Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại chi nhánh ngân hàng công thương Hà Nội pot (Trang 31 - 33)

III/ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

2/ Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó, đo lường chất lượng tín dụng là một nội dụng quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Tuỳ theo mục đích phân tích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong phạm vi bảng báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh, ta có thể áp dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tình hình chất lượng tín dụng của ngân hàng.

*Chỉ tiêu sử dụng vốn

Huy động

Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được.

* Chỉ tiêu dư nợ: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung-dài hạn) / Tổng dư nợ

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.

* Chỉ tiêu nợ quá hạn Nợ quá hạn / Tổng dư nợ

Nợ quá hạn khó đòi / Tổng dư nợ Nợ quá hạn khó đòi / Tổng nợ quá hạn

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại.

Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <= 5%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định,…

* Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyển vốn tín dụng (vòng quay vốn tín dụng)

Doanh số thu trong năm

Vòng quay vốn tín dụng trong năm = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

Dư nợ bình quân trong năm

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mất lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

* Lãi treo: là khoản lãi tính trên nợ quá hạn mà ngân hàng chưa thu được và như vậy chỉ số này càng thấp càng tốt.

Ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng trên, hiện nay nhiều ngân hàng cũng đã sử dụng các chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng tín dụng như việc tuân thủ các quy chế, chế độ thể lệ tín dụng, lập hồ sơ cho vay, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả,…

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại chi nhánh ngân hàng công thương Hà Nội pot (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)