Các phương tiện gián tiếp

Một phần của tài liệu 297498 (Trang 79 - 97)

Chương 2: PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ Ý NGHĨA TÌNH THÁI GIẢM NHẸ

2.2 Các phương tiện gián tiếp

Ngoài 7 phương tiện trực tiếp nêu trên, trong diễn ngôn tiếng Việt, để biểu thị ý nghĩa TTGN

còn có thể nói đến 3 phương tiện gián tiếp sau: dùng khoảng im lặng, kiểu nói lửng; dùng lối nói rào đón – nói vòng; dùng HĐNT gián tiếp. Khác với cách thể hiện trực tiếp của nhóm 7 phương

tiện trên, ở đây là cách nói gián tiếp, tạo hàm ý đối với người nghe. Chúng thể hiện ý đồ giao tiếp có chủ ý và cũng có tác dụng to lớn trong việc biểu thị ý nghĩa TTGN, điều hòa các quan hệ liên nhân, giảm thiểu đe dọa thể diện của đối ngôn. Thông thường các phương tiện gián tiếp này hay được sử dụng trong các tình thế hội thoại có tính căng thẳng, khó nói, cần sự tế nhị cao và người nói có thể lường trước được phản ứng của người nghe khi bắt đầu cuộc thoại.

Cũng qua phân tích, khảo sát 25 tác phẩm, chúng tôi đã thống kê được tần số sử dụng các phương tiện gián tiếp này như sau. Tần số này được trình bày theo thứ tự trắc học giảm dần:

Bảng 2.2:

Tổng thể Dùng khoảng im

lặng, kiểu nói lửng

Dùng lối nói rào đón – nói vòng Dùng HĐNT gián tiếp trong HĐNT mang nghĩa tiêu cực 183 76 60 47 % 41.53 32.79 25.68

Bảng khảo sát cho thấy trong nhóm 3 phương tiện này thì phương tiện dùng khoảng im lặng, kiểu nói lửng có tần suất sử dụng lớn nhất, xuất hiện trong 76 phát ngôn, chiếm 41.53%. Mức độ

chênh lệch về tần suất sử dụng của các phương tiện tương đối đồng đều. Rõ ràng trong diễn

ngôn, im lặng, nói lửng cũng là một ý đồ giao tiếp rất được quan tâm.

2.2.1 Dùng khoảng im lặng, kiểu nói lửng

Trong giao tiếp nhiều khi chúng ta hay bắt gặp những tình huống im lặng, những kiểu nói bỏ lửng tuy rằng đối với một cuộc đối thoại bình thường, luôn phải có người nói và người đáp lời

bởi trao đáp là vận động cơ bản của hội thoại. Nguyễn Đức Dân (1998) đã cho rằng: “Mỗi lượt

lời được xây dựng trên cơ sở những lượt lời trước đó. Vậy là có sự luân phiên lượt lời, luân phiên nói năng trong hội thoại. Đó là một nguyên lí hội thoại” [13; 87]. Tuy nhiên trong một chừng mực nào đó, người nói vẫn có thể lâm thời làm gián đoạn cuộc thoại bằng một sự im lặng mang tính chuyển tiếp, một ý đồ giao tiếp. Hay nói như Nguyễn Đức Dân thì “sự im lặng cũng là

một cách trả lời. Đó là một hành vi ngôn ngữ với những chiến thuật giao tiếp xác định” [13; 102].

Nguyễn Thị Thu Thủy (2001) cho rằng phép lặng là “một hành vi ngôn ngữ gián tiếp – một

phương thức cấu tạo hàm ngôn trong lời nói”[82; 20]. Và “đôi chỗ, phép lặng được sử dụng như là kết quả của sự cân nhắc cách dùng các đơn vị có tính chất nhã ngữ - phương thức nói nhẹ đi, thay cho lối nói có thể bị coi là sỗ sàng, có thể làm xúc phạm hoặc gây khó chịu, đau buồn cho người đối thoại.”[82; 24]

