Nghệ thuật miêu tả không gian – thời gian

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHONG TỤC VIỆT NAM TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (Trang 73 - 80)

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ PHONG TỤC TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN Đ OÀN

3.2. Nghệ thuật miêu tả không gian – thời gian

Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhà văn dù chú ý hay không chú ý nhưng qua câu chữ, qua không khí, tình huống, không gian vẫn hiển nhiên tồn tại cùng với một thời gian xác định. Đặc biệt, đối với những tiểu thuyết viết về phong tục, khi nhà văn chú ý miêu tả thì đây chính là hai yếu tố vừa có tính hình thức vừa có tính nội dung cao. Đó có thể là không gian - thời gian lễ hội, không gian - thời gian gia đình, không gian - thời gian làng quê, … Những không gian - thời gian vô cùng quen thuộc.

Tháng giêng là tháng ăn chơi. Làng thôn Việt Nam lúc này đâu đâu cũng diễn ra lễ hội. Nào hội chợ Xuân Gia Lạc, hội Đình Tích Sơn, hội vật võ ... Lễ hội làng Cầm cũng được tổ chức vào thời điểm này. Ngày mùng hai có cỗ mừng thôn của ông thủ chỉ, mùng sáu là hội quan lão, rồi mùng bốn tháng hai – một ngày của ông đại. Ngày thường, văn miếu đình làng vắng vẻ yên ắng là thế. Đến ngày hội, đây là nơi tập trung đông đủ của cả làng. Dân thì vui chơi, quan viên thì tiệc tùng chè chén. Nhà văn Trần Tiêu của nhóm Tự lực văn đoàn đã không bỏ qua sự kiện phong tục đắt giá này. Tiểu thuyết Con trâu của ông ghi lại những ba kì lễ hội (Lễ cầu đảo, Lễ đón ông thủ chỉ và Hội quan lão), từ khâu chuẩn bị lễ, cách thức rước lễ, cả âm thanh của tiếng trống, tiếng tù và cho đến cảnh các cụ vào cỗ thế nào, chia chác mâm lễ ra sao ... Thậm chí, trong suốt quá trình diễn ra sự kiện trọng đại của cả làng, những người dân đã nói với nhau, tranh cãi với nhau điều gì, nhà văn cũng thu lại được:

Lộc thánh tất cả có ba con gà và một mâm xôi nhỏ. Thế mà hai mươi ông ăn cũng đủ, miễn là mỗi mâm có một chai rượu là được rồi, tuy không được túy lúy càn khôn như ngày đại tuyết (…) Ăn uống xong, các ông tản mát mỗi người một ngã. Năm bảy ông ngồi lại họp tổ tôm. Ông không đánh, ngồi chầu rìa mách nước. Gần hết hội mà chưa ông nào chịu góp. Ông lý và một vài ông có tiền cũng không dám bỏ ra, sợ được thì được “tịch” mà thua thì mất “thiếc”. Hết hội, các ông tính toán tiền nong, ông thua ông được, rối xòe. Các ông đã vậy còn thằng mõ chia bài thì sao? Một ông thua nhiều nhất chịu đứng ra nhận vậy, ông khất nợ: “Này, cái số một hào chia bài, tao nhận, mai kia tao giả

nhé” [103, tr. 808].

Lễ hội là một trong những hình thức sinh hoạt cộng đồng mang đậm nét văn hóa dân gian. Do đó, tuy không hẹn nhưng các nhà văn viết tiểu thuyết phong tục thường hay gặp nhau ở việc lựa chọn không gian – thời gian lễ hội cho tác phẩm của mình, bởi theo họđây là một trong những kiểu không – thời gian có giá trị nhất giúp mang lại chất phong tục cho tiểu thuyết. Hay nói khác hơn, với việc lựa chọn không – thời gian lễ hội, nhà văn có được một bối cảnh thuận lợi hơn để phục hiện những nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa của một vùng miền.

