TIỂU KẾT CHƯƠNG BA

Một phần của tài liệu NGƯỜI KỂCHUYỆNTRONG TRUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI (Trang 77 - 83)

Song trùng giữa tác giả và người kể chuyện là một kiểu dạng mới tồn tại xuyên suốt trong một số tác phẩm của Nguyễn Khải. Phải thừa nhận rằng, kiểu dạng song trùng này là một thủ pháp táo bạo của Nguyễn Khải trong sáng tác của mình. Dạng người kể xưng “toi” tự truyện, xưng “tôi” nói thẳng là tác giả trong một loạt tác phẩm đã thể hiện ý thức về “cái tôi” nghệ sĩ rất sâu sắc. Đó là môt tín hiệu đổi mới của tư duy nghê thuật, là cách thể hiện về cách nghĩ và cách viết, về công việc văn chương. Có thể nói, hình thức người kể chuyện xưng “tôi” nói thẳng là tác giảđã góp phần làm mới văn xuôi tự sự hiện đại Việt Nam.

Không song trùng giữa tác giả và người kể chuyện do đac thù của thể loại tự sự. Thật ra sự không trùng hợp giữa tác giả và người kể chuyện là sự khẳng định con người nhiều chiều trong tính phức tạp của nó. Sự không song trùng này đã làm cho tác phẩm tự sự có tính đa thanh, đa giọng điệu, làm cho người đọc hình dung được hiện thực khách quan dường như mới được viết cho con người hôm nay. Đây cũng là một dạng phổ biến của tự sự truyền thống để tác giả rộng đường bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình trong việc sáng tạo người kể chuyện mà không làm giảm sức truyền cảm, giá trị thẩm mĩ của lời kể chuyện. Phương thức trần thuật không song trùng giữa tác giả và người kể chuyện thường làm cho tác phẩm tự sựđạt được mục tiêu nhận thức và khám phá hiện thực có tính khái quát hoá rộng lớn. Nó là phương thức tự sựđã được khẳng định từ lâu trong lịch sử sáng tạo văn học nghệ thuật.

Tự truyện cũng là một dạng tự sự có sở trường riêng. Nhận thức lại chính mình luôn là một nhu cầu của con người trong lĩnh vực đời sống tinh thần. Trong số ít nhà văn viết tự truyện như M.Gorki với “Thời thơ ấu”, Gabriel Garcia Marque với “Tự truyện”, Nguyên Hồng với “Những ngày thơ ấu” .v.v thì Nguyễn Khải chưa viết thành một tác phẩm tự truyện khái quát đời mình. Nhưng những truyện và tiểu thuyết xuất hiện người kể chuyện xưng “tôi” – tự truyện đã phần nào thể hiện chân dung tự hoạ về mình trong văn chương. Tự truyện làm cho người ta ý thức được về

sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện lại sâu sắc hơn mối quan hệ giữa con người cá nhân với con người xã hội, thúc đẩy nhu cầu đối thoại với chính mình để phát triển.

KẾT LUẬN

Giáo sư Lê Ngọc Trà viết: “Chủ thể tường thuật là một mặt của vấn đề tác giả trong văn học. Nghiên cứu vấn đề người kể chuyện vừa tạo điều kiện để nhận thức quá trình cá thể hóa và cá nhân hóa trong sáng tạo văn học, vừa mở ra cách tiếp cận với sự thể hiện của ý thức nghệ thuật, với cái nhìn của nhà văn trong tác phẩm” [135, tr. 155]. Thực hiện đề tài “Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải” chúng tôi tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu quí giá của những người đi trước, vận dụng lí thuyết thi pháp học và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phân loại, so sánh và phân tích để làm sáng tỏ các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện, hình tượng người kể chuyện cùng mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả, từđó xác định nghệ thuat sáng tạo người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải.

1. Nguyễn Khải là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một nhà văn có nhiều thành tựu nổi bật trong lao động nghệ thuật từ trước 1980, nhất là sau công cuộc đổi mới văn học từ 1986 lại nay. Sáng tác của Nguyễn Khải đa dạng về thể loại. Ở thể loại nào, ông cũng có những tác phẩm đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Các tác phẩm đó trở thành một hiện tượng văn học thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình và tạo được uy tín trong đông đảo bạn đọc. Nguyễn Khải đã nhìn đời rất mới với tất cả những quan hệ xã hội. Thân phận và cuộc đời con người đi vào trong tác phẩm của nhà văn hết sức mới lạ, sinh động. Đời sống tinh thần được nhà văn nhìn nhận trong cảm hứng nghiên cứu, cảm hứng phân tích, chiêm nghiệm với sự táo bạo đổi mới nghệ thuật trần thuật thực sự, đem đến cho người đọc những trang viết sắc sảo thấm đẫm chất suy tư, triết lí… Đó là một trong những yếu tố cơ bản làm nên cái độc đáo của Nguyễn Khải so với các nhà văn cùng thời, góp phần làm phong phú diện mạo văn học.

