KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 48 - 82)

MINH CHÂU

2.1 Kết cấu trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung

Trong Lý lun văn hc, Phương Lựu đã chỉ ra “kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm mang tính độc đáo, sinh động, gợi cảm” mà trong sự sâu sắc nhất của nó chính là sự “liên kết theo sự phát hiện đời sống và suy nghĩ của nhà văn, taọ thành một hệ thống liên kết, tạo ra hiệu quả tư tưởng thẩm mĩ” [53; tr 296]

Là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật, kết cấu trần thuật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức tác phẩm. Nó được thể hiện rõ ở việc tác giả tổ chức cách thức trần thuật, xây dựng hệ thống hình tượng nhân vật, cũng như việc lựa chọn thể loại, phát triển cốt truyện gắn liền với những đề tài cụ thể nhất định.

Ở mỗi nhà văn, trong quá trình sáng tác, bên cạnh việc lựa chọn đề tài, họ còn phải chú ý

đến việc tìm cho tác phẩm của mình một kết cấu trần thuật thích hợp để có thể làm nổi bật “ tưởng thẩm mĩ” của tác phẩm một cách hiệu quả nhất.

Hơn nữa, “tư tưởng sống động của nhà văn bao giờ cũng được thể hiện trong kết cấu và thông qua kết cấu” [53; tr 297] nên khi tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm, người nghiên cứu sẽ phần nào hiểu được quá trình tư duy cùng dụng ý nghệ thuật của nhà văn được gửi gắm trong những chân lý nghệ thuật mang tính phổ quát ở từng tác phẩm.

Cụ thể hơn, khi xét ở cấp độ trần thuật thì vai trò của kết cấu thể hiện rõ ởbố cục và thành phần trần thuật, cũng nhưởcách tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giảtrong câu chuyện kể.

Thứ nhất,xét ở bố cục và thành phần trần thuật thì trần thuật trước hết được hiểu là cách trình bày liên tục, sinh động và cụ thể các sự kiện, sự việc được đề cập đến trong tác phẩm, đặt dưới sự kiểm soát của tác giả thông qua cách nhìn, cách nghĩ và cách cảm từ một chủ thể trần thuật đã được chỉ định từ trước. Ứng với mỗi câu chuyện kể, bên cạnh việc lựa chọn dạng thức chủ thể trần thuật thích hợp, mỗi nhà văn sẽ có một cách sắp xếp, tổ chức và hệ thống các thành phần trần thuật để tạo thành một bố cục trần thuật tương ứng.

Thông thường các thành phần trần thuật này sẽ tương ứng với các thành phần của cốt truyện như: mởđầu, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút. Nhưng trong một số trường hợp cụ

thể thì sự tương ứng này có thể bị phá vỡ bởi sự vắng mặt hoặc tăng cường sức khêu gợi, liên tưởng và khái quát các tình tiết câu chuyện ở một hoặc một vài thành phần trần thuật nào đó, hoặc

cũng có thểđảo lộn các thành phần trần thuật trên để tạo nên những kiểu dạng kết cấu trần thuật năng động và biến đổi.

Trong truyện kể dân gian, tác giả dân gian thường xây dựng những câu chuyện kể có đầy

đủ các thành phần trần thuật. Khi đó, điểm mởđầu và điểm kết thúc của trần thuật luôn được sắp xếp để trùng khớp với điểm mởđầu và điểm kết thúc của cốt truyện. Mạch truyện tuần tự được diễn ra theo trật tự thời gian tuyến tính một chiều. Thời gian trần thuật đồng thời cũng là thời gian cốt truyện với điểm bắt đầu thường là những “ngày xửa ngày xưa”.

Càng dần về sau, đặc biệt là trong văn học hiện đại, đểđem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tác giả thường xây dựng những kiểu dạng kết cấu trần thuật có nhiều điểm xô lệch so với kết cấu cốt truyện. Điều đó vừa thể hiện được tính năng động của chủ thể trần thuật trong việc lựa chọn cũng như sắp xếp các tình tiết sự kiện, sự việc cần trần thuật đồng thời cũng tạo điều kiện cho tác giả

khôi phục lại sự phức hợp đa thanh của hiện thực” [7; tr 46] thông qua việc để cho chủ thể trần thuật và nhân vật được sống tự do trong dòng suy tưởng của mình. Như thế, chủ thể trần thuật và nhân vật có thể sống ở nhiều không gian khác nhau trong cùng một thời gian (đồng hiện thời gian) cũng có thể đảo ngược, xen kẽ các dòng thời gian (gấp khúc thời gian trần thuật)… Với cách trần thuật này, nhà văn còn có thể phát huy được vai trò của độc giả trong việc tham gia vào tiến trình ý thức nghệ thuật của bản thân để truy tìm ra mối quan hệ hợp lý nhất giữa các đoạn mạch của văn bản. Và như thế, tác phẩm thật sự là nhịp cầu giao lưu giữa tác giả, người đọc và thế giới nhân vật bước ra từ tác phẩm ấy.

