Con người với thiên nhiên

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TRIẾT LUẬN VỀCON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986- 2000 (Trang 48 - 53)

Tự bao đời, thiên nhiên trong sự gắn bó với con người là nguồn cảm hứng vô tận cho người nghệ sĩ. Thiên nhiên bao gồm cả con người và cuộc sống. Mọi cái đẹp và sáng tạo, thực ra chỉ ẩn dấu trong tự nhiên.

Dẫu cuộc sống con người có tất bật bôn ba thế nào đi nữa, có khi không cần phải dừng lại, nhìn ngắm, khắc ghi, thì thiên nhiên tự nó cũng neo lại ít nhất trong tâm hồn con người, nhất là những hình ảnh thân quen trở đi trở lại nhiều lần trong đời sống của họ. Cái vai trò to lớn, dịu dàng mà hùng vĩ ấy, một cách rất tự nhiên, đến với với mỗi cuộc đời con người như

là người bạn đồng hành. Nó mang đến cảm giác yên bình, dễ chịu, và thanh thản mỗi khi con người tìm đến. Nó gợi nhắc và mang hơi ấm kỉ niệm để con người quay về sau năm tháng ngược xuôi, để con người tìm đến như một sự gột rửa tâm hồn.

2.2.1. Thiên nhiên tác động đến đời sống con người

Trong Chảy đi sông ơi của Nguyễn Huy Thiệp, hình ảnh con sông quê hương, con sông gắn với tuổi thơ, cái tuổi rất dễ tin vào điều kì diệu trong cuộc sống và mang nỗi đam mê đi tìm niềm tin ấy, mãi mãi còn lưu lại trong kí ức của nhân vật “tôi”. Đó là “con sông bến nước mơ màng và buồn cô liêu, nửa như chờ đợi, nửa như hờn dỗi.” “Con sông và bến

đò ấy gắn với đời tôi những năm thơ ấu. Hồi ấy nhà tôi ở cách bến đò chừng dăm trăm thước. Ngoài giờ đi học, thỉnh thoảng tôi vẫn lang thang xuống bến đò chơi. [B.29, tr.5]

Năm tháng đi qua, những kỉ niệm ấy vẫn trở về nguyên vẹn. Những thanh âm vang trên mặt sông như vẫn còn ngân dài bên tai người xa xứ: “Tiếng gõ đuổi cá lanh canh và tiếng sóng vỗ oàm oạp bên mạn thuyền nan làm tôi mê mải. Ở trên mặt sông ánh sao mờ hắt xuống những vệt lăn tăn đẹp đến lạ lùng. Hàng chục chiếc thuyền bé nhỏ lặn tờ trôi trên mặt nước. Tiếng ho hắng, tiếng rít thuốc lào và tiếng lầm rầm đọc kinh cầu nguyện nghe thú vô cùng. Về sáng, một dải sương mù buông tỏa trên sông, không thể phân biệt giữa bến với bờ, giữa đường mặt sông với đường chân trời nữa. Những con cá mòi màu trắng bàng bạc đầy trong lòng thuyền. Mùi khói thơm nồng và mùi cá nướng thơm ngậy lan trong không khí ban mai trong sạch. Tất cả những quang cảnh ấy và cảm giác ấy đều thật tuyệt vời.” [B.29, tr.6].

Nhân vật ông Khúng trong Phiên ch Giát (Nguyễn Minh Châu) đã bỏ lại một vùng biển quen thuộc phía sau, đưa gia đình lên rừng khai vỡ đất hoang, lập nghiệp. Bao nhiêu năm rồi, kí ức về quê cũ tưởng như lắc mù khơi. Nhưng nó vẫn trở đi trở lại trong tâm tưởng của người nông dân một đời lam lũ cái hình ảnh làng Khơi cùng âm thanh của tiếng sóng biển vẫn ngân dài bên tai:

Một trời sao dày như mắt sàng sáng lóng lánh và ướt át. Sương khuya rơi lộp độp và nặng trĩu từ trên những tàu lá xuống mặt đất chung quanh nhà vốn đã ướt đẫm sương. Lão Khúng như một thân cây đầy mấu mắt và vặn vẹo đứng im thít giữa mảnh sân mới nề vôi trắng toát đang hướng mặt về phía biển, lão cùng ngôi nhà đều đang hướng mặt về phía biển, về hướng cái làng Khơi chôn rau cắt rốn của lão, của tổ tiên lão ở dưới ấy. Về hướng

ấy chân trời như thấp hẳn xuống và nhòe nhoẹt trong sương luôn luôn như dội tới hai bên lỗ

tai đầy thính nhậy như lỗ tai loài vật của lão những tiếng rì rầm, rì rào của sóng biển của

đất đai quê nhà và mồ mã cha ông” [B.5, tr.217].

