. Nó tạo một âm hưởng đặc biệt trong cách biểu lộ nội tâm nhân vật với những trăn trở, dằn xé một cách

đau đớn. Câu văn dài như những lời trần tình về cái nỗi khổ làm se sắt trái tim người mẹ. Những trăn trở, day dứt, những đớn đau, hờn tủi được bộc lộ qua những lời nửa trực tiếp, thể

hiện trạng thái tinh thần bên trong của nhân vật bằng cái nhìn mang tính khách quan của nhà văn. Và vì vậy, số phận của nhân vật người mẹ hiện lên một cách bi thảm.

Lồng trong lời nửa trực tiếp là lời độc thoại nội tâm của nhân vật càng khắc sâu thêm không gian nội tâm hiu hắt và ảm đạm. Nó khuấy động trái tim người đọc dù hiểu đó là

những éo le, phi lí có trong cuộc đời mà vẫn dội lên niềm đau. Bằng cách này, nhà văn thể

hiện nhân vật thật hơn cả người thật ngoài đời.

Cũng vậy, chịu bao nỗi đau khổ trong đời, người mẹ trong Mùa trái cóc min Nam

vẫn day dứt: “Bao nhiêu năm tôi theo gia đình vào ở trong cái đất miền Nam trù phú này, lúc tôi được hưởng hạnh phúc bên chồng con, muốn gì có nấy, ăn tiêu thừa thãi, nhà cửa sang trong, cũng như lúc một mình một bóng, vào những lúc tàn đêm ngày rạng lắng nghe tiếng mõ cùng tiếng rì rầm đọc kinh thốt ra từ miệng mình. Tôi vẫn thường thấy đau đớn trong lòng, lúc nào cũng như đau tận trong cuống ruột, nghĩ rằng mình là người mẹ hư hỏng, sa

đọa, đáng bỏ đi, hơn thế nữa, một kẻ thù của con tôi, đứa con trai yêu quý nhất của mình. Có phải đấy là tội lỗi hay số phận hả ông?” [B.3, tr. 132].

Lòng người mẹ hiền từ ấy vẫn rất mực bao dung, cái bao dung ngàn đời của những người mẹ Việt Nam, nên cứ gánh hết trách nhiệm, tội lỗi về mình: “Lúc tay lính cần vụ dắt người đàn bà bước qua trước mặt tôi như một tù binh bước ra khỏi phòng thẩm vấn, bà dừng lại một giây nhìn tôi, đó là cái nhìn từ bi của một bức tượng gỗ từ trăm năm để lại: Cái nhìn

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TRIẾT LUẬN VỀCON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986- 2000 (Trang 81 - 89)