Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết viết về phong tục

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHONG TỤC VIỆT NAM TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (Trang 26 - 29)

Thế kỷ XX cũng là thế kỉ làn sóng văn hóa phương Tây ồạt tràn vào Việt Nam. Những tên tuổi như Satôbriăng, Lamáctin, Huygô, Bairơn, … lúc này không còn xa lạ với đông đảo trí thức Việt Nam – nhất là tầng lớp Tây học trẻ tuổi. Chỉ tính riêng ở Hà thành đã có hơn chục nhóm sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn: nhóm cộng tác viên của Hà Nội báo như Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Thái Can, Nguyễn Nhược Pháp; nhóm cộng tác báo Tiểu thuyết thứ bảy như Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Ngọc Giao, Lê Văn Trương, Tchya, Thanh Châu; nhóm Xuân thu nhã tập nhưĐoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Xuân Sanh; nhóm Tự lực văn đoàn, … Dĩ nhiên trong số đó có cả hoa thơm có cả cỏ dại. Nhưng lúc này những tư tưởng cứng nhắc ở Việt Nam đã khiến cho có một thời hễ nghe nhắc đến hai chữ “lãng mạn” nhiều người đã nghĩ ngay đến vô số điều nào là ích kỷ, suy đồi, phản cách mạng … Bất cứ tác phẩm nào của các nhà văn lãng mạn cũng đều bị họ cho là có ảnh hưởng tiêu cực đến quốc dân đồng bào và không nên tìm hiểu: “Văn học lãng mạn tiểu tư sản của giai đoạn 1930 – 1945 chủ yếu là tiêu cực và có hại” (Dẫn theo Lê Dục Tú, “Vấn đề đánh giá văn học lãng mạn Việt Nam và sự đổi mới tư duy nghiên cứu văn học, Tuyển tập 40 năm tạp chí Văn học, tr. 392). Và đáng nói hơn là với quan niệm sai lầm này nhiều người đã đánh giá không đúng thành quả lao động nghệ thuật, hoặc thậm chí phủ nhận luôn vai trò của các nhà văn lãng mạn. Đối với nhóm Tự lực văn đoàn – đặc biệt là Nhất Linh và Khái Hưng – thái độ phê phán dành cho họ thật gay gắt.

Sau hai lần khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam phải cõng trên vai gánh nặng tài chính của Pháp. Đói kém xảy ra liên miên. Về chính trị, Pháp lại tăng cường chính sách khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam. Ở nông thôn, để thuận lợi cho việc cai trị, thực dân Pháp vẫn duy trì bộ máy quan lại phong kiến cũ. Do đó, các điều luật mới tuy được ban hành từng ngày nhưng cách hành xử trong xã hội lại chủ yếu dựa theo lệ nhiều hơn luật “Phép vua thua lệ làng”. Số phận con người đã bé nhỏ lại càng trở nên mong manh hơn. Chết chóc vì đói khát, vì bị đánh đập, vì hủ tục … diễn ra khắp hang cùng ngõ hẻm. Bên cạnh đó các giềng mối đạo đức xã hội lại đang có nguy cơ rạn nứt trước sự tấn công của văn hóa phương Tây và thế lực của đồng tiền. Tự lực văn đoàn là tập hợp những con người trẻđược hưởng một nền giáo dục mới. Họ ý thức rõ về những thay đổi này. Họ tìm đến những vấn đề thuộc về văn hóa phong tục nước nhà. Tuy nhiên, nổi bật nhất trong những sáng tác của Nhất Linh, Khái Hưng, Trần Tiêu, … là tinh thần chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân.

Nếu ởNho phong, xuất bản 1929, cái nhìn của Nhất Linh “hãy còn là anh học trò ngoan ngoãn của trường cổ điển lấy đạo đức nho giáo làm căn bản cho tư tưởng” [61, tr. 573] thì khi thành lập Tự lực văn đoàn, năm 1932, nhà văn này đã đề ra chủ trương: “Ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân; Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa” [59, tr. 25]. Có thể nói tôn chỉ này của Tự lực văn đoàn đã thực sự làm dấy lên phong trào sáng tác vì văn hóa phong tục. Không chỉ có các thành viên trong nhóm, hầu hết các nhà văn khác, từ hiện thực cho đến lãng mạn, từ chuyên về tiểu thuyết hay truyện ngắn đều cho trình làng ít nhất một tác phẩm viết về đề tài phong tục: Nguyễn Công Hoan, Hồ Biểu Chánh, Ngô Tất Tố, Tô Hoài, Bùi Hiển, Mạnh Phú Tư, Thiết Can, Nguyễn Đức Quỳnh, Chu Thiên, Đỗ Đức Thu, … Từ Nam chí Bắc lúc này đều có tiểu thuyết phong tục.

