Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 103 - 128)

LỜI VĂN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

3.3 Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

Mỗi tác phẩm văn chương là một cung bậc cảm xúc riêng mà ởđó mỗi nhà văn tùy theo tạng văn, tạng người của mình cũng như nội dung tư tưởng mà tác phẩm phản ánh sẽ cân nhắc và lựa chọn một giọng điệu phù hợp. Giọng điệu đó được thể hiện trước hết ởđiểm nhìn của tác giả,

ở mối quan hệ giữa tác giả đối với vấn đề được miêu tả nên vẫn được xem là phương tiện trực tiếp nhất thể hiện được thái độ, cảm xúc của tác giảđối với cuộc sống.

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có phong cách. Quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn không tách rời quá trình trăn trở tìm tòi một phương thức biểu đạt phù hợp và tất nhiên trong

đó có việc lựa chọn một giọng điệu phù hợp cho tác phẩm. Có nhiều giọng điệu được chỉ ra nhưng trong giới hạn nhất định khi dừng lại khảo sát ở mảng truyện ngắn, luận văn nhận thấy có sự lặp lại nhiều lần của bốn giọng điệu quen thuộc, cũng là bốn giọng điệu chính làm nên một phong cách trần thuật rất ấn tượng của Nguyễn Minh Châu mà trước hết đó cũng là “cái duyên” kể chuyện của một nhà văn vốn rất nặng nợ với đời.

3.3.1 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ngọt ngào chất giọng trữ tình, ấm áp, hồn hậu

Ở giai đoạn sáng tác trước 1975, chịu sự chi phối của “khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng anh hùng”, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đi về giọng điệu trần thuật trữ

tình ấm áp, hồn hậu thể hiện ở thái độ trân trọng, niềm tin tưởng và tình cảm yêu thương của tác giả trước vẻ đẹp của quê hương xứ sở, vẻ đẹp của tình người trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.

Hiện lên trên trang truyện ngắn của nhà văn, mỗi nhân vật có một tính cách, một số phận, một hoàn cảnh sống và chiến đấu riêng nhưng nhìn chung họ đều là người tốt, là những cá nhân tích cực trong đời sống chung của cộng đồng. Hướng đến việc phát hiện “người tốt việc tốt”,

khẳng định và ngợi ca phần ánh sáng tốt đẹp trong tâm hồn, phẩm cách con người, Nguyễn Minh Châu đã thật nhuần nhị và tự nhiên để chất giọng trữ tình, ấm áp, hồn hậu thấm trong mạch kể của chủ thể trần thuật.

Người đọc dễ nhận ra chất giọng trữ tình này trong nhiều tác phẩm được sáng tác giai đoạn trước 1975 của tác giả. Chất giọng ấy thấm trong cảm xúc ngợi ca của tác giả khi viết về những người lính cao xạ (Mùa hè năm y, Câu chuyn trên trn địa, Nhng vùng tri khác nhau), về

những nam nữ thanh niên xung phong, những anh cán bộ cách mạng, những cá nhân tích cực yêu nước, giàu tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong tăng gia sản xuất, anh dũng trong chiến đấu (Bui tp cui năm, Gc sn, Đất rng, Chuyn đại đội, Mnh trăng cui rng…)

Việc xác định đối tượng sáng tác ngay từđầu đã quy định cảm hứng chủđạo của nhà văn nên có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành giọng điệu trần thuật của tác giả. Bên cạnh đó, dấu ấn của giọng điệu trần thuật này còn thể hiện rõ ở việc tác giảđã lựa chọn từ ngữ, kiến tạo lời văn, nhịp điệu câu văn thích dụng để diễn tả cảm xúc chân thành của nhân vật.

Người đọc có thể cảm nhận được ở đây xúc cảm sâu lắng yêu thương của chủ thể trần thuật đối với điều mà anh chứng kiến và cảm nhận “Đêm nằm nghe tiếng suối chảy róc rách, thầm thì nho nhỏ thôi nhưng tôi thấy con suối sao mà gan góc và đáng kiêu hãnh” [12; tr 5]. Câu văn dàn trãi hơn bởi sự xuất hiện của nhiều thanh bằng 15/26 và các từ luyến láy tạo âm hưởng hài hoà “róc rách”, “thầm thì”, “nho nhỏ”, “gan góc”… góp phần tạo nên một giọng văn trữ

tình tha thiết, thể hiện được cái đẹp của sự sống bất diệt ẩn mình trong dáng vẻ “gan góc” và “đáng kiêu hãnh” của từng con suối, dòng sông.

