. Số lượng cán bộ có năng lực còn hạn chế, các công việc tham gia nhiều
2. Tổng doanh thu Tỷ đồng 32,284 43,370 36,342 52,440 37,290 66,
doanh thu Tỷ đồng 32,284 43,370 36,342 52,440 37,290 66,630 3. Tổng lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 5,141 7,890 8,015 11,630 9,273 13,180
( Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD năm 2005, 2006, 2007 của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex)
Ghi chú: KH-kết hoạch; TH- thực hiện Từ bảng 2.1 cho thấy :
- Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2005:
+ Tổng giá trị sản xuất: 23,209 triệu USD, đạt 100,12 % so với kế hoạch đề ra (23,182 triệu USD).
+ Tổng doanh thu đạt: 43,37 tỷ đồng, đạt 134,34 % so với kết hoạch đề ra (32,284 tỷ đồng).
+ Tổng lợi nhuận trước thuế đạt: 7,89tỷ đồng, đạt 153,47 % so với kết hoạch đề ra (5,141 tỷ đồng).
- Kết quả thực hiện kết hoạch năm 2006:
+ Tổng giá trị sản xuất: 26,67 triệu USD, đạt 102,44 % so với kết hoạch đề ra (26,035 triệu USD).
+ Tổng doanh thu: 52,44 tỷ đồng, đạt 144,29 % so với kết hoạch đề ra (36,342 tỷ đồng).
Tổng lợi nhuận trước thuế: 11,63 tỷ đồng, đạt 145,1 % so với kế hoạch đề ra (8,015 tỷ đồng).
- Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2007
+ Tổng giá trị sản xuất: 27,75 triệu USD, đạt 102,47 % so với kế hoạch
đề ra (27,082 triệu USD).
+ Tổng doanh thu: 66,63 tỷ đồng, đạt 178,68 % so với kế hoạch đề ra (37,29 tỷ đồng).
Tổng lợi nhuận trước thuế:13,18 tỷ đồng, đạt 142,13 % so với kế hoạch (9,273 tỷ đồng).
Từ đó nhận thấy rằng, trong khi % thực hiện tổng giá trị sản xuất và tổng doanh thu so với kế hoạch đều tăng dần từ năm 2005 đến năm 2007 ( Tổng giá trị sản xuất: năm 2005 vượt KH là 0,12%,
năm 2006 vượt kế hoạch là 2,44%, năm 2007 vượt KH là 2,47% ; Tổng doanh thu: năm 2005 vượt KH là 34,34%,
năm 2006 vượt KH là 44,29% năm 2007 vượt KH là 78,68% )
thì % thực hiện tổng lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch lại giảm dần từ năm 2005 đến năm 2007. ( Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2005 vượt KH là 53,47%, nhưng năm 2006 chỉ vượt KH là 45,1%, và đến năm 2007 chỉ vượt KH 42,13% ).
Một vấn đề quan trọng cần phân tích nữa là, tổng giá trị sản xuất, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận trước thuế giữa các năm 2005, 2006 và 2007 tăng giảm thế nào.. Từ các chỉ tiêu thực hiện trong các năm 2005, 2006 và 2007 đã đưa ra ở bảng 2.1 ta đưa ra được bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Bảng so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex qua các năm 2005, 2006 và 2007 Stt Chỉ tiêu TH: 2006/2005 TH: 2007/2005 TH:2007/2006 1 Tổng GTSX 14,91 % 19,56 % 4,05 % 2 Tổng doanh thu 20,91 % 53,63 % 27,06 % 3 Tổng lợi nhuận trước thuế 47,40 % 67,05 % 13,33 %
(Nguồn: Tác giả đánh giá)
Kết hợp bảng 2.1 và bảng 2.2 cho thấy :
- Tổng giá trị sản xuất đạt thấp nhất vào năm 2005 (23,209 triệu USD) và tăng dần đến năm 2006 (26,67 triệu USD), đạt cao nhất vào năm 2007 (27,75 triệu USD). Tốc độ tăng của tổng giá trị sản xuất giữa năm 2006 so với năm 2005 là 14,91%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng giá trị sản xuất giữa năm 2007 so với năm 2006 là 4,05 %. Như vậy trong 3 năm liên tiếp từ năm 2005 đến năm 2007 thì tốc độ tăng giữa 2 năm liền kề đã giảm dần từ năm 2005-2006 đến năm 2006-2007.
- Tổng doanh thu đạt thấp nhất vào năm 2005 ( 43,37 tỷ đồng) và tăng lên ở năm 2006 ( 52,44 tỷ đồng ), đạt cao nhất ở năm 2007 (66,63 tỷ đồng). Tốc độ tăng của tổng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 là 20,91%, thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 là 27,06 %. Như vậy, trong 3 năm liên tiếp từ năm 2005 đến năm 2007 thì tốc độ tăng giữa 2 năm liền kề đã tăng lên từ năm 2005- 2006 đến năm 2006- 2007.
- Tổng lợi nhuận trước thuế đạt thấp nhất vào năm 2005 ( 7,89 tỷ đồng), tăng lên ở năm 2006 (11,63 tỷ đồng) và tăng cao nhất ở năm 2007 (13,18 tỷ đồng).Tốc độ tăng của tổng lợi nhuận trước thuế năm 2006 so với năm 2005 là 47,4 % , thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 so với năm 2006 là 13,33 %. Như vậy, trong 3 năm từ năm 2005
đến năm 2007, tốc độ tăng của tổng lợi nhuận trước thuế đã giảm từ năm 2005-2006 đến năm 2006-2007.