Trong thời kỳ phong kiến, con người cá nhân không có quyền sống riêng mà phải tuân thủ theo những nguyên tắc nghiệt ngã, những quy phạm bất di bất dịch. Cùng với việc lật đổ ách thống trị của chếđộ phong kiến, việc xem xét lại hệ tư tưởng cũ do đó cũng là một điều tất yếu cần phải làm. Thế kỷ XX ở Việt Nam, vì vậy, đã diễn ra nhiều cuộc cải cách lớn về tư tưởng, văn hóa xã hội. Những lời kêu gọi “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” được hưởng ứng nhiệt liệt trên cả nước. Khắp nơi, người ta quan tâm đến việc mở mang trường học, chống lề thói phong kiến, cải cách xã hội. Những búi tóc củ hành của những nhà Nho xưa được thay bằng đầu tóc ngắn, những bộ âu phục thay cho bộ áo cánh, hàm răng đen thay bằng hàm răng trắng, … Người ta rủ nhau học chữ quốc ngữ thay vì học chữ Hán. Những tục lệ cổ hủ dần dần bị lên án và loại bỏ. Ý thức về văn hóa, về cội nguồn dân tộc giờđây trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong hoàn cảnh này, Tự lực văn đoàn và những tác phẩm đấu tranh chống hủ tục, bảo vệ mỹ tục của họđã xuất hiện như một điều tất yếu. Nhóm có bốn cây bút chuyên về văn xuôi thì đã ba nhà văn – Nhất Linh, Khái Hưng, Trần Tiêu có những sáng tác xoay quanh những vấn đề phong tục. Tác phẩm của họ lại chứa cả hai yếu tố lãng mạn và hiện thực.

* * *

Nói về vấn đề lãng mạn và hiện thực trong văn học, nhà lý luận người Nga, N.A. Gulaiep, trong công trình Lý luận văn học,đã khẳng định: “Hầu như không thể gặp chúng dưới dạng thuần khiết tuyệt

đối, bời vì việc phân chia chúng một cách cưỡng bức sẽ dẫn tới việc phá hủy hình tượng nghệ thuật (những hình thức khác nhau của chủ nghĩa hiện đại là một ví dụ). Ngay một nhà văn hiện thực khách quan nhất cũng không thể phản ánh thực tại một cách thờ ơ lạnh lùng như một tấm gương, cũng như

vậy, nhà văn lãng mạn chủ quan nhất cũng không thể trốn chạy hiện thực khách quan: nó xâm nhập vào tác phẩm của anh ta ở mức độ này hay khác” [33, tr. 336 – 337]. Thật vậy, các tiểu thuyết Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Gia đình, Thừa tự, Thoát ly, Con trâu hay Chồng con … mặc dù có yếu tố lãng mạn nhưng đều là những tiểu thuyết miêu tả thành công cảnh mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng, vợ cả vợ lẽ, … Trong những tác phẩm này, nhà văn đã đặt vấn đề tự do cá nhân, hạnh phúc của

người phụ nữ lên trên hết. Viết về những mối tình thi vị, đẹp đẽ; những tâm tư khát vọng của một thế hệ thanh niên nhưng tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn đã mang đến cho người đọc một cảm giác thật dễ chịu vì tất cảđều được dựa trên một nhân sinh quan tích cực, tiến bộ. Thông qua việc vạch ra những mặt trái, sự phân hóa suy tàn trong lối sinh hoạt của đại gia đình phong kiến, các ông tiến tới việc cần phải xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Cách kể chuyện nhẹ nhàng, nho nhã của Nhất Linh trong Nho Phong, Khái Hưng trong Hồn bướm mơ tiên trước kia nay cũng đã nhường chỗ cho những đoạn phân tích sâu sắc về nội tâm, những đoạn đối thoại có tính đời thường… Tất cả đã chứng minh được một điều rằng trong lĩnh vực nghệ thuật không nên có sự phân định rạch ròi nào. Một nhà văn có thể sáng tác cả truyện và thơ. Anh ta có thể lãng mạn vào thời điểm này nhưng cũng có thể hiện thực vào thời điểm khác. Tiểu thuyết phong tục của các nhà văn Tự lực văn đoàn là vậy, vừa có yếu tố tự sự vừa có yếu tố trữ tình, lãng mạn nhưng cũng không kém phần hiện thực.

Chương 2

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHONG TỤC VIỆT NAM TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)