Kí ức về con sông quê hương, về vùng đất cội nguồn ruột thịt rất khó phai mờ trong tâm thức của con người Việt Nam. Mỗi khi có dịp là nó trỗi dậy, âm thầm mà mãnh liệt. Chính điều đó cũng làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, tình cảm của con người.

Trong Bên b nhng dòng chy của Nguyễn Đình Tú có nhiều đoạn gắn với con sông, một trong những yếu tố tạo điểm tựa cho nhân vật chiêm nghiệm lẽđời:

Quê tôi có ba con sông giao nhau tạo nên năm bãi bồi và một ngôi làng nhỏ. Ông tôi bảo những bãi bồi đều mang hình dáng của các linh vật (…). Ngôi làng địa linh đã sinh ra bố tôi ấy trải qua những thăng trầm lịch sử như con đò mắc lại ngã ba sông, cũ kĩ, mộc mạc chẳng hi vọng có ngày bừng thức dậy để trở thành một thị tứ. Kí ức nhắc nhở tôi có những buổi chiều tuổi thơ ông đưa tôi ra bến sông, chỉ cho tôi thấy những dòng nước chảy muôn nơi và bảo: Nước sông ở quê thì đỏ, ra đến biển lại xanh cũng như cũng nhưđời mỗi người là một dòng chảy nhỏ, khi ra đến biển lại hóa cái hư vô xanh thẳm trong cõi mênh mông sau cùng” [B.31, tr.413, 414].

Có thể kể không gian nơi con người gắn bó có sức neo giữ những tình cảm trước những biến cố của cuộc sống trong những truyện ngắn Bến trn gian của Lưu Sương Minh,

Người bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh, và cả Thương nhđồng quê của Nguyễn Huy Thiệp,…

Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh con sông trở đi trở lại nhiều trong những truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới. Trên hết là cái đẹp của thiên nhiên, một thiên nhiên hài hòa,

rộng lượng, chứa đựng tất cả mà cũng cuốn trôi tất cả. Những dòng sông đẹp, buồn và trữ

tình, đằm thắm.

Nhưng cái đẹp vẫn là cuộc sống. Rốt cuộc tất cả những gì là Chân- Giả; Thiện- Ác;

Đẹp- Xấu đều bị dòng sông đời cuốn trôi, lạnh lùng, bình thản, nó giữ tất cả trong kí ức và cũng nhấn chìm tất cả vào kí ức mênh mang. Nó góp phần làm nên đời sống con người. 2.2.2. Thiên nhiên làm phong phú nội tâm và khơi gợi khát vọng hướng thiện.

Nguyễn Huy Thiệp thật tinh tế và nhạy cảm khi thể hiện cái đẹp lắng sâu trong tâm hồn, hòa hợp với tự nhiên. Hình ảnh thiên nhiên trong trẻo trong Muối của rừng là một minh chứng: “Sau tết nguyên đán là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân.

Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn tòan có thể

rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da [B. 29, tr.88].

Thiên nhiên có tác dụng thanh lộc tâm hồn con người. Đời sống của con người sẽ trở

cân bằng một cách hài hòa khi con người gần với đời sống tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên. Con người gắn với lao động, gần gũi với thiên nhiên, sống trung thực là con người có cuộc sống lành mạnh. Đấy là sự khám phá ra cái phần khuất lấp sau trong mình khi con người trở lại với thiên nhiên nguồn cội “không gian tràn ngập một thứ tình cảm dịu dàng và bí ẩn. Cây lòa xòa bên đường. Tôi không xác định được thời gian sống hiện tại của mình. Trong tôi không hề có hình ảnh nào của thành phố tôi hằng sống, thậm chí tôi quên mất cả

khuôn mặt thân yêu của bố mẹ tôi” [B.29, tr.192].

Trong Tiếng rừng của Hiền Phương cũng vậy. Đắm mình trong thiên nhiên, con người cảm thấy lòng dịu lại và tràn ngập một tình yêu: “Những đêm thu dịu dàng kì lạ. Những buổi sáng, từng chùm ánh sáng chói lòa mạnh mẽ xuyên qua vòm cây lá xanh tươi. Cảđến mặt đất ẩm ướt cũng bồi hồi, và những lá cây hoang dại mọc túm tít bên lối đi cũng sáng lên như bạc. Thiên nhiên cô độc trong vẻđẹp rạng rỡ và dịu dàng. Nó đẩy vào lòng tôi một tình yêu rộng lớn” [B.22, tr. 26].