Được lệnh các cụ, bác giơ trống ra trước mặt đánh ba hồi chín tiếng. Tức thì, cờ quạt, tàn lọng giải ra rực cả lối đi từ cổng chùa đến tận đường cái. Ông Hiểu vẫn mũ áo chỉnh tề, hai tay kính cẩn nâng cái hòm sắc của ngài đặt lên kiệu bát cống.

Xã Chính đánh một hồi ba tiếng. Dứt tiếng thứ ba, tám anh ghé vai, nhấc bổng kiệu lên rất đều

đặn, ngay ngắn vì các anh khiêng kiệu nhiều lần nên đã thạo lắm. Trống cà rùng, trống cái, trống con, bát âm nổi rịp. Rồi tiếng loa giục, tiếng tù và inh ỏi [103, tr. 668].

Có khi miêu tả theo diễn tiến buổi lễ (Lễ đón ông thủ chỉ), có khi xoáy sâu vào tâm điểm (Lễ Cầu đảo), có khi lại chỉ chọn lựa những hình ảnh, sinh hoạt tiêu biểu gắn với sự quan sát của nhân vật (Hội quan lão) nhưng nhìn chung các nhà văn Tự lực văn đoàn đã tái hiện được những ngày hội làng, ngày lễ tết cổ truyền, những buổi hát hò thường rang với nghi thức lễ, với những sinh hoạt văn hóa, với những tiếng động và âm thanh trong những trang tiểu thuyết của họ thật sống động, tạo ra một không gian đậm tính văn hóa dân gian.

Từ thế kỷ XIX trở về trước, mọi sinh hoạt trong gia đình người Việt đều được dựa trên nền tảng Nho giáo. Giống như bao giáo lý khác, Nho giáo khi mới ra đời cũng tỏ ra là một giáo lý có nhiều ưu điểm nên nó dễ dàng được người Việt tiếp thu. Một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đã khẳng định rằng từ thế kỷ XIX trở về trước, ở Việt Nam Nho giáo phổ biến đến nỗi: “Không có một dấu vết nào của văn hóa Việt Nam mà không mang một biểu hiện có thể xem là có tính chất Nho giáo, dù đó là văn học, chính trị, phong tục, nghi lễ, nghệ thuật, tín ngưỡng. Cũng không có người Việt Nam nào, dù chống Nho giáo đến đâu mà lại không chịu ảnh hưởng Nho giáo” [76, tr. 201]. Tuy nhiên, sang thế kỷ XX, cuộc giao lưu văn hóa với các nước phương Tây đã giúp nhiều người nhận ra rằng bên cạnh vài yếu tố còn giữ nguyên giá trị như trung quân ái quốc, ý thức về gia đình, tổ tiên dòng họ thì sự tồn tại

của hệ thống giáo điều này là một trong những nguyên nhân gây cản trở bước tiến của xã hội. Trước tiên, đó là các vấn đề liên quan đến tự do cá nhân, vấn đề hôn nhân, và vấn đề bình đẳng nam nữ trong phạm vi mỗi gia đình.

So với không gian làng quê, gia đình là một không gian hẹp. Tuy nhiên, trong thời buổi giao thời, đây lại là một không gian thực sự “có vấn đề”. Qua không gian này, ta không chỉ thấy được sự lung lay của các giềng mối đạo đức giữa người và người mà còn thấy cả những đổi thay của “bậc thang các giá trị”. Theo số liệu chúng tôi đã thống kê được, trong tám tiểu thuyết viết về phong tục gồm Nửa chừng xuân, Gia đình, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Thoát ly, Thừa tự, Con trâu và Chồng con có tất cả hơn ba mươi gia đình – cả chính lẫn phụ. Để miêu tả cặn kẽ về cách sinh hoạt trong những gia đình này, các biện pháp nghệ thuật như kể, tả, phân tích đã được nhà văn sử dụng phối hợp, linh hoạt. Thói quen trong suy nghĩ và hành động của mỗi thành viên và kết quả của nó do đó đều được hiển hiện trên từng trang giấy. Qua đó, họ đã giúp người đọc hôm nay hiểu rõ lý do vì sao cha mẹ và con cái không thể hòa hợp (Đoạn tuyệt), vợ chồng không thể hạnh phúc (Gia đình, Nửa chừng xuân), hay nỗi đơn chiếc của người phụ nữ góa chồng (Lạnh lùng) và trong Chồng con là cả những nhọc nhằn của một đời làm vợ làm mẹ …

