II. Nội dung giám sát đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần
1. Giám sát về việc chấp hành các quy định của pháp luật về Bảo hiểm tiền gử
tiền gửi
1.1 Cơ sở pháp lý của việc nộp phí bảo hiểm tiền gửi
- Nghị đjnh số 89/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 1999 của Chính Phủ về bảo hiểm tiền gửi
- Thông tư số 03/200/TT-NHNN5 ngày 16 tháng 03 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn thi hành “ Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 01tháng 09 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi.
- Quyết định số 1077/200/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 08 năm 2001 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung tại “ Thông tư số 03/2000/ TT- NHNN5 ngày 16 tháng 03 năm 2000 của NHNN”
1.2 Cách tính phí BHTG phải nộp mỗi kỳ đối với Ngân hàng thương mại cổ phần cổ phần
Các loại tiền gửi được bảo hiểm
Tiền được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các cá nhân ( bao gồm người cư trú và người không cư trú) gồm:
-Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bao gồm cả tiền gửi trên tài khoản cá nhân - Tìên mua các chứng chỉ tiền gửi, các trái phiếu ghi danh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không bảo hiểm đối với các loại chứng chỉ tiển gửi trái phiếu vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Cơ sở tính phí
Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp vào bốn kỳ trong một năm theo các quý và được nộp vào tài khoản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý thu phí bảo hiểm tiền gửi.
Cơ sở tính phí bảo hiểm tiền gửi là số dư các loại tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi.
Đối với tổ chức được cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép mở chi nhánh sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc nộp phí bảo hiểm tiền gửi kỳ đầu được thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Công văn 652/CV-BHTG8, ngày 12/12/2003 của Tổng giám đốc bảo hiểm tiền gửi.
* Số phí Bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho mỗi quý tính bằng công thức sau đây: (S0 + S1)/2 + S1 + S2 x 0.15
P =
3 100 x 4 Trong đó: Trong đó:
- P là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp trong kỳ;
- S0 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước sát với quý thu phí BHTG.
- S1, S2 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí BHTG.
- 0.15/100 x 4 là tỷ lệ phí phải nộp cho một quý trong năm.
Số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp được tính làm tròn đến đơn vị nghìn đồng. Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có số phí bảo hiểm tiền gửi bình quân phải nộp tính được cho một quý nhỏ hơn 500.000đ thì việc nộp phí bảo hiểm tiền gửi được thực hiện theo hướng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại công văn số 220/CV- BHTG ngày 6/9/2001 và công văn số 22/CV- BHTG, ngày 5/2/2002.
Đối chiếu với số phí phải nộp (đã tính toán ở trên) với số phí thực nộp của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo báo cáo của phòng kế toán để xác định số phí nộp thừa, thiếu và có biện pháp xử lý phù hợp.
Giám sát việc chấp hành thời hạn nộp phí của Ngân hàng thương mại cổ phẩn khi tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Nếu ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí theo định kỳ Quý thì số phí được nộp vào tài khoản của BHTGVN chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý thu phí BHTG.
- Nếu Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí 1 năm 2 lần thì số phí được nộp vào tài khoản của BHTGVN chậm nhất vào ngày 20 tháng 1 và ngày 20 tháng 7 hàng năm.
- Nếu Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí 1 năm 1 lần thì số phí được nộp vào tài khoản của BHTGVN chậm nhất vào ngày 20 tháng 1 hàng năm.
Giám sát việc nộp các thông tin báo cáo theo quy định
+ Hồ sơ pháp lý: giám sát việc có thay đổi đối tượng hoạt động, nội dung kinh doanh, hội đồng quản trị …có phù hợp với quy định của pháp luật không.
+ Báo cáo tài chính