Thứ hai, khi xét ở phương diện tổ chức điểm nhìn trần thuật, việc chỉ định điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức kết cấu trần thuật. Đặc biệt

ở những tác phẩm văn học hiện đại khi điểm nhìn trần thuật thường không hềđơn giản một chiều. Tác giả có thể bày tỏ quan điểm của mình dưới góc nhìn hướng nội của chủ thể trần thuật xưng Tôi ngôi thứ nhất; hoặc tác giả cũng có thể xuất phát từđiểm nhìn hướng ngoại, trần thuật sự việc theo sự quan sát và hiểu biết của người đứng ngoài câu chuyện, tạo cảm giác khách quan tối đa cho câu chuyện được kể.

Trong sáng tác, để tạo nên sự sinh động, linh hoạt cho mạch truyện, tác giả thường không cần tách biệt rạch ròi ranh giới giữa hai loại điểm nhìn trần thuật kể trên. Tác giả có thể để điểm nhìn chuyển di động linh hoạt từ trường nhìn của tác giả sang trường nhìn của nhân vật, hoặc từ điểm nhìn của nhân vật này sang điểm nhìn của nhân vật khác. Điều đó sẽ góp phần hình thành nên một hệ thống trần thuật sinh động, phức tạp và đa chiều. Đến lượt mình, hệ thống điểm nhìn trần thuật này sẽ góp phần quan trọng trong việc định hình từng kiểu dạng kết cấu trần thuật tương ứng.

Với điểm nhìn bên ngoài và ứng với trường nhìn của tác giả thì kết cấu trần thuật thường có xu hướng đuổi theo mạch truyện, sự việc, sự kiện được thuật kể. Nhưng với điểm nhìn bên trong gắn với trường nhìn của nhân vật thì kết cấu trần thuật này lại thường được tổ chức theo dòng tâm trạng, suy tưởng của nhân vật. Và như vậy, cốt truyện thường bị “lãng quên”, dòng tâm trạng, tâm lý ý thức của nhân vật giữ vai trò chi phối sự vận động của mạch truyện được kể.

Tóm lại, cùng một câu chuyện kể nhưng nhà văn có thể linh hoạt tổ chức câu chuyện ấy dưới nhiều dạng kết cấu trần thuật khác nhau. Điều này phụ thuộc nhiều vào tư duy nghệ thuật của mỗi nhà văn. Mỗi người sẽ có một cách kể chuyện của riêng mình và chính điều này sẽ là một trong những thành tố quan trọng góp phần đem lại sức hấp dẫn cho tác phẩm.

2.2 Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

Đọc truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, bên cạnh sựđa dạng linh hoạt ở chủ thể trần thuật, người đọc còn nhận ra ởđó sựđa dạng, linh hoạt trong nghệ thuật xây dựng kết cấu trần thuật.

STT Tên tác phẩm Kết cấu trần thuật Xuôi dòng theo mạch truyện Gấp khúc thời gian trần thuật Theo dòng tâm trạng nhân vật Trùng phức mạch truyện 1 Sau một buổi tập x

2 Con đường đến trường học x

3 Buổi tập cuối năm x 4 Gốc sắn x 5 Đôi đũa trúc x 6 Đất rừng x 7 Đất quê ta x 8 Trên vùng đất sỏi x 9 Những hạt thóc lép x 10 Vùng sáng ở chân trời x

11 Câu chuyện trên trận địa x

12 Mùa hè năm ấy x

13 Nguồn suối x

14 Nhành mai x

16 Chuyện đại đội x 17 Người mẹ xóm nhà thờ x 18 Mảnh trăng cuối rừng x 19 Lá thưvui x 20 Chú chim x 21 Chợ tết x

22 Sân cỏở Tây Ban Nha x

23 Hạng x

24 Giao thừa x

25 Bên đường chiến tranh x

26 Bức tranh x

27 Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành x 28 Cơn giông x 29 Mẹ con chị Hằng x 30 Đứa ăn cắp x 31 Sắm vai x 32 Hương và Phai x 33 Lũ trẻở dãy K x 34 Dấu vết nghề nghiệp x 35 Bến quê x

