Dư nợ cho vay DNNQD

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay DNNQD (Trang 54 - 58)

Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nộ

2.2.4. Dư nợ cho vay DNNQD

Dư nợ cho vay là một chỉ tiêu quan trọng để phản ánh việc mở rộng cho vay DNNQD tại NHTM. Tương ứng với doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì dư nợ cho vay DNNQD cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1: Dư nợ cho vay DNNQD theo kỳ hạn bằng VNĐ Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) DN cho vay ngắn hạn 490 100 551 100 769 100 DNNN 53 11 71 13 109 14 DNNQD 405 82 446 81 600 78 -CTCP,CTTNHH 395 80 435 79 592 77 -DNTN 10 2 11 2 8 1 Cho vay khác 32 7 34 6 60 8

DN cho vay trung hạn 255 100 346 100 279 100

DNNN 48 19 43 12 33 11

DNNQD 184 72 286 82 201 67

-CTCP,CTTNHH 181.5 71 283 81 195 66

-DNTN 2.5 1 3 1 6 1

Cho vay khác 23 9 17 6 63 22

DN cho vay dài hạn 88 100 124 100 234 100

DNNN 57 65 57 46 70 30

DNNQD(100% CTCP,CTTNHH)

30 34 64 52 157 67

Cho vay khác 1 1 3 2 7 3

Biểu đồ: Dư nợ cho vay DNNQD ngắn, trung, dài hạn

Dư nợ cho vay đối với DNNQD tăng qua các năm, tỷ trọng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, trong ngắn hạn chiếm trên 70% tổng dư nợ ngắn hạn, trong trung hạn chiếm trên 60% tổng dư nợ trung hạn, chiếm trung bình 51% tổng dư nợ dài hạn. Điều này cho thấy sự ổn định trong hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với DNNQD.

Chi nhánh vẫn ưu tiên mở rộng cho vay ngắn hạn hơn so với cho vay trung và dài hạn biểu hiện là dư nợ cho vay DNNQD trong ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (trung bình khoảng 56%), trung bình gấp hai lần dư nợ trung hạn, gấp 4.5 lần dư nợ dài hạn. Chi nhánh chỉ cho vay trong dài hạn các dự án có khả năng sinh lời cao, khả năng hoàn trả tốt như: dự án nhà máy kính, dự án văn phòng, nhà cho thuê, dự án xây dựng nhà xưởng, cải tạo nâng cấp khách sạn, mua sắm hệ thống máy y tế, máy thi công, mua ô tô trả góp…với những khách hàng có uy tín. Còn lại chủ yếu cho vay để bù đắp nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn DNNQD lớn hơn nhiều so với cho vay trung dài hạn. Chính sách đầu tư đúng hướng, theo đó Chi nhánh chú trọng cho vay DNNQD quy mô vừa và nhỏ đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặt khác, để đảm bảo an toàn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện khung pháp lý chưa hoàn chỉnh Chi nhánh kiên quyết chỉ cho vay những dự án có hiệu quả.

DNTN cũng được Chi nhánh chú ý cho vay nhưng quy mô vẫn rất nhỏ. Việc mở rộng và tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNTN sẽ tạo điều kiện để Chi nhánh đa dạng hoá đối tượng cho vay, tiếp cận với những loại hình doanh nghiệp khác như: công ty hợp danh, hợp tác xã, công ty cổ phẩn có vốn Nhà nước chiếm không quá 50% vốn điều lệ.

Xét về dư nợ VND thì dư nợ cho vay DNNQD đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ toàn Chi nhánh; ngoài ra hoạt động cho vay bằng ngoại tệ đối với DNNQD tại Chi nhánh cũng khá sôi nổi với tỷ trọng tín dụng ngoại tệ liên tục tăng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ.

Bảng 4.2: Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ (đã quy đổi)

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%)

Dư nợ cho vay 101 100 138 100 138 100

DNNN 86 85 103.5 75 38.6 28

DNNQD 15 15 34.5 25 99.4 72

(Nguồn báo cáo tổng kết của Chi nhánh 2005 – 2007)

Số lượng DNNQD vay ngoại tệ có tăng lên nhưng không nhiều, năm 2007 mới chỉ có 7 doanh nghiệp vay ngoại tệ. Nhưng dư nợ tín dụng ngoại tệ của DNNQD đã tăng rất nhanh trong năm 2007 gấp 2.9 lần so với năm 2006 và gấp 6.6 lần so với năm 2005; dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay ngoại tệ. Khách hàng vay chủ yếu là công ty cổ phần xuất nhập khẩu, các công ty TNHH có nhu cầu vay ngoại tệ để mua hàng hoá, máy móc thiết bị nhập khẩu. 100% khoản vay ngoại tệ là nợ ngắn hạn đủ tiêu chuẩn.

Qua đây thể hiện sự nỗ lực của Chi nhánh trong quá trình phát triển hoạt động tín dụng ngoại tệ.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đa dạng hoá các lĩnh vực cho vay thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3: Dư nợ cho vay DNNQD phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) Công nghiệp 255 41 271 34 188 19.6 Xây dựng 166 27 255 32 373 39 TMDV 93 15 167 21 301 31.4 Ngành khác 105 17 103 13 96 10 Tổng cộng 619 100 796 100 958 100

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tín dụng của Chi nhánh)

Dư nợ cho vay DNNQD thuộc ngành xây dựng và thương mại dịch vụ (TMDV) tăng lên nhanh chóng; tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp và các ngành khác có xu hướng giảm xuống. Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành. Trong những năm qua hoạt động TMDV diễn ra khá sôi nổi, đầu tư xây dựng tăng mạnh do đó các DNNQD hoạt động sản xuất kinh doanh ở hai ngành kinh tế này có nhu cầu về vốn rất lớn, Chi nhánh cố gắng đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng này.

Vậy ta thấy rằng DNNQD giữ vai trò quan trọng trong hoạt động mở rộng cho vay của Chi nhánh; các con số về doanh số cho vay, dư nợ cho vay đều rất cao nếu so sánh với trung bình ngành và một số Chi nhánh khác. Chi nhánh mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhưng việc mở rộng cho vay đối với DNNQD khá ổn định và vững chắc, mang lại thu nhập lớn cho Chi nhánh, đạt kế hoạch mà Chi nhánh đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay DNNQD (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w