Càng ngày chế độ phong kiến ở Việt Nam càng bộc lộ ra là một chế độ phản tiến bộ. Trong những năm 1930 – 1945 thế hệ trẻ lại đang được tiếp thu tư tưởng văn hóa phương Tây. Những đứa con bắt đầu nhận thấy bằng cách này cách khác phải cố thoát khỏi những quy phạm phong kiến, sống một cuộc sống tự do. Trong khi ấy những người làm cha làm mẹ – đại diện cho phong kiến – như bà án (Nửa chừng xuân), bà phán Lợi (Đoạn tuyệt) vẫn cố níu kéo quá khứ bằng cách duy trì trật tự của một đại gia đình. Mâu thuẫn gia đình thường xuyên nảy sinh. Với sự lựa chọn không gian gia đình là không gian sáng tác chính, hai nhà văn Nhất Linh và Khái Hưng đã đưa ra được hàng loạt vấn đề đang cần thay đổi để cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Tác phẩm của họ cho thấy một hôn nhân theo quan niệm môn đăng hộ đối, con dâu phải phục dịch mẹ chồng, chồng chết vợ phải thủ tiết, làm trai được quyền lấy năm lấy bảy không còn phù hợp trong cuộc sống hôm nay. Song song đó, không gian gia đình cũng là nơi giúp các nhà văn có thể tôn vinh đức hy sinh, tính vị tha của người phụ nữ (Chồng con), lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ (Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt), tình yêu thương của chị dành cho em (Nửa chừng xuân).

Những năm 1930 – 1945 là những năm lịch sửđang chuẩn bị sang trang. Mọi sinh hoạt xã hội lúc này khó tránh khỏi những xáo trộn. Không gian gia đình cũng vậy. Đây là cảnh nhà ông Án:

Ông Án, bà Án ngồi trên cái sập sơn son thiếp vàng. Liền sập kê một bộ bàn ghế trắc kiểu Tàu pha kiểu Pháp thập bát thế kỷ, bàn lượn sáu múi, chân vòng cánh cung, ghế sáu cái, bốn cái vuông và hai cái dài, lưng dựa chia ra hai phần, một bên chạm bài thơ chữ nho và một bên trổ tứ quý. Bộ bàn ghế nhà ông án Nguyễn cũng giống những bộ thấy bày trong nhiều khách đường các nhà quan, nhưng lại có thêm một đặc sắc, là bốn câu thơ ở cái ghế vuông, không câu nào toàn vẹn bảy chữ. Câu thì còn

sáu, câu thì còn năm, có câu lại chỉ trọn vẹn ba chữ (…) Sau cái sập là cái tủ trà gụ khảm xà cừ kê trên đôi mễ. Ở gian bên, trong một cái tủđứng kiểu Nhật Bản có bày đủ các đồ quý, nào bát sứ, đĩa sứ