36 Chiếc thuyền ngoài xa x

37 Một lần đối chứng x

38 Khách ở quê ra x

39 Sống mãi với cây xanh x

40 Cỏlau x

41 Mùa trái cóc ở miền Nam x

42 Phiên chợ Giát x

Tổng số 7 9 8 18

Tỉ lệ 16.7% 21.4% 19% 42.9%

2.2.1 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu với kết cấu trần thuật xuôi dòng theo mạch truyện

Đây là kiểu kết cấu trần thuật đã có từ rất sớm trong các sáng tác văn học dân gian. Ở dạng kết cấu trần thuật này, các sự kiện, sự việc thường được trần thuật liền mạch theo mối quan hệ

nhân quả. Mạch trần thuật vì thế cũng được lập trình theo một đường thẳng; thời gian trần thuật và thời gian cốt truyện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được sắp xếp theo trật tự trước sau nghiêm ngặt (Việc trước kể trước, việc sau kể sau và cứ tuần tự như thế cho đến hết câu chuyện kể).

Dưới góc nhìn tổng quát thì kiểu kết cấu trần thuật này thường thiên về giản đơn hơn là phức tạp, về gọn ghẽ, thoáng đãng hơn là nhiều tầng lớp và bộn bề phong phú các tuyến truyện

đan lồng vào nhau. Vì thế mà nó có được ưu điểm ở sự dung dị, thuần nhất và tính rõ ràng trong các vấn đề nhà văn muốn đề cập.

Cũng bởi ưu điểm này mà đến nay, đi liền với nhu cầu cách tân, đổi mới văn học thì kiểu dạng kết cấu trần thuật xuôi dòng theo mạch truyện vẫn được nhiều nhà văn sử dụng và đặc biệt sử dụng rất thành công. Trong đó phải kểđến trường hợp của Nguyễn Minh Châu và các sáng tác của ông. Cả trước và sau 1975, Nguyễn Minh Châu đều có nhiều truyện ngắn hay được xây dựng theo kiểu kết cấu trần thuật xuôi dòng theo mạch truyện, với 7/42 tác phẩm, chiếm 16.7%. Đó là trường hợp ởCon đường đến trường hc, Lá thư vui, Chuyn đại đội (trước 1975) và Sân c

Tây Ban Nha, M con ch Hng, Sm vai, Lũ tr dãy K (sau 1975).

Có thể thấy cả ba truyện ngắn thuộc giai đoạn sáng trước 1975 của Nguyễn Minh Châu

đều có điểm chung ở một cốt truyện khá đơn giản, rất gần với kiểu truyện “phi cốt truyện” mờ

nhạt về kịch tính và xung đột. Mỗi câu chuyện được kể ra đều là một lát cắt ngang rất nhỏ trong những tình huống không có gì là to tát, sự kiện thưa thoáng và biến cố cũng không được miêu tả

như quá trình tự thân vận động và phát triển của mâu thuẫn. Chỉđơn giản là chuyện một anh lính mới bị “hy sinh” trong một đợt diễn tập và trong lúc nằm quan sát người khác thay mình làm nhiệm vụđã tự rút ra bài học cho bản thân (Con đường đến trường hc). Hay chuyện một em bé nhỏở vườn trẻ thật đáng yêu trong việc dùng lá bồđề làm cánh thư mong gửi đến các chú bộđội những điều em muốn nói (Lá thư vui). Hoặc chuyện con trâu tăng gia sản xuất của một đại đội trở dạ đẻ trong bao nhiêu lo lắng, hồi hộp và vui mừng của cả đại đội (Chuyn đại đội). Trong những câu chuyện kể này, thời gian trần thuật trùng với thời gian của cốt truyện và mạch trần thuật xuôi dòng với mạch truyện trong mối quan hệ nhân quả, trước sau của các sự kiện. Tính thắt nút, phát triển và dẫn đến cao trào của các sự kiện, biến cố trong câu chuyện gần như bị gia giảm

đến mức tối đa. Mạch trần thuật thiên về tả và bộc lộ cảm xúc nhân vật nhiều hơn là việc đuổi theo mạch truyện để phân tích, lý giải các tình huống có vấn đềđược đặt ra trong truyện. Kết hợp với một văn phong trong sáng, nhẹ nhàng, cách trần thuật này của Nguyễn Minh Châu dễ gợi ra ở

người đọc cảm giác ấm áp, thân tình khi tiếp nhận vấn đề của truyện.

Đến sau 1975, đọc truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, người đọc có thể tìm gặp kiểu kết cấu trần thuật này ởM con ch Hng, Sm vai.