Giọng điệu trần thuật mang màu sắc trữ tình nên lời văn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng có cách ngắt nhịp riêng, thường nhẹ nhàng và tuân thủ theo nhịp điệu của cảm xúc của chủ thể trần thuật. Nhiều lần Nguyễn Minh Châu đã sử dụng dạng câu văn dài, từ ngữ giàu hình

ảnh tươi sáng thể hiện sự vận động theo chiều hướng tích cực của mạch truyện, tạo lập một kết thúc có hậu, mở ra niềm tin yêu, chứa chan hy vọng và chân thành trong cảm xúc. “Tổ Quốc đang mặc áo giáp tiễn Phi ra đi hôm nay. Sông Hồng hiện ra ngay dưới chân, một vùng tiếng động xôn xao trên một cái mặt phẳng tối đen mênh mông lộng đầy gió. Phà sang bến bờ bên kia sông thì thành phố kéo còi báo động…” [11; tr 840] (Mùa hè năm y)

Mắt tôi cứng lại vì những hình ảnh vừa qua đang đục đẽo trong trí óc. Tôi ngồi suốt buổi trưa bên giấc ngủ của tiểu đội, thử phỏng đoán những giấc mơ và cuộc đời khác nhau trên các khuôn mặt các chiến sĩ của mình như mới gặp họ lần đầu, trong lòng có muôn cánh bướm đập nhè nhẹ mà náo nức.” [15; tr 542] (Sau mt bui tp).

Cũng có lúc tác giả khép câu chuyện kể của mình lại ở một điều phỏng đoán, một dấu chấm hỏi nhưng hỏi ởđây là cái cớđể chủ thể trần thuật hướng đến người đọc trong giây phút trãi lòng hơn là mong chờ một lời giải đáp. “Tôi gật đầu và mơ màng suy nghĩ: không biết lúc này anh Bản đang ngồi nói chuyện, pha trò với Trình và Đạt hay lại ra ngoài bờ sông đăm đăm nhìn sang trận địa địch?” [15; tr 571] (Bui tp cui năm). “Càng về sáng, sóng biển càng dữ càng xô mạnh vào bờ. Trước nòng pháo của Doãn là những cồn cát trắng tinh tưởng đi không bao giờ hết. Khi trời sáng hẳn, người pháo thủ chính thức đưa mắt lên quan sát bầu trời, mà sao bầu trời cũng xanh một màu xanh của vịnh biển?” [15; tr783] (Câu chuyn trên trn địa)

Hình thức câu văn dài, nhịp điệu dàn trãi, dấu chấm hỏi kết thúc câu đã phát huy tác dụng trong việc diễn tả tình cảm dạt dào tha thiết của chủ thể trần thuật. Là tình yêu thương, lòng tự

hào khi hướng đến vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sắc quê hương, đến vẻ đẹp của tình quân dân trong lao động và chiến đấu; là tâm thế ngợi ca và ngưỡng vọng khi hướng đến cuộc kháng chiến của toàn dân, có thể nói nguồn cảm hứng chủ đạo ấy đã có những ảnh hưởng trực tiếp, chi phối toàn vẹn đến sự hình thành và xuất hiện gần như xuyên suốt của giọng điệu trần thuật này trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đặc biệt ở giai đoạn trước 1975.

Sau 1975, trở về với đời thường, xuất phát từ quan điểm cá nhân, soi chiếu hiện thực cuộc sống từ góc độđời tư thế sự, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã có sự thay đổi trong giọng điệu trần thuật. Không còn giữ vai trò chủ đạo, độc tôn như trước nhưng vốn được bắt nguồn từ niềm cảm xúc chân thành của tác giảđối với đất nước, con người nên chất giọng trữ tình ấm áp vẫn tiếp tục trở về trên trang viết của nhà văn trong nhiều đoạn mạch trần thuật miêu tả cảnh sắc thiên nhiên giàu tính biểu cảm, gắn liền với cảm xúc nhiều dư vị, dư vang của chủ thể trần thuật.

Cỏ lau đồi hoang xanh biếc mơn mởn với những bông hoa như giát bạc vào nền trời mưa giôngkhiến cho “Chung quanh họ, những quả đồi mọc đầy thanh hao cằn cỗi bỗng nhuốm một màu huyền bí và lòng cả hai trở nên phập phồng trong một không gian cũng đang phập phồng…” [12; tr 231] (Cơn giông). Có lúc chất giọng trữ tình này lại chan hoà trong bức tranh thiên nhiên giàu cảm xúc “Thế rồi trong một đêm đông sáng trăng, cái vừng trăng khuyết rồi lại đầy mà tất cả mọi người sống trong thành phốđã bỏ quên giữa bầu trời từ bao đời nay bỗng trở nên sáng tỏ vằng vặc, làm lu mờ hết mọi thứ ánh sáng của con người văn minh”, “Trăng sáng quá. Thứ ánh sáng vừa bâng quơ lạnh lẽo, vừa lai láng tràn đầy đến mức làm não cả lòng người.” [12; tr 356- 357] (Mt ln đối chng)