tàu, nào ngọc Vân Nam, nào voi, ngựa bằng đồng. Phía bên kia và đối diện với cái tủ chật khoảng giữa hai hàng cột (…) Trên tường bên tả treo hai thanh kiếm An Nam giao nhau theo hình chữ X. Chuôi kiếm bằng răng voi, bao kiếm bằng gỗ trắc khảm xà cừ và bịt bạc dát vàng (…) Phía bên hữu, treo câu đối với đôi kiếm ta một thanh kiếm tay và một cây súng hai nòng (…) Ông thích quá ngắm nghía suốt mấy ngày, rồi gọi thợ ảnh đến chụp cho ông một bức hình vận đại trào tay chống thanh kiếm tây. Bức hình ấy đem phóng đại, tô màu và treo ngay giữa phòng khách trên cái tủ khảm. Khi chụp, râu ông còn đen, mặt ông còn phương phi đầy đặn, thân thể ông còn vạm vỡ, nở nang, trông có vẻ võ tướng lắm, dẫu cái mũ cánh chuồn hơi yếu đuối một chút” [50, tr. 46].

Cảnh tiếp theo, tại nhà một quan lãnh:

Cái làm họ giật mình trước hết, là một võ quan vận nhung phục, mề đay vàng, thanh kiếm bạc hẳn hoi, đứng sững ngay ở phòng tiếp khách, trố mắt ra nhìn họ trừng trừng (…) đó là bức truyền thần của chủ nhân, truyền bằng sơn màu vào kính, cao lớn vừa tầm người, khéo đến nỗi nếu cặp má hồng của vị võ quan không hồng quá, và cặp môi son không son quá, thì hắn cũng nhận lầm là người thực. Trên bức truyền thần, ở khắp bốn mặt tường, là ảnh và ảnh (…) Lại còn có cả bức phóng đại của một người đàn bà “đuôi gà, khăn vấn” lạc lõng vào đối diện với bức phóng đại khác “mề đay, ngân khánh” của chủ nhân. Rồi lại có cả bức ảnh chủ nhân mặc vận nhung phục Đại Việt, với chiếc mũ lốc,

đôi ủng, áo cẩm bào …” [85, tr. 47 - 48].

Chỉ cần tả qua cách trang trí nhà cửa tại những gia đình nhà Nho lúc này tác giả đã cho thấy rõ tính chất “giao thời” đã và đang diễn ra từng giờ từng phút trong xã hội và trong mỗi gia đình người Việt. Hai đoạn văn, đoạn trên của Khái Hưng miêu tả không gian nhà tại nhà ông án Báo, đoạn dưới của Đồ Phồn ghi lại cảnh nhà quan lãnh. Hai nhà văn thuộc hai trường phái, hai nhân vật lại không cùng sinh sống cùng một địa phương. Nhưng thị hiếu thẩm mỹ của hai nhân vật lại có một sự giống nhau đến lạ kỳ. Nhà của họ nay đã không còn thuần túy chỉ tranh tứ bình, thông, cúc, trúc, mai hay long, lân, quy, phụng hay hoành phi câu đối … mà xen kẽ nào là giường Tây, nào tủ Nhật, nào bàn đánh bóng … Nhưng có lẽ nực cười hơn cả chính là bức ảnh truyền thần của chủ nhân hai ngôi nhà với lối y phục nửa Tây nửa Tàu.

Trong sáu tiểu thuyết lấy không gian gia đình làm không gian thể hiện chính của Nhất Linh, Khái Hưng và Trần Tiêu, chúng tôi thấy thời gian gắn liền với nó luôn là thời gian gặp gỡ giữa hai thế hệ. Trong mỗi gia đình đều có hai tuyến nhân vật. Một tuyến đại diện cho thế hệ cũ, một tuyến đại diện cho thế hệ mới. Và tất nhiên giữa họ không thể có bất cứ một sự hòa hợp nào về tư tưởng, lối sống. Hàng ngày họ gặp nhau chỉ để tranh cãi. Ngấm ngầm có, công khai quyết liệt có. Điều này dĩ nhiên đã khiến người đọc dẫu hời hợt cũng có thể khám phá được từ những cuộc tranh cãi này các vấn đề về tư tưởng, về nhân sinh quan. Lộc thuyết phục mẹ từ bỏ quan niệm môn đăng hộđối để chàng được cưới