Đắm mình trong thiên nhiên, con người nhiều khi không cưỡng lại được sức hút của thiên nhiên. Thiên nhiên che chở con người, thanh lọc tâm hồn con người. Nhưng thiên nhiên cũng đồng lõa, hoặc là “tác nhân” làm tăng thêm niềm xúc động dâng trào trong lòng

người phụ nữ. Giữa đại ngàn, con người lại tìm thấy cảm giác mới yên bình làm sao! “Trên

đầu tôi, những ngọn cây cao tít bần bật rung lên như bão. Ngược lại, mặt đất lại quá yên bình. Có lúc rừng im phăng phắc, chỉ còn nghe tiếng chân đàn kiến trên những chiếc lá khô. Cảm giác chiến tranh như bị đẩy lùi về tận bên kia trời. Cả người tôi thấm đẫm một sự bình yên êm ả. lần đầu tiên tôi cảm nhận được sựđại im khôn ngoan của rừng” [B.22, tr. 20].

Giữa thiên nhiên, tâm hồn con người cũng sáng trong như sao trời: “Đêm trước buổi chia tay, chúng tôi đi với nhau đến sáng. Cánh đồng mênh mông ướp hương lúa trổ đòng. Mảnh trăng thượng tuần lơ lửng trên bầu trời trong suốt như thủy tinh. Trăng tan vào lúa. Trăng đọng trong mắt anh. Chúng tôi nằm trên cỏ mềm, vây quanh là mùi đất ầm nồng nàn, mùi đắng ngái của những cọng cỏ non bị dập. Cho đến lúc cả côn trùng, ếch nhái đều lả đi trong giấc ngủ. Một bầu trời tĩnh mịch trong khoảng không vô cùng. Dường như cả hai chúng tôi độc chiếm cả bầu trời, mặt đất. Chúng tôi nằm bên nhau, gần gũi, trẻ thơ, trong suốt” [B.22, tr. 21].

Trong Thương nh đồng quê, những xóm thôn, những cánh đồng, những con người trong truyện,… người đọc cứ nhưđược cùng sống trong thiên nhiên tươi sáng của làng quê xanh tươi, tha thiết, ấm áp tình người.

Mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người là hết sức trực cảm, bí ẩn. Thiên nhiên thức dậy trong sâu thẳm tâm hồn con người sự minh triết nguyên sơ: đừng vô tình, đừng ác

độc, đừng tham lam bởi vì luôn có lẽ công bằng do một thế lực siêu phàm định đoạt. “Sấm nổ vang trời. Chớp lóe sáng. Vũ trụ mở ra vô cùng tận… tôi tin chắc ở lực lượng siêu việt bên trên tôi kia, thấu hiểu tất cả, phân minh lắm, rạch ròi lắm, chắc chắn bảo dưỡng tính thiện trong tâm linh con người, có khả năng an ủi, âu yếm đến từng số phận” [B.29, tr.282].

Chốn tâm linh con người như có một mối dây giao cảm vô hình nào đó với thiên nhiên. Ở những tâm hồn thuần khiết thường nuôi lớn một niềm tin vào cái Thiện, cái Mỹ. Người con trai mới lớn trong Thương nh đồng quê với những nhọc nhằn của cuộc sống cảm nhận rõ rệt những chuyển động của thiên nhiên, của đất trời.:

Tôi tin chắc ở lực lượng siêu việt bên trên tôi kia, đang chuyển vận rầm rộ kia, thấu hiểu tất cả, phân minh lắm, rạch ròi, chắc chắn bảo dưỡng tính thiện trong tâm linh con người, có khả năng an ủi, âu yếm đến từng số phận” [B.29, tr 282].

Ngay từ thời khai thiên lập địa, con người gắn bó rất sâu sắc với thiên nhiên. Phải chăng chính vì thế mà tâm hồn con người vốn thuần hậu. Thiên nhiên chính là nơi nguồn cội