Theo Phạm Văn Tình (2002) thì: “Trên quan điểm giao tiếp, sự im lặng giữa chừng ẩn chứa

một thái độ. Người ta có thể không muốn tiếp tục cuộc thoại vì cho là vô bổ, không cần thiết. Nhưng có nhiều lúc, người nói lúng túng, khó trao lời hoặc chưa tìm ra cách trao lời thích hợp” [84; 26].Cũng có thể bổ sung thêm rằng im lặng, bỏ lửng không nói còn để từ chối, để phản bác hay để bảo toàn thể diện, để giảm thiểu căng thẳng, để mở ngỏ cho người nghe tự suy diễn và hiểu những điều khó nói, tế nhị, để giữ hòa khí cho cuộc thoại trong những tình huống không nên nói. Do đó, im lặng nhiều khi còn là một giải pháp tình thế. Phạm Văn Tình xem im lặng là một dạng tỉnh lược ngữ dụng phức tạp và nói chung người đối thoại không được phép chủ quan gán ghép bất cứ ý nghĩa nào cho một hành vi im lặng nếu chưa đối chiếu nó với các phát ngôn trong mạch diễn ngôn.

Cũng cần phải lưu ý rằng ở đây luận văn đang xét đến sự im lặng như là một hiện tượng thông tin hàm ẩn, thông tin không lời, mà không đề cập đến sự im lặng có tính chất tự nhiên do phát âm, do dị tật…

Trịnh Thị Trang (2005) [86], trong luận văn cao học, cũng đã nghiên cứu về khoảng im

lặng. Tác giả cho rằng sự im lặng có chức năng biểu đạt cảm xúc, thái độ của các đối tác hội thoại: đó là niềm hạnh phúc trào dâng; là cảm xúc cực buồn; là sự tức giận, giận dỗi; là sự e dè, sợ sệt hay đó là thái độ không bằng lòng; hoặc bằng lòng nhưng ngại ngùng; là thái độ thăm dò ý tứ; thể hiện sự tế nhị khéo léo trong hội thoại…Từ đó, tác giả khẳng định có thể sử dụng khoảng im lặng như một phương tiện hữu hiệu, một phương tiện đa chức năng và đầy quyền lực để thực hiện chiến thuật hội thoại. Nó vừa là dấu hiệu đánh dấu; biểu đạt cảm xúc; biểu đạt thái độ và vừa thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp. Có những vấn đề tế nhị mà người nói không muốn lên tiếng một cách thẳng thắn. Và nhờ sự im lặng như thế mà thể diện của người nghe và người nói được bảo toàn. Điều này thể hiện sự tuân thủ tính lịch sự trong hội thoại.

Lê Anh Xuân (2006) cho rằng im lặng có thể mang hàm ý khẳng định hoặc từ chối. Tác giả

còn cho rằng im lặng không chỉ là giải pháp tình thế dành cho người nghe mà còn dành cho cả người nói trong những tình huống cần sự tế nhị, khó nói, căng thẳng: “Có thể nói trong nhiều

trường hợp, sự im lặng của người nghe không chỉ có giá trị khẳng định mà còn là cách tốt nhất để người nghe tự giải thoát khỏi tình huống khó nói nên lời.” [93; 46]

Ví dụ:

(165) Tôi đến ngồi trên chiếc tràng kỷ nhẵn bóng, đối diện với bố tôi: - Mười năm anh đi những đâu?

- Thưa thầy con đi gần hết cái đất nước này. - Anh thấy nó rộng hay hẹp?

- …

- Chưa vượt biên chứ? - Tôi vẫn im lặng. [25; 59]

Với nhân vật “con” – khi mới mười lăm tuổi đã dám ra khỏi nhà, bước qua lời nguyền của gia

đình dòng họ và “đi gần hết cái đất nước này” thì trả lời theo ý anh cho câu hỏi của người bố (đất nước rộng hay hẹp?) thực sự không khó nhưng trước thái độ của người bố khi hỏi và với vị

thế là con, lại là đứa con đang mắc tội phản bội gia đình, dòng họ thì cách tốt nhất là im lặng. Im lặng để giảm đi không khí căng thẳng, giảm đi sự giận dữ của người bố, im lặng để được nhận lời tha thứ của bố và im lặng để chính anh được thoát ra khỏi tình huống khó nói này.

Các quan điểm nêu trên đã cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và vai trò giảm nhẹ

của im lặng, nói lửng trong hội thoại. Điều kì lạ là chính trong những trường hợp mà người nói

chọn sự im lặng, bỏ lửng xác đáng nhất thì hàm nghĩa của nó lại lớn hơn nhiều bất kì một phát ngôn nào hay cả chuỗi phát ngôn nào đó trong hiện thực. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng im lặng là một “thông điệp không lời” mang tính hàm ẩn trong giao tiếp ngôn ngữ. Tuy người nói không