người con gái chàng yêu. Mai tuyên bố thẳng với bà án rằng nàng không có mã lấy lẽ. Loan khẳng định quyền làm người của nàng trước mẹ chồng “không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi” [101, tr. 99]. Hay trong Gia đình là cảnh Nga – Phụng vì đố kỵ mà sinh ra mặt nặng mặt nhẹ, cãi vả nhau “Ngày kỵ chẳng phải chỉ là một dịp để quan viên trong làng mượn chén châm chọc, lấn át nhau, mà còn là một ngày để cha mẹ. anh em, chị em họp mặt đông đủ giữa làn không khí hiềm khích bất hòa” [50, tr. 76]. Đến hai tác phẩm Thừa tựThoát ly ta lại gặp mâu thuẫn giữa dì ghẻ con chồng. Anh em Trình Khoa (Thừa tự) không bỏ qua dịp nào để kể tội bà vợ ba của cha. Ngược lại, bà phán Trinh (Thoát ly) cũng không dễ chịu chút nào. Bà luôn tìm cách làm khổ đứa con riêng của chồng. Trong những gia đình này, những lúc gặp nhau thay vì gắn kết tình cảm họ lại kèn cựa nhau, bắt bẻ nhau từng lời ăn tiếng nói, theo dõi nhau từng cử chỉ, từng thái độ, hành động.

Thời gian đặc biệt tạo ra những tình huống, bối cảnh đặc biệt, là cơ sởđể nhà văn miêu tả phong tục, là điều kiện để nhân vật bộc lộ tính cách. Trong không gian gia đình, các nhà văn Tự lực văn đoàn chú ý đặc biệt đến thời gian đêm. Đêm khuya, từng cơn gió lạnh lọt vào phòng làm Nhung bứt rứt không yên, chạy đến chỗ hẹn với Nghĩa (Lạnh lùng). Đêm Lộc tỏ bày dự định về cuộc sống sau này cùng Mai (Nửa chừng xuân). Đêm Ngọc phát hiện ra chú tiểu Lan là gái và đem lòng yêu (Hồn bướm mơ tiên). Rồi đêm tân hôn thật bẽ bàng của Loan và Thân (Đoạn tuyệt), đêm Hĩm bị sốt được anh người làm chăm sóc để cuối cùng họ quyết định cùng nhau đi tìm một cuộc sống mới.

Màn đêm và bóng tối chính là thời điểm phần “Con” trỗi mạnh hơn phần “Người”. Con người ban đêm có thể nói thật khác với “con người hành chính” ban ngày. Tại thời điểm này, ta dễ dàng bắt gặp được những nỗi niềm, những tâm sự, những ham muốn, những giọt nước mắt và cả những niềm đau … Sự lặp đi lặp lại thời gian đêm tối trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vì vậy đã khiến ta phải đặt dấu hỏi. Phải chăng chọn thời điểm này nhà văn muốn tố cáo sự phi lý của những tập tục đã trói buộc “con người hành chính” ban ngày?

Ở vào giai đoạn tranh sáng tranh tối của xã hội, các nhà văn Tự lực văn đoàn đúng là đã chưa nhận ra những vấn đề lớn lao của Tổ quốc. Tuy nhiên, các ông đã nhìn thấy tính chất phi lý của chếđộ đại gia đình. Qua tiểu thuyết, các ông tập trung phản ánh nếp sống nếp sinh hoạt trong các gia đình ở thành thị. Đó là gia đình của những ông nghè ông án. Nhưng con cái họ bây giờ không còn là những cậu ấm cô chiêu mà là những nam thanh nữ tú. Lớp trẻ này không còn cam chịu, cúi đầu tuân theo hàng mớ lễ nghi gia đình như trước kia. Theo họ, chúng đều đã cũ và cần phải thay đổi. Lộc bất chấp

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHONG TỤC VIỆT NAM TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)