Những mặt hạn chế:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng techcombank (Trang 36 - 38)

11. Chi phí bảo hiểm

1.3.2Những mặt hạn chế:

Bên cạnh những ưu điểm mà Techcombank đã đạt được thì cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế mà ngân hàng đang phải đối mặt.

- Thẩm định năng lực của chủ đầu tư chưa đầy đủ, chính xác: thẩm định năng lực của chủ đầu tư bao gồm thẩm định về năng lực về tài chính và năng lực về quản lý, điều hành của chủ đầu tư. Techcombank hiện tại chỉ đang đánh giả chủ đầu tư qua báo cáo

thuyết minh về tài chính và báo cáo giải trình về uy tín, năng lực. Chưa đánh giá một cách có hệ thống và theo các chỉ tiêu phân loại.

- Việc tính toán dòng tiền, các chi tiêu hiệu quả tài chính của dự án không được chắc chắn, chưa chuẩn xác. Dòng tiền thu và dòng tiền chi đều chưa được đánh giá, so sánh trên cơ sở hệ thống thống kê, lưu trữ các thông tin liên quan đến dòng tiền.

- Hầu hết các chi nhánh Techcombank đều không phân tích, tính toán rủi ro và đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro trong quá trình thẩm định phương án tài chính dự án. - Phần đánh giá, phân tích rủi ro của dự án còn chưa đựoc quan tâm, các nội dung về rủi ro chưa được hướng dẫn một cách cụ thể, có cơ sở khoa học cũng như các chi tiêu hạn chế rủi ro chưa được xác định làm cơ sở cho việc nhận xét đánh giá.

- Công tác dự báo, dự đoán thông tin tín dụng, khả năng phân tích, đánh giá thị trường trong công tác thẩm định còn bị động và không có hệ thống giám sát và quản trị rủi ro.

Số liệu về cho vay vốn tín dụng đầu tư tại Techcombank (vốn trong nước)

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Doanh số cho vay 10648 7826 9870

2 Dư nợ vay 38392 41217 45393

3 Ước nợ quá hạn khoảng 845 1725 1350

(Tỷ lệ % so với dư nợ 2,2% 4,18% 2,97%

Căn cứ vào bảng trên ta thấy rằng, dư nợ vay tại Techcombank tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhanh hơn sơ với dư nợ vay. Theo đánh giá của Trung tâm xử lý nợ, nợ quá hạn tăng nhanh (năm 2006 so với năm 2007) do các dự án thuộc chương trình mía đường, đánh bắt xa bờ chưa xử lý được nợ; mặt khác một số dự án ngành giao thông không có nguồn trả nợ khoảng 1200 tỷ đồng, từ các dự án khác do năng lực tài chính, năng lực điều hành của chủ đầu tư yếu kém và do khách quan của thị trường thay đổ chính sách, thay đổ giá nguyên vật liệu đầu vào... dẫn đên dự án không có hiệu quả về kinh tế tài chính chiếm khoảng 1,28%.

Đến năm 2007, nợ quá hạn trong hệ thông Techcombank giảm do các dự án ngành giao thông được Chính phủ cho phep khoanh nợ; các dự án đầu tư theo chương trình đánh bắt xa bờ được phép bán và xoá nợ. Các nhà máy đường được Chính phủ cho phép bán nợ, chuyển đổi chủ sở hữu và xử lý bằng chính sách miễn, giảm các

loại thuế, không tính lãi trong thời gian thực hiện đầu tư, tuy nhiên các dự án này vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro do vùng nguyên liệu của các dự án không đảm bảo, giá đường trong nước không thể cạnh tranh được với đường nhập lậu từ Thái Lan, Trung Quốc.

Vì vậy, để hạn chế rủi ro đối với dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư, Techcombank cần đưa ra các giải pháp để thực hiện ngay từ khâu thẩm định phương án tài chính.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng techcombank (Trang 36 - 38)