Ngôn ngữ của người Việt

Một phần của tài liệu 297500 (Trang 67 - 71)

Ẩn dụ và hoán dụ tri nhận trong tư duy người Việt không chỉ bó hẹp trong phạm vi sông nước. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung chú ý đến sông nước với tư cách là miền Nguồn – xuất phát điểm, cơ sở cho sự ánh xạ các miền Đích khác nhau.Vì vậy, khi chỉ khoanh xét Ẩn dụ ý niệm, chúng tôi bỏ qua những cứ liệu sông nước chỉ dừng lại ở văn hóa sông nước –

tâm thức sông nước của người Việt, chẳng hạn như “Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà/

Buồm giong ba ngọn, vui đà nên vui” có nhiều từ ngữ liên quan đến sông nước nhưng ở đây

hiện tượng chiếu xạ MYN không nổi rõ (Ở đây, nhắc đến địa danh Hà Nội là lại nhớ đến dấu ấn sông nước, chứ chưa thật cơ cấu nên hệ quy chiếu để xây dựng 2 MYN). Vì vậy, không phải ý niệm nào cũng có thể hàm chứa ẩn dụ hay hoán dụ tri nhận, nên sẽ có nhiều ý niệm vẫn thuộc sông nước nhưng bị bỏ qua. Chúng tôi sẽ tập trung phân tích những ẩn dụ và hóan dụ tri nhận ở lần lượt 7 trường (miền) ý niệm sông nước với những thành ngữ – tục ngữ tiêu biểu và một số ca dao, ca khúc phổ biến.

Chúng tôi không phân ra Ẩn dụ tri nhận và Hoán dụ tri nhận bởi thiết nghĩ, sự phân biệt này đôi khi chỉ là tương đối. Tuy có biên giới tách rời hai phạm trù này với nhiều cứ liệu liên quan, nhưng có thể thấy, việc nhìn đối tượng này thông qua một đối tượng khác có cả trong Ẩn dụ lẫn Hóan dụ; chúng tôi lấy đó là tiêu chí chung để xác định sự chuyển di trong ý nghĩ người việc với xuất phát điểm là MYNSN. Và, chúng tôi liệt kê đơn giản theo từng trường ý niệm để tập trung hơn vào việc làm sáng rõ MYNSN.

Trong 121 ý niệm thuộc MYNSN thì không phải ý niệm nào cũng có hiện tượng Ẩn dụ hay Hoán dụ tri nhận, hay có khi chỉ manh nha, dừng lại ở phong cách tác giả chưa thật phổ

biến trong hoạt động ngôn ngữ. Vì vậy chúng tôi chỉ lưu ý đến những ý niệm được Ần dụ

hóa một cách phổ biến với các trường hợp chúng tôi sẽ trình bày dưới đây. Chúng tôi xin lưu

ý các trường hợp sau:

a. Chúng tôi bỏ qua trường hợp MYNSN tồn tại dưới hình thức thuần bàn về kinh nghiệm nông nghiệp hoặc nói về các địa danh nông – ngư nghiệp như:

Mưa tháng sáu, máu ròng.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm. Lúa đồng Ngâu, trâu Yên Mỹ.

Trâu Ta xá, cá Đồng Mèo, heo Yên Dưỡng.

b. Bỏ qua trường hợp quá riêng lẻ gây hạn chế cho sự khái quát hóa với cứ liệu ít ỏi

hoặc không tiêu biểu, chẳng hạn từ “nước xuýt” chỉ có một cứ liệu Nhờ ông vải húp nước

xuýt; từ “ròng” thì hầu như chỉ có một Ẩn dụ tri nhận Tiền ròng bạc chảy…

c. Trường hợp khái niệm chi tiết nhưng không liệt kê thành một trong 121 biểu ngữ (ngữ tiêu biểu) ở chương 1 mục 5.3 nhưng vẫn xuất hiện bởi xét đặc điểm chung, nó vẫn đáp ứng được tiêu chí nêu ra. Chẳng hạn, chúng ta không liệt kê “cá chạch”, “cá mòi” trong

Trường ý niệm loài vật đặc trưng sống ở nước nhưng nó vẫn nằm trong MYNSN và được

