ngôi thứ ba hay ngôi thứ nhất vẫn không hề mâu thuẫn nhau mà thống nhất làm rõ sự phong phú của việc sáng tạo hình thức người kể chuyện của Nguyễn Khải.
Người kể chuyện vô hình xuất hiện trong 33 tác phẩm của Nguyễn Khải có chung một lối kể là phương thức trần thuật khách quan hóa. Người kể không thuộc vào thế giới nhân vật của truyện mà chỉ đứng sau các hành động nhân vật để quan sát, dẫn dắt câu chuyện. Điểm nhìn trần thuật hầu hết từ bên ngoài do tính chất hướng ngoại của nhân vật. Chủ thể kể ít dành cho nhân vật những dòng hồi tưởng, suy gẫm. Hình ảnh người kể chuyện chi phối toàn bộ tác phẩm từ lời dẫn chuyện, cách kể cách tả, lời trữ tình ngoại đề. Người kể chuyện lộ diện, xưng “tôi” ngôi thứ nhất trong 70 tác phẩm chiếm 2/3 số lượng tác phẩm được khảo sát cho thấy hình thức chủ thể ke chuyện vô cùng phong phú và đều là phương thức trần thuật chủ quan hóa. Cái “tôi” trong truyện không còn là một cái tôi thuần túy, mà là một thế giới do nhiều cái tôi hợp thành. Điểm nhìn trần thuật không cố định mà luôn biến hóa, chủ yếu là hướng nội do tính chất hướng nội của nhân vật. Các sự kiện, biến cố, đời sống tâm lí nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc độ, không rơi vào vụn vặt sa đà miêu tả đã tạo nên một dòng chảy tự sự hết sức tự nhiên. Nhân vật có quyen nói lên những ý nghĩ của mình, được trực tiếp làm người kể chuyện, kể lại chuyện của chính mình, tự trình bày, tự phân tích. Người đọc khó phân biệt được đâu là tiếng nói của tác giả, đâu là của nhân vật. Người kể xưng “tôi” – nhà văn, xưng “tôi” – nhân vật thường say mê đối thoại, ham triết lí và bao giờ cũng bộc lộ mình là người thông minh sắc sảo hơn người. Nhờ sự kết hợp tài tình “cái tôi của tác giả” và “cái tôi của nhân vat” nên câu chuyện luôn sinh động, tư tưởng tác phẩm có chiều sâu khái quát, tính vấn đề được cắt nghĩa thấu đáo và tính cách nhân vật rõ ràng, vì thế người đọc hào hứng tiếp nhận.
Thế giới nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Khải luôn mang đậm dấu ấn thời đại. Nguyễn Khải là nhà văn luôn thấu hiểu tâm tư con người, có óc tưởng tượng, có tài biện giải khác người, sâu sắc, tinh tế không phải dè dặt trước bất kì một cấm kị nào. Giọng điệu nhiều cung bậc, có lúc sôi nổi hào hứng, có lúc trầm lắng suy tư, từ chỗ thiên về lối áp đặt một chiều nặng tính chất giáo huấn đến nhuần nhị độ lượng, yêu thương con người hơn, sâu sắc hơn. Lời văn vừa dân dã vừa hiện đại, linh hoạt biến hóa. Ngôn ngữ sắc sảo gợi cảm. Hình thức truyện kể hấp dẫn. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tái hiện bức tranh đời sống trong tính toàn vẹn có ý nghĩa khái quát.
Chương 2: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI
Nghiên cứu hình tượng người kể chuyện là một vấn đề thú vị. Người ta thường nghiên cứu hình tượng nghệ thuật, hình tượng tác giả, hình tượng văn học mà ít nghiên cứu hình tượng người kể chuyện. Theo Lê Bá Hán: “Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sựđánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh” [123, tr. 221].
Là hình tượng không tách rời cái nhìn của nhà văn và chịu sự quy định của đối tượng miêu tả. Hình tượng được thể hiện trong toàn bộ cấu trúc tác phẩm. Hình tượng người kể chuyện được xem là mặt chất lượng của tác phẩm tự sự. Khi đặt bút viết truyện thì cũng là lúc nhà văn sáng tạo ra một người kể chuyện. Từ lời kể, người đọc hình dung ra hình tượng người kể chuyện. Đằng sau câu chuyện được kể, người ta đọc được câu chuyện thứ hai mang ý tưởng của tác giả. Theo M.Bakhtin: “mỗi thành tố của câu chuyện được cảm nhận rõ rệt ở hai chiều: ở chiều người kể vơi những nội dung, ý tứ và biểu cảm đăt trong tầm nhìn của nó; và ở chiều tác giả, người gián tiếp nói bằng câu chuyện ấy và thông qua câu chuyện ấy. Cùng với tất cả những điều được kể, chính bản thân người kể chuyện với lời nói của nó đã đi vào tầm nhìn của tác giả. Chúng ta ước đoán được những điểm nhấn mạnh của tác giảở chủđề chuyện cũng nhưở bản thân chuyện kể và ở hình tượng người kể chuyện được bộc lộ trong quá trình thuật truyện. Không cảm thấy cái chiều thứ hai ấy, chiều của những ý chỉ và “trọng âm” của tác giả - tức là không hiểu tác phẩm [3, tr. - 121].
Để hình dung ra được hình tượng người kể chuyện thì một mặt phải xem xét tâm lí, nghề nghiệp, lập trường xã hội của tác giả. Mặt khác, xem cái lập trường mà xuất phát từ đó câu chuyện được kể: phê phán hay ngợi ca, khẳng định hay phủđịnh và theo quan điểm nào, thể hiện ra sao trong tác phẩm. Căn cứ vào sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm Nguyễn Khải, ta thấy có nhiều hình tượng người kể chuyện. Đó là hình tượng người kể mang chất cán bộ, hình tượng người kể chuyện suy tư, triết lí và hình tượng người kể chuyện tự giễu mình. Như vậy trong truyện hay tiểu thuyết, đằng sau hình thức ngôi kể của người đứng ra kể là việc thừa nhận tồn tại một hình tượng người kể có ý nghĩa xã hội và văn học.