2. Trong những sáng tác trước 1980, Nguyễn Khải quan tâm chủ yếu đến những vấn đề chính trị – xã hội. Thường thì nhà văn lấy quan điểm cộng đồng để miêu tả, kể chuyện và đánh giá hiện thực. Phương thức phản ánh hiện thực này làm cho một số tác phẩm có tính đơn thanh, lời kể, lời độc thoại một chiều. Điểm nhìn nghệ thuật hầu hết hướng ra bên ngoài do tính chất hướng ngoại của nhân vật. Người kể thường xuất hiện ở ngôi thứ ba. Lời kể, lời miêu tảđối tượng là của người quan sát, chứng kiến. Chủ thể kể chuyện chủđộng phân tích, bình luận. Lời chủ thể lấn át lời nhân vật, không mấy khi nhân vật có cơ hội phát biểu được dòng ý thức của mình. Người kể chuyện có mặt khắp mọi nơi trong tác phẩm. Từ lời dẫn truyện đến cách tả cách kể, đến lời trữ tình ngoại đề … đều mang tư tưởng của tác giả. Nhà văn luôn chủđộng sai khiến nhân vật, đôi lúc biến nhân vật thành người phát ngôn cho quan điểm tư tưởng của mình, như trong Xung

đột, Mùa lạc, Tầm nhìn xa, Thượng đế thì cười… nhất là trong các tác phẩm viết về tôn giáo: Một chặng đường, Điều tra về một cái chết, Cha và Con và … v.v.

phẩm tự sự của Nguyễn Khải có sự đổi mới táo bạo. Không riêng gì Nguyễn Khải mà các nhà văn khác như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường v.v. cũng đã đưa vào trong tác phẩm của mình những chiêm nghiệm và dự cảm về sự biến đổi của xã hội, về thời cuộc, về thân phận con người. Sau những năm 1980, Nguyễn Khải có cái độc đao hơn trong những nhà văn tiêu biểu cùng thời là tạo được cho mình một lối đi riêng. Nhà văn tập trung khai vỡ về đời sống nhân thế, quan tâm đến hạnh phúc con người, số phận hẩm hiu, lựa chọn và lạc thời, tuổi trẻ và tuổi già, thời gian đời người, đối thoại và hội nhập. Hầu hết các sáng tác của Nguyễn Khải đều là sự kết tinh những tìm tòi, thể nghiệm, những suy tư trăn trở của ông nói riêng và của văn xuôi Việt Nam nói chung mong muốn khao khát giải bày, đối thoại với bạn đọc từ những chiêm nghiệm của chính mình. Vì vậy, hình thức người kể chuyện “xưng tôi” trong những tác phẩm Nguyễn Khải sau này chiếm ưu thế so với thời kì sáng tác trước 1980. No có y nghĩa như một dấu mốc đánh dấu sựđổi mới tư duy, cách tân nghệ thuật trần thuật - “Người kể chuyện” trong tiến trình sáng tạo của Nguyễn Khải và quá trình vận động đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhien, quá trình nghiên cứu người kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Khải nó cho thấy những ưu điểm và chỗ hạn chế của nghệ thuật trần thuật trong văn học. Chúng tôi nhấn mạnh rằng: những hình thức chủ thể kể chuyện xưng “tôi” trong tác phẩm Nguyễn Khải là sự sáng tạo có ý nghĩa đổi mới nghệ thuật trần thuật, một cách nhìn hiện thực rất mới.

