Khái niệm: bao gồm các khoản nợ quá hạn; nợ khó đòi; nợ chờ xử lý; nợ cho vay

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giám sát đối với ngân hàng thương mại cổ phần tại bảo hiểm tiền gửi việt nam – chi nhánh khu vực hà nội 2 (Trang 37 - 42)

được khoanh thể hiện trên bảng cân đối tài khoản kế toán hàng tháng và khoản nợ được chuyển cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để xử lý thu hồi vốn cho các Ngân hàng thương mại cổ phần.

- Chỉ tiêu tính toán: Nợ xấu/ Tổng dư nợ

Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng

- Diễn biến và mức độ biến động so với kỳ trước, tỷ lệ tăng giảm, nguyên nhân tăng giảm các chỉ tiêu.

- Nợ quá hạn so với tổng dư nợ phải đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 5% Chất lượng tíndụng được đánh giá tốt nếu tỷ lệ này nhỏ hơn hoặc bằng 5% và không có nợ khó đòi

- Nợ xấu so với tổng dư nợ phải đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 10%; hoặc so với vốn tự có phải đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 10%. Tại Quyết định khoản 1071/2002/QĐ-NHNN ngày 2/10/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của “ Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN5 ngày 23/6/1998 quy định: Tổ chức tín dụng cổ phàn có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một hoặc một số trường hợp sau đây:

1. Có nguy cơ mất khả năng chi trả, được biểu hiện: ba lần trong một tháng không đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu bằng 1 giữa tài sản “ Có” có thể thanh toán ngay so với các loạ tài sản “ Nợ” phải thanh toán ngay.

2. Có nguy cơ mất khả năng thanh toán,được biểu hiện:

2.1 Liên tục trong ba tháng liên tiếp không duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tài sản “ Có”, kể cả các cam kết ngoại bảng, được điều chỉnh theo mức độ rủi ro.

2.2 Các khoản nợ xấu (bao gồm: các khoản nợ quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ cho vay được khoanh được thể hiện trên bảng cân đối kế toán hàng tháng, nợ chuyển cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để xử lý thu hồi vốn cho tổ chức tín dụng cổ phần, chiếm từ 10% trở lên so với tổng dư nợ cho vay hoặc từ 100% tổng dư nợ trở lên.

2.3 Số lỗ luỹ kế và số tiền chưa trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định, lớn hơn 50% tổng vốn tự có.

Trích lập dự phòng rủi ro

* Cơ sở pháp lý cho việc giám sát trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng thương mại cổ phần

- Quyết định số 488/200/QĐ-NHNN5 ngày 27 tháng 11 năm 200 ban hành Quyết định về việc phân loại tài sản “ Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

- Điều 82-Luật các tổ chức tín dụng

* Nội dung giám sát phần trích lập dự phòng rủi ro - Khái niệm về dự phòng rủi ro

+ Dự phòng rủi ro là dự phòng hạch toán vào chi phí hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần thông qua việc trích lập dự phòng cho phần giá trị tài sản “ Có” có khả năng khong thể thu hồi được.

+ Việc phân loại tài sản “ Có”, mức trích, phương pháp lập khoản dự phòng và việc sử dụng khoản dự phòng để xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng do

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ trưởng bộ tài chính.

+ Trong trường hợp Ngân hàng thương mại cổ phần thu hồi được vốn đã được xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro, số tiền thu hồi này được coi là doanh thu của Ngân hàng thương mại cổ phần.

- Tính toán mức phải trích dự phòng rủi ro

- Phân loại các khoản tài sản phải trích dự phòng rủi ro và không phải trích  Tài sản “ Có” không phải phân loại và trích lập dự phòng rủi ro

- Những khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư theo từng hiệp định đã ký kết với các tổ chức nước ngoài, đã được trích dự phòng rủi ro theo yêu cầu của hiệp định và rủi ro xảy ra sẽ được tổ chức nước ngoài có trách nhiệm xử lý. - Những khoản không phải trích lập dự phòng rủi ro thuộc Tài sản nhóm 1 gồm: + Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ ( kể cả kỳ hạn nợ gia hạn)

+ Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán.

+ Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê.  Tài sản “ Có” phải phân loại và trích lập dự phòng rủi ro

- Tài sản Có nhóm 2 phải trích 20% bao gồm:

+ Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản quá hạn trả nợ dưới 181 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 91 ngày.

+ Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 61 ngày.

+ Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuế trong thời gian dưới 181 ngày.

- Tài sản Có nhóm 3 phải trích lập 50% gồm: 39

+ Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày đến dưới 361ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã qúa hạn trả nợ từ 91 ngày đến dưới 181 ngày.

+ Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 31 ngày đến 61 ngày.

+ Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa đủ thu hồi được trong thời gian từ 61 ngày đến dưới 181 ngày.

+ Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuế từ 181 ngày đến dưới 261ngày.

- Tài sản Có nhóm 4 phải trích lập 100% gồm:

+ Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày trở lên.

+ Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 61 ngày trở lên.

+ Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa đủ thu hồi dược từ 181 ngày trở lên.

+ Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 361 ngày trở lên.

- Tài sản Có của các dịch vụ thanh toán phải trích 20% (nhóm 5) gồm:

Các khoản thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác(không bảo gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh quy định tại khoản 1, điều này) đã quá hạn thu hồi.

Tổng số rủi ro dự phòng phải trích được tính trên cơ sở tài sản Có ở các nhóm

nhân với tỷ lệ phải trích lập dự phòng của từng nhóm cụ thể:

Tổng số dự phòng Tài sản Có Tài sản Có Tài sản có Tài sản có

= + + +

rủi ro phải trích nhóm 2 x 20% nhóm 3 x 50% nhóm 4 x 100% DVTT nhóm 5 x 20%

* Dự phòng rủi ro đã trích: Lấy số dư có cuối kỳ của các tài khoản dự phòng

theo từng loại nghiệp vụ phải trích dự phòng. Theo quy định hiện hành, số dư các tài khoản dự phòng ở các tháng 3,6,9,12 chính là số thực trích dự phòng trong Quý. Tổng số dư có các tài khoản dự phòng, phải bằng số dự phòng rủi ro phải trích được tính toán như trên.

* So sánh số phải trích và số đã trích, xác định số trích lập thừa hoặc thiếu

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng thứ ba mỗi quý, các Ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện phân loại tài sản “ Có” tại thời điểm cuối ngày của ngày cuối cùng của tháng thứ hai và trích lạap dự phòng để xử lý rủi ro( Tổng số dư các tài khoản dự phòng ở các tháng 3,6,9,12 phải bằng số dự phòng rủi ro phải trích được phân loại như trên.

- Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng lớn hơn số tiền dự phòng hiện còn thì các Ngân hàng thương mại cổ phần phải trích thêm phàn chênh lệch thiếu.

- Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng nhỏ hơn số tiền dự phòng hiện còn thì các Ngân hàng thương mại cổ phần phải hoàn lại phần chênh lệch thừa để giảm số tiền dự phòng đã trích.

* Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

Ngân hàng thương mại cổ phần được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các

trường hợp sau đây:

1. Khi khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, người phát hành thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác, người bảo lãnh thương phiếu, bên thuê tài chính, người được cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành việc thanh toán tài sản. Mức xử lý rủi ro bằng mức tổn thất sau khi đã thanh toán tài sản của tổ chức bị phá sản, giải thể.

2. Tài sản “ Có” có thời gian quá hạn (kể cả trường hợp các tổ chức bị phá sản, giải thể nhưng chưa hoàn thành việc thanh toán tài sản) như sau:

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã qúa hạn trả nợ từ 721 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giám sát đối với ngân hàng thương mại cổ phần tại bảo hiểm tiền gửi việt nam – chi nhánh khu vực hà nội 2 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w