Đến Sng mãi vi cây xanh, giọng điệu trữ tình đi về cụ thể hơn trong những dòng văn gợi nhớ về người Hà Nội “Lòng người Hà Nội cứ nao nao lên bởi một trời lá rụng. Người đi ngoài phố chợt thấy lát dưới chân mình một thảm lá dày và trên đầu là cả một khung trời vừa trở sắc vàng thau đang từ từđổ ngả xuống một cách êm nhẹ” [12; tr 431] và được thể hiện đậm nét trong lời trần thuật trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng đầy của nhân vật hoặc của chủ thể trần thuật trong câu chuyện kể.

Hãy lắng nghe nhân vật Huân (Sng mãi vi cây xanh) thổ lộ lòng mình bằng tất cả sự

mến thương không gì so sánh được đối với cây cổ thụđang rung rung vòm lá mà trong ý nghĩ của Huân đó là một người bà đáng mến “Bà ơi, trên trái đất này chẳng biết có ai từng vất vả, khó nhọc như bà, hãy cho cháu trở về ngồi trong lòng bà, giữa đất cát, đói nghèo và cây cỏđểăn một quả sấu chua chát đến nỗi phải nhăn nhíu cả mặt mũi và nhìn ra mặt nước sông Hồng vào đầu mùa hè này đã cạn trơ ra những cồn bãi,…” [12; tr 432]

Giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng ởđây được toát lên trước hết từ tình thương yêu vô bờ của Huân đối với người cha đã mất mà theo “truyền thuyết” từ bác Thông thì cây cổ thụ này đã rất thấu hiểu điều đó. Thẩm thấu qua trái tim nhạy cảm của Huân, tình thương yêu đó được giãi bày thật chân thành trong cảm xúc của một người cháu dành cho người bà đáng kính. Đoạn văn ngắn nhưng đã huy động được một lượng ngôn từ giàu tính biểu cảm, với những từ ngữ và hình

ảnh minh chứng cụ thể cho những vất vả, khó nhọc lo toan của người bà, tất cả gắn kết nhau trong sự cân đối hài hoà của nhịp điệu câu văn… tạo nên một đoạn văn giàu tính trữ tình, tươi nguyên trong cảm xúc và cũng thấm đẫm tình người.

Càng dần về sau khi tâm hồn sáng tạo của nhà văn đạt dần đến độ chín “Chín trong sự thương yêu cảm thông với những con người vất vả lam lũ, chịu nhiều hy sinh mất mát” [38; tr 513] thì giọng văn trữ tình này cũng đượm nhiều trắc ẩn hơn trong sự từng trải, hiểu biết của tác giả về những gì được mất giữa muôn mặt của cuộc sống đời thường.

Người đàn bà trên chuyến tàu tc hành, cùng với giọng điệu triết lý, suy tư, chất giọng trữ tình này thấm trong mạch suy tưởng của chủ thể trần thuật về một chuyến tàu tốc hành sẽđưa Quỳ trở lại với cuộc sống hôm nay “Người đàn bà trẻ tuổi vận quân phục ngồi trước mặt tôi đang bước những bước chân thành kính, rón rén trên một vùng cỏ xanh mượt. Mỗi lá cỏ như thầm thì nhắc nhở về một mối tình sâu nặng, đẹp đẽđã qua, và lần này mặt đất lặng lẽ trao trả lại vào bàn tay chị trái tim hồng hào của chị. Chị bước lên con tàu sau khi cúi hôn lên một cái nắm đất một lần cuối cùng, và đoàn tàu đang hổn hển băng mình lao vun vút đi giữa sông hồ, làng mạc, giữa hơi thở nóng hổi của cuộc đời, đem chị ra khỏi cánh rừng thiêng liêng để trao trả lại cho cuộc đời hiện tại.” [12; tr 202]

Hình thức câu văn dài, nhịp điệu câu văn dàn trãi cùng sự xuất hiện nhiều tính từ, nhất là những từ biểu lộ sắc thái tình cảm “thành kính”, “sâu nặng”, “đẹp đẽ”, “thiêng liêng”… tạo nên giọng điệu trữ tình quen thuộc vốn đã có từ trước của Nguyễn Minh Châu. Giọng điệu đó xuất hiện như sợi dây xâu chuỗi các sự kiện giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, nối liền hai bờ thực tại và mơ tưởng trong dòng cảm xúc của chủ thể trần thuật. Từ đó nó cũng tạo ra được trường liên tưởng tương thích với lời văn đẩy cả hai cùng tham gia hữu hiệu hơn vào quá trình khám phá thế

giới nội tâm vừa đằm thắm vừa xốn xang trong dòng suy tưởng nhân vật, cũng là thế giới đầy ba

động trong cảm thức của con người.