4. Nguyễn Khải là người sử dụng rất linh hoạt điểm nhìn nghệ thuật trần thuật không chỉ trong phương thức trần thuật khách quan: dạng không bình luận trữ tình ngoại đề và có bình luận trữ tình ngoại đề, mà còn rất thành công trong cả phương thức trần thuật chủ quan dạng người kể chuyện “xưng tôi” – chứng kiến, quan sat, không tham gia biến cố và có tham gia nói chuyện với nhân vật; “xưng tôi” nói thẳng là tác giả và “xưng tôi” không nói rõ mình là tác giả; đồng thời vận dụng khéo léo phương thức trần thuật hỗn hợp dạng vừa kể như vô nhân xưng, dạng có đoạn nhân vật “tôi” kể, lại vừa có dạng một nhân vật trong truyện đứng ra kể. Mỗi phương thức trần thuật đều được nhà văn khai thác mạnh mẽ tính ưu trội của nó đểđạt được mục đích nghệ thuật. Thành công trong phương thức trần thuật khách quan ởđiểm nhìn, việc kể, hành vi lời kể diễn ra liền một mạch logic, khách quan; trong phương thức trần thuật chủ quan ở chỗ thay đổi điểm nhìn, cách nhìn, suy nghĩ hành động, nói năng giọng điệu, việc kể, hành vi lời kểđem lại một thế giới nội tâm đầy tâm trạng, suy tưởng, giàu tính cá thể hóa, sinh động, đa thanh đa giọng điệu, dễ tạo ra được môi trường đồng sáng tạo của người đọc. Với phương diện này, xét về mặt thi pháp các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện trong tác phẩm Nguyễn Khải đã góp phần làm mới nghệ thuật trần thuật cho văn xuôi Việt Nam hiện đại.

5. Phương thức trần thuật từ nhiều điểm nhìn làm nổi bật lên hình tượng người kể chuyện mang chất cán bộ, hình tượng người kể chuyện suy tư, triết lí và hình tượng người kể tự giễu

mình, tạo nên sức hấp dẫn đối với mọi thế hệ bạn đọc. Hình tượng người kể chuyện đã thể hiện rõ ý tưởng của nhà văn là xây dựng “loại hình nhân vật tư tưởng” hơn hẳn “nhân vật điển hình hóa”. Đây là một bằng chứng đặc sắc vềđổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Khải, là một điều mới mẻ có ý nghĩa thẩm mĩ bổ sung cho nghệ thuật xây dựng hình tượng người kể chuyện trong văn xuôi tự sự thời đại mới.

6. Nguyễn Khải là một trong những nhà văn luôn tìm tòi thể nghiệm, mạnh dạn đổi mới nghệ thuật trần thuật. Nhà văn nhìn hiện thực trong tình huống có vấn đề. Do đó, truyện và tiểu thuyết của ông luôn phục vụ cho tính vấn đề đã được thẩm định. Những trường hợp người kể chuyện song trùng hoặc không song trùng với tác giảđã tạo nên cấu trúc tác phẩm từ nội dung đến hình thức luôn mang hướng “mở”, dẫn đến tác phẩm của Nguyễn Khải luôn co xu hướng đối thoại từ bên trong. Ngôn ngữ tự sự từ màu sắc chính trị chuyển dần sang ngôn ngữđời thường, sắc sảo, trí tuệ, hàm chứa nhiều thông tin. Đặc biệt là giọng điệu trần thuật từ tỉnh táo khách quan có thêm sac điệu mỉa mai giễu cợt, ngậm ngùi thương cảm, tác động sâu sắc đến người đọc. Những chiêm nghiệm, triết lí của nhà văn trong tác phẩm theo quan điểm: “nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người” mãi mãi là “túi khôn”, giúp người đời vận dụng trong cuộc sống bộn bề hôm nay.

7. Tính chất tự truyện thể hiện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải là một tư liệu quý giúp bạn đọc hiểu rõ thêm ít nhiều về con người ông. “Sống không chỉ la quãng thời gian ta đã sống, đã tồn tại, mà là những gì ta để lại dấu ấn của mình trong cuộc đời này. Trên chặng đường

đó, ta được ước mơ, được thể hiện và sống thật với chính mình, cùng với những nỗi buồn, hạnh phúc, sai lầm và nỗi đau. Để cuối cuộc đời chúng ta có quyền nhớ lại, hồi tưởng và kể lại những kí ức không quên đó…” (Gabriel Garcia Marquez).

Luận văn “Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải” là một cố gắng phần nào đúc kết lại và mở ra những khía cạnh mới trong quá trình đi sâu nghiên cứu nghệ thuật trần thuật tác phẩm tự sự của Nguyễn Khải. Chúng tôi coi: “Chủ thể tường thuật là một mặt của vấn

đề tác giả trong văn học” và đã tiến hành nghiên cứu với tinh thần khoa học nghiêm túc. Tuy nhiên dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý chân thành.

Một phần của tài liệu NGƯỜI KỂCHUYỆNTRONG TRUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)