Thực trạng trên được giải thích bởi 2 nguyên nhân chủ yếu: Thứ nhất, từ năm 2006 đến nay, lợi nhuận của Công ty ở một số thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia bị suy giảm do sự thu hẹp, đóng băng của các thị trường này bởi nhiều nguyên nhân, dẫn đến Công ty bị mất một số lượng lớn lao động xuất khẩu sang các thị trường này. Đây là các thị trường truyền thống mà từ trước đó, là các thị trường trọng tâm của Công ty., Thứ hai, chi phí đầu tư tăng lên do sự mất giá của đồng tiền.
2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩuđi làm việc ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại đi làm việc ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex
Năng lực tuyển dụng và đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp XKLĐ được đánh giá bởi nhiều tiêu chí. Trên báo Lao động số 272 ngày 22/11/2007, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Tổng giám đốc AIC có nhận định “ Số lượng là môt tiêu chí quan trọng khẳng định năng lực của doanh nghiệp nhưng những yếu tố khác cũng quan trọng tỷ lệ lao động về nước trước thời hạn, tỷ lệ lao động gặp rủi ro, việc xử lý các sự cố phát sinh liên quan đến người lao động khi làm việc ở nước ngoài”. Như vậy, đối với một doanh nghiệp XKLĐ việc đưa được số lượng lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài đã là khó nhưng việc người lao động khi sang đó có đủ năng lực, trình độ để đảm nhận yêu cầu của đối tác nước ngoài hay không lại là điều khó khăn hơn. Chỉ có một con đường hiệu quả nhất để doanh nghiệp XKLĐ có thể tạo ra nguồn lao động xuất khẩu đạt chuẩn cả về số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác, đó là không ngừng cải tiến,nâng cao công tác tuyển dụng và đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài.
hàng đầu. Mục tiêu hàng đầu và lâu dài của Công ty là phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề cho thị trường lao động nước ngoài, đồng thời góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Những năm qua, công tác tuyển dụng và đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được công ty coi trọng, và không ngừng đổi mới, cải tiến và đã đem lại những thành công nhất định cho Công ty.
Vậy thực trạng trong công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của Công ty có những thuận lợi, khó khăn gì? đã đạt được những thành công gì? vẫn còn những hạn chế gì cần khắc phuc? Tất cả những nội dung đó sẽ được tôi trình bày cụ thể dưới đây:
2.2.1. Thực trạng công tác tuyển dụng lao động đi làm việc ở nướcngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex
Sự thành bại của Công ty đều được quyết định từ chính chất lượng nguồn lao động tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài. Hiện Công ty đang mở rộng phạm vị tạo nguồn tới các tỉnh miền Trung, liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng địa phương, quảng bá giới thiệu lĩnh vực XKLĐ của Công ty, tổ chức các hội thảo tại địa phương để người lao động hiểu hết về quyền lợi và nghĩa vụ trước khi đi làm việc ở nước ngoài,...
- Địa bàn tuyển chọn:
+ Các đơn vị thành viên trong Tổng công ty xây dựng VINACONEX. Các
đơn vị này khi có lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài sẽ liệt kê danh sách và sẽ gửi thông báo đến Công ty để giúp lao động làm các thủ tục cần thiết đi làm việc ở nước ngoài. Đây được coi là địa bàn tuyển chọn quen thuộc của Công ty, giúp Công ty giảm được nhiều chi phí tiền của hơn so với tuyển chọn ở các địa bàn khác.
thực và hiệu quả, bởi những lao động được tuyển tại các trường dạy nghề đều là những người đã qua đào tạo, có trình độ nhất định. Do vậy, Công sẽ dễ dàng hơn trong công tác đào tạo giáo dục định hướng cho họ.
+ Các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và các địa phương. Ở từng địa phương, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đều có chức năng XKLĐ. Các sở này quản lý lao động địa phương mình đi XKLĐ, tạo cơ chế,chính sách ưu đãi cho người lao động có nhu cầu đi XKLĐ. Thông qua sự giới thiệu, cung cấp các thông tin cần thiết của các Sở sẽ giúp Công ty tuyển chọn được những lao động đủ tiêu chuẩn để làm việc ở nước ngoài.
- Phương thức tuyển chọn của Công ty:
+ Thông báo tuyển lao động đi XKLĐ theo các ngành nghề bằng hình thức đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi của Trung ương và các địa phương. Những năm trở lại đây khi mà đời sống của người lao động đã được cải thiện phần nào, nhà nhà có ti vi, đài điện, mạng internet đã len lỏi tận vào các vùng, miền nông thôn thì phương thức tuyển chọn này dần trở nên có hiệu quả. Thực tế có rất nhiều người lao động đến Công ty đăng ký làm thủ tục đi XKLĐ nhờ tìm được thông báo tuyển lao động đi XKLĐ của Công ty trên báo, đài, ti vi, internet.
+ Thông qua cac tỉnh, Sở lao động- thươngbinh và xã hội, các trung tâm dạy nghề, các huyện, xã để cung cấp lao động. Công ty sẽ cử một số cán bộ trực tiếp về các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương để làm công tác tuyển chọn lao động.