Vẫn là thời gian trần thuật phát triển tuyến tính theo chiều vận động của cốt truyện nhưng

ở đây các thành phần của trần thuật tương đối đầy đủ hơn trong sự sắp xếp tương ứng với các thành phần của cốt truyện.

M con ch Hng, thành phần mởđầu của kết cấu trần thuật tương ứng với phần mởđầu của cốt truyện: anh Ca (chồng Hằng) sắp đi B và Hằng nghĩ đến việc phải đón mẹ lên trong những ngày cô sinh nở sắp tới. Sau đó mạch trần thuật chậm lại ở quãng thời gian bà cụ Huân trực tiếp lên chăm sóc cho Hằng. Gói gọn trong quãng thời gian một tháng, tính cách không biết chiều mẹ của Hằng cũng mỗi lúc một tăng lên và đẩy lên đến đỉnh điểm khi Hằng không còn kiềm nén hay che giấu được nữa thái độ cáu gắt, hay to tiếng, hay bực bội của mình đối với bà cụ. Lời văn trần thuật trở thành lời văn nửa trực tiếp, nương theo điểm nhìn và giọng điệu nhân vật diễn tả thật cụ thể khối mâu thuẫn được đẩy đến cao trào giữa Hằng và mẹ trong cuộc sống chung “Khốn nỗi là bà cụ vụng quá cơ. Người đâu mà có người vụng đến thế cơ chứ. Mà còn luộm thuộm nữa. (…)Mà lại còn bảo thủ, làm sai bảo cho mà không chịu tiếp thu. Bảo ban cái gì cũng “nỏ biết chi mô” thì làm sao mà bổ khuyết cho lần sau được.” [12; tr 245]

Nhưng khi mâu thuẫn còn chưa được giải quyết thì tác giả đã cố ý để một sự kiện khác bất ngờ xuất hiện chen ngang (cái Quyền đánh điện nhờ bà cụ ra gấp với mình) làm cho khối xung

đột này tạm chùn xuống trong nỗi lo toan chung của hai người. Bà cụ Huân lại phải tất tả chuẩn bị

rời Hằng mà đến chăm lo cho một đứa con khác. Câu chuyện được khép lại nhưng vấn đề của chuyện vẫn còn để ngỏ. Thành phần “mở nút” và “giải quyết vấn đề” trong kết cấu trần thuật này chỉ mang tính tạm thời và gợi mở. Chủ thể trần thuật vẫn khiêm nhường ở vị trí khách quan bên ngoài, vừa quan sát vừa thuật kể câu chuyện đồng thời cũng tỏ ra đầy hoài nghi và băn khoăn trước một giải pháp giảđịnh: chuyện M con ch Hng có phải là phổ biến trong xã hội hiện tại? Nếu đã là phổ biến thì vấn đềđạo đức và nhân cách trong quan hệứng xử giữa những người thân trong gia đình rốt cuộc sẽ như thế nào trong sự vận động không ngừng của cuộc sống sắp tới?

Ở đây, tính mở của kết cấu trần thuật kết hợp với tinh thần hoài nghi, lo âu thấp thoáng phía sau của tác giả đã góp phần gia tăng tính đối thoại cho câu chuyện kể. Chủ thể trần thuật trở

thành người trình bày hoàn cảnh có vấn đề, lý giải, gợi mở, dự đoán và trao cho bạn đọc câu hỏi của mình. Câu chuyện được kể từ một chủ thể trần thuật ẩn danh nhưng quyền kết thúc và tự rút ra vấn đề của chuyện lại thuộc về phần người đọc. Quan niệm “nhà văn không phải là người áp đặt chân lý” của Nguyễn Minh Châu trong cách thức trần thuật này có thểđược xem là một biểu hiện tiêu biểu cho bước tiến của văn học Việt Nam những năm đầu của cuộc đổi mới.

Sm vai - câu chuyện ghi lại chuỗi quan sát và cảm nhận của Tôi về quá trình đổi thay đầy miễn cưỡng của một nhà văn đang muốn sống chiều lòng vợ - cũng có một kết cấu trần thuật tương tự vậy.

Từ góc nhìn của một cái Tôi nhân chứng kể việc, mạch trần thuật tuần tựđược dẫn ra theo mạch tiến triển của cốt truyện. Mởđầu từ việc Tôi được biết nhà văn T là một người sống nghiêm túc, chán ghét mọi điều phù phiếm và muốn sống hết mình với nghề nghiệp, sau đó mạch trần

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 48 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)