2.2.3. Con người phải gìn giữ, sống hòa hợp với thiên nhiên

Có thể thấy yếu tố này được đề cập trong loạt truyện của Nguyễn Huy Thiệp. Khi con người mang một tâm địa độc ác, với những thèm muốn bất thiện, thì những cảm xúc, tình cảm trong con người sẽ bị phủ lấp bởi cái ham muốn đó. Là một tay thợ săn cự

phách, lão thợ săn trong Con thú lớn nhất (Nguyễn Huy Thiệp) đi quá sâu trong thèm muốn của mình: săn được con thú lớn nhất. Để đạt được điều đó, lão đã hạ không tha một con thú nào, cho dù đó là con công lấp lánh sắc màu với đôi chân “kheo khéo lượn vòng”. Một con người như lão không thể nhận ra được “chỉ có tình yêu mới lượn vòng tinh tế như thế” [B.29, tr 320]. Cái bất ngờ và đau đớn đến kinh hoàng là người chồng, sau khi bắn nhằm vợ, đã “lấy xác vợ làm mồi để săn con thú, con thú lớn nhất đời mình” [B.29, tr 322]. Một khi tình cảm gia đình và người thân không còn là nền tảng của đạo lí, thậm chí phi đạo lí đến man rợ thì mọi mong muốn, đợi chờ cái sẽ đến phía trước của cuộc sống là vô nghĩa, bị rơi vào hố sâu của u mê, của tận cùng thú tính. Nên khi trong bước đường cùng, con người bỏ mất cái tình người là thứ tình cảm nguyên sơ nhất, tối thiểu nhất, cái tình đó là tiền đềđầu tiên để khẳng

định tính người. Lão thợ săn thành con thú, con thú lớn nhất đời lão. Đồng loại cũng không thể dung thứ cho hành vi đó.

Con thú lớn nhất của Nguyễn Huy Thiệp đánh động vào tâm thức của người đọc: khi con người xâm phạm một cách thô bạo vào thiên nhiên sẽ nhận hậu quả nặng nề và bi thảm từ chính hành vi của mình.

Cũng vậy, Sói trả thù, ông Hoàng Văn Nhân là một thợ săn giỏi nhưng ông đã không hiểu được rằng, người thợ săn giỏi không phải là người “không biết sợ là gì” [B.29, tr 333]. Tham vọng rèn cho cậu quý tử của mình cũng săn bắn giỏi như cha, ông đã đưa con trai mới năm tuổi vào rừng theo các cuộc săn bắn, bỏ ngoài tai “lời nói của người già đôi khi như

những lời tiên tri” [B.29, tr 334]. Cái cách cha con ông và phường săn dồn đuổi đàn sói đến

đường cùng và bắn chết con sói mẹ ngay khi nó cố ngoạm một con sói con trong tận cùng tuyệt vọng là một hành vi gây sự dữ dội với tự nhiên. Cái giá phải trả là cái chết đớn đau của

đứa con trai duy nhất của ông, ngay trước mặt ông, cũng là một lời cảnh báo: con người

đừng bao giờ gây sự với tự nhiên, vì đấy là lẽ tồn tại!

Muối của rừng chỉ là một truyện kể về một cuộc đi săn trong rừng và các nhân vật gồm có một con người và một gia đình khỉ. Con người với sự mạnh mẽ và khôn ngoan, lại

được trang bị vũ khí hiện đại lại thua một gia đình khỉ. Thật ra trong cuộc đấu tranh này, sự

Nguyễn Huy Thiệp đã chỉ ra một sức mạnh ghê gớm, cái sức mạnh của quy luật tự nhiên biểu hiện dưới sức mạnh của rừng xanh. Con người phải trả giá nếu can thiệp một cách thô bạo đến tự nhiên. Và (may mà) con người nhận ra cái ác của mình và rời bỏ nó sau khi đã nhận được bài học đích đáng của tự nhiên. Quả thiên nhiên là người thầy lớn nhất trong cuộc sống của con người.

Con người bên trong con người phong phú thường cảm nhận ở thiên nhiên một sức mạnh siêu phàm, một thế lực huyền bí, chi phối con người, mang lại cho nó ý thức về cái hữu hạn, bớt đi ảo tưởng và thêm nhiều hướng thiện. Cảm giác của Ngọc trong Những người thợ xẻ của Nguyễn Huy Thiệp là một ví dụ. “Chúng tôi đi men ở dưới chân núi, vừa bé nhỏ, vừa cô đơn, lại liều lĩnh mà bất lực, thậm chí vô nghĩa nữa. Bạt ngàn là hoa ban trắng, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng” [B.29, tr.134].

Có thể thấy, qua những trang truyện ngắn hôm nay, thiên nhiên chứa trong nó toàn bộ

những quy luật. Quy luật về sự hài hòa của cái đẹp. Quy luật bão dưỡng tính thiện trong con người. Và cả quy luật sinh tồn của con người.

Quy luật vũ trụ giúp con người chiêm nghiệm được về lẽđời, về quy luật cuộc sống. Từ đó mà nhận chân giá trị cuộc sống trong nhiều mối tương quan.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TRIẾT LUẬN VỀCON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986- 2000 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)