Ở một trường hợp khác, trong thiên truyện cuối cùng của nhà văn -Phiên ch Giát, người

đọc cũng cảm nhận được chất giọng trữ tình ấm áp này luồn sâu trong cảm thức mơ hồ của nhân vật “Lão nhớ lại cánh rừng ở trong giấc mơ với tàu lá xanh thẫm, cây lim lẫn thông già mọc trên vách đá, những con bò đã đi đứng trên vỉa núi đá đầy cheo leo hoặc bình yên gặm cỏ giữa những khoảng rừng bằng ngập đầy nắng. Trong đàn bò kia đã từng có mặt lão, cái dáng dấp thong dong và thư thái nhất trần đời của lão.” [12; tr 607].

Đoạn văn trên được cấu tạo bởi hai câu nhưng là hai câu phức hợp đầy gợi cảm. Nó không chỉ dựng được cả không gian rộng lớn với “cánh rừng” và “vách đá” mà còn gợi tả được tâm trạng mơ hồ, vô định của lão Khúng khi một mình lọt thỏm giữa vùng không gian đó. Tâm trạng

ấy lan toả theo phức điệu thời gian, qua không gian để cuối cùng dừng lại ở giấc mơ hoá thân đầy hãi hùng của lão “trong đàn bò kia đã từng có mặt lão”.

Có thể nói, giọng điệu trữ tình ấm áp hồn hậu đã là một giọng điệu quen thuộc có mặt trong hầu hết các sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Dừng lại ở những tác phẩm ra đời trước 1975 của tác giả, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng anh hùng thiên về khẳng định ngợi ca là chính, chất giọng này hiện diện khắp trang truyện kể. Đến sau

1975, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu vẫn đi về chất giọng ấm áp ấy nhưng đằm sâu và trắc ẩn hơn ở cảm xúc thể hiện.

Sử dụng nhuần nhị giọng điệu trần thuật này, Nguyễn Minh Châu đã tạo nên trong tác phẩm của mình những dòng văn, trang văn dạt dào cảm xúc. Đó là những cảm xúc rất thật nhưđã

được bắt nguồn từ tấm lòng nhân ái rất mực yêu thương con người, yêu thương cuộc đời của tác giả. Với giọng điệu trữ tình ấm áp và hồn hậu, câu chuyện Nguyễn Minh Châu kể đã thật sự đi sâu vào dòng đời, dòng người để người đọc cảm nhận rõ hơn sự trong trẻo hồn hậu của nó, đồng thời cũng thêm hiểu và thêm tin yêu hơn cuộc sống hôm nay.

3.3.2Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thâm trầm, khắc khoải một giọng điệu triết lý, suy ngẫm, phẩm bình

Mang chủđích sáng tác rõ ràng “Mỗi truyện ngắn tôi nêu ra một trường hợp cụ thể và xen vào mạch kể chuyện, tôi bàn bạc về quan niệm sống hoặc báo động một điều gì” [38; tr 512], trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Nguyễn Minh Châu đã không ngừng ý thức và càng ngày càng ý thức sâu sắc hơn việc đưa văn học trở về với đời sống, tham gia trực tiếp vào “cuộc đấu tranh cho quyền sống của từng con người”. Tinh thần xông xáo cùng ý thức trách nhiệm cao của người cầm bút ấy đã thôi thúc nhà văn đi sâu tìm hiểu và cắt nghĩa, lý giải mọi vấn đề của cuộc sống, từ khía cạnh yêu thương, hạnh phúc đến những biểu hiện thường tình nhất với tất cả ý vị sâu sắc, đắng cay và khó nhọc của nó.

Đặt trong bản hợp xướng anh hùng ca của văn học thời chống Mỹ cứu nước thì tinh thần trăn trở, muốn cắt nghĩa và lý giải này đã nổi trội lên như một giai điệu riêng hình thành một giọng điệu trần thuật rất riêng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Đó là giọng điệu triết lý, suy ngẫm, phẩm bình vừa thâm trầm lại vừa khắc khoải, khi nghiêm khắc trong tiếng nói cảnh tỉnh lên án lúc lại nhẹ nhàng trong lời bộc bạch riêng tư.

Đọc truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở cả hai giai đoạn trước và sau 1975, người đọc không mấy khó khăn để nhận ra giọng điệu trần thuật dạng này. Nó chan hòa trong những dòng suy tư của nhân vật vềvẻđẹp của bao giá trị nhân sinh: tình yêu và niềm tin cũng như bao nỗi suy

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 103 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)