đưa vào, ví dụ: trốn như cá chạch, Tiếng đồn con gái Phú Yên/Con trai Bình Thuận đi cưới

một thiên cá mòi…

d. Trường hợp bỏ ngỏ; có nghĩa chúng tôi đã phát hiện ra đó là Ẩn dụ/ Hoán dụ tri nhận nhưng chưa thể khái quát hoặc chưa thể tìm ra được tiêu chí phù hợp nhất để đưa vào. Đó là

trường hợp cá mè một lứa, lúa con gái, ếch cõng nhái…

e. Trường hợp so sánh nhưng chứa Ẩn dụ ý niệm vẫn được xét đến: khôn như rái, đắt

như tôm tươi, nhát như cáy, chắc như bắt cua trong giỏ…do vẫn có thể tìm được sự ánh xạ

giữa hai MYN vì vẫn có những Ẩn dụ tri nhận mang yếu tố so sánh và có sự chiếu xạ – một yếu tố x trong miền A đều tìm được y trong miền B, tức phóng chiếu được trôi chảy giữa 2 miền.

f. Ngoài những Ẩn dụ tri nhận thuộc MYNSN được sưu tập trong phần phụ lục, chúng tôi còn xét đến những Ẩn dụ tri nhận trong những cách nói quen thuộc hiện tại để làm nổi rõ ý niệm liên quan đến sông nước trong ngôn ngữ Việt. Ví dụ: “Tôi đang chìm trong đáy đau khổ. Nó đang vùng vẫy trong cánh đồng văn học màu mỡ”.

Trước khi đi vào phần tiếp sau, chúng tôi xin được lưu ý sẽ in nghiêng những ngữ liệu

thuộc thành ngữ, tục ngữ và ca dao, còn lại những ngữ liệu khác được đặc trong ngoặt kép (“…”)

2.1. Miền các dạng nước

2.1.1. Miền các dạng nước trong tự nhiên và sinh hoạt với đời sống xã hội của

con người

Nước được lưu giữ như một quy luật tự nhiên biểu trưng cho nhận định xã hội người Việt. “Nước” như một khái niệm làm mốc cho sự quy chiếu nhiều lĩnh vực trong đời sống xã

hội của người Việt; từ đời sống vật chất đến tinh thần, từ nếp sinh hoạt, thói quen đến biểu hiện tâm lý người Việt đều có đa dạng những từ ngữ biểu niệm – tức Ẩn dụ lẫn hoán dụ tri nhận.

a. Đặc tính của nước là tình thế, trạng thái trong đời sống con người

Ba đặc tính cơ bản dễ nhìn thấy nhất của nước đó là: Nóng – lạnh khi có tác động nhiệt; trong xanh ở môi trường tĩnh lắng và tồn tại vận động tự do. Sở dĩ chúng ta có thể đưa ra

khái niệm khẳng định đặc tính của nước là tình thế, trạng thái trong đời sống con người là

dựa vào ba đặc tính này; cụ thể có thể phân ra như sau:

(i) Độ nóng của nước biểu trưng cho tình thế khẩn thiết

Khi nước được đun sôi, sự thay đổi nhiệt độ từ lạnh hoặc bình thường sang nóng của nước khiến người ta liên tưởng đến các tình thế từ không có gì đến chín muồi đến khẩn

trương, cấp bách và đem vào ẩn dụ: Nước sôi lửa bỏng, chưa nóng nước đã đỏ gọng, “Quá

nóng vội thì chẳng được việc”…

(ii) Độ lạnh của nước biểu trưng cho sự lạnh lùng, nhạt nhẽo:

Nói như tát nước, người dưng nước lã, chị em dâu như bầu nước lã, một giọt máu đào hơn ao nước lã, “Hành động của cô ấy là tạt gáo nước vào mặt người khác”, “mắng như tát

nước vào mặt”...

(iii) Độ trong xanh của nước biểu trưng cho vẻ đẹp:

Sắc nước hương trời, non xanh nước biếc, gạo trắng nước trong, đẹp như nước hồ thu, hoa trong gương, trăng dưới nước, nước có khi trong khi đục, người có kẻ tục kẻ thanh…

(iv) Sự tồn tại của nước là biểu trưng cho quy luật hiển nhiên của cuộc sống con người:

Gạo chợ nước sông, nước sông công lính, có nước có cá, có ai nước cũng bằng bờ/không ai nước cũng cầm cơ mực này…

(v) Sự vận động của nước là xu hướng tất yếu của đời sống con người

Khái quát từ quy luật của tự nhiên sang quy luật xã hội, người Việt quan niệm nhân sinh

từ nước: Nước chảy hoa trôi, nước chảy bèo trôi, nước chảy chỗ trũng, bèo nước duyên may,

nước đổ khó bốc, cạn nước (thì) tới cái…

b. Nước là cơ hội thuận lợi, là vận may:

Cắm sào đợi nước,còn nước còn tát, chờ hết nước hết cái, bắt nước chờ gạo người, cá gặp nước rồng gặp mây, cá mạnh vì nước, cá nước chim trời, cá nước duyên may, cá nước

duyên ưa, cá nước sum vầy, Còn trời, còn nước, còn non/Còn cô bán rượu, anh còn say sưa…

c. Nước là biểu trưng của gian khó, thử thách

Môi trường nước vốn là sự ưu đãi của thiên nhiên dành cho đời sống con người, nhưng con người phải lao động, phải bỏ công sức và thậm chí bỏ mạng vì miếng ăn nơi sóng sâu biển cả. Vì vậy, trong tri nhận con người, “nước” cũng chính là môi trường dữ dội:

Chọc gậy xuống nước, chọc trời khuấy nước, chống thuyền ngược nước, nước dâng bèo cũng dâng, nước lên bèo cũng lên, ao sâu nước cả, ăn cổ đi trước lội nước theo sau, nước đến chân mới nhảy, chờ nước đến chân mới nhảy, Anh là con trai Nam Sang/Nước lớn ngang đàng vác đấu đi đong/ Con sông sâu nước dọc đò ngang/Mình về bên ấy, ta sang bên này/Đương con nước lớn đò đầy…

d. Nước là sức mạnh:

Nước chảy đá mòn, nước khe đè nước suối, tức nước vỡ bờ, nước lụt thì lút cả làng, Ân tình này đã hết trông/Ngãi nhân như nước tràn đồng khó ngăn…

Ngay cả những trường hợp như: Nước đổ đầu vịt, nước đổ lá khoai, nước đổ lá môn…là các thành ngữ mang ý nghĩa về sự bất lực trong cải tạo tính nết của con người;

nhưng nước vẫn được hiểu là một sức mạnh (bị vô hiệu hóa).

e. Nước biểu trưng cho sự nhiều vô kể:

Của như nước, Bao giờ Ngàn Hống hết cây/Sông Rum hết nước họ này hết quan…Từ

đó nước cũng biểu trưng cho khoảng cách rất xa: Cách sông cách nước.

f. Nước là kết quả của hành động theo quy luật nhân – quả:

Bóp cổ chày ra nước, bún ra nước, uống nước, nhớ nguồn, ăn mắm khát nước, ăn mặn khát nước, ăn mặn uống nước đỏ da…

g. Cách sử dụng nước trong giao tiếp ẩm thực là biểu trưng cho thái độ ứng xử xã

hội:

Bát cơm đi trước bát nước đi sau, cơm bưng nước rót, cơm niêu nước lọ, cơm bưng nước rót, ăn cơm nhà dì uống nước nhà o, ăn cơm vào mẹc uống nước vào mo…

2.1.2. Miền nước trong cơ thể với cảm xúc – thái độ con người (i) Nước mắt là nỗi khổ, niềm đau.

Ngay cả “nước mắt cá sấu” thì nước mắt vẫn biểu hiện nỗi khổ niềm đau, yếu tố “cá sấu” làm thành ngữ mang sắc thái biểu cảm xấu: nỗi khổ niềm đau phơi bày một cách dối trá

hay thành ngữ “trai khôn nhiều nước đái, gái khôn nhiều nước mắt” thì ý niệm nước mắt vẫn trỏ vào nỗi khổ, niềm đau: Nước mắt vắn dài, nước mắt đầm đìa, cười ra nước mắt, ứa

nước mắt, “nó đã khóc hết nước mắt”, “cô ấy không có giọt nước mắt nào cho hắn”...

(ii) Nước bọt (nước miếng) biểu thị ý xem nhẹ:

Đi buôn nước bọt, giúp nước miếng, “đừng phí nước bọt với hạng người đó”, “nhìn hắn

chỉ muốn cho một bãi nước bọt”…

(iii) Nước dãi biểu thị ý thèm thuồng:

(Thèm)chảy nước dãi, “Cô gái xuân thì ấy làm cho xóm trai làng mình cứ chảy (nước)

dãi”…

(iv) Nước vãi biểu đạt sự sợ hãi tột độ:

Sợ vãi (nước)đái, chạy xón (nước) đái, sợ đái trong quần…

2.2. Miền vật chứa nước và các yếu tố bộ phận liên quan tới vật chứa

Một phần của tài liệu 297500 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)