Thẩm định về phương diện tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng techcombank (Trang 45 - 46)

MỘT SỐ GIẢI PHẤP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA TECHCOMBANK

2.2.1.4 Thẩm định về phương diện tài chính

Đây là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn dự án để đầu tư. Sau khi xác định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đi vào tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả cụ thể như chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, khả năng sinh lời của dự án, điểm hoà vốn, độ nhạy của dự án, giá trị hiện tại ròng, tỷ lệ sinh lời nội bộ và so sánh với tiêu chuẩn quy định để đánh giá tính khả thi của dự án. Vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng thẩm định phương diện tài chính của dự án là phải xác định được tính trung thực của số liệu, phải căn cứ vào sự biến động của thị trường để đánh giá hiệu quả thực tế của dự án, xây dựng được các tiêu chuẩn cho từng ngành, từng lĩnh vực phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Trong quá trình thẩm định tài chính dự án cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Khi thẩm định tổng vốn đầu tư, ngân hàng cần có quy định cụ thể về các nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động... và phải kiểm tra kỹ tính xác thực của từng nguồn vốn để tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn trong quá trình thực hiện đầu tư.

- Đối với chi phí khấu hao, cán bộ thẩm định cần đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế mới nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo tính hợp pháp, chính xác trong tính toán.

- Cần chú ý đến các khoản thu hồi khi xác định dòng tiền của dự án.

- Xác định mức lãi suất chiết khấu hợp lý vì khi đã xác định được lãi suất chiết khấu hợp lý sẽ tính được chính xác các chỉ tiêu NPV, IRR... góp phần đưa ra được kết luận đúng đắn.

- Nâng cao phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp phân tích độ nhạy là một trong những phương pháp giúp cán bộ thẩm định có thể dễ dàng xác định được những yếu tố gây tác động mạnh mẽ nhất hay ít nhất ảnh hưởng đến sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tài chính, hay nói cách khác, qua phân tích độ nhạy cán bộ thẩm định nhận thấy được các nhân tố then chốt cho thành công của dự án cũng như rui ro của dự án. Tuỳ thuộc từng dự án cụ thể mà cán bộ thẩm định có thể lựa chọn phân tích độ nhạy theo một hay nhiều chỉ tiêu và cần lưu ý tới sự thay đổi của các yếu tố sản lượng và giá bán sản phẩm trên thị trường vì những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của dự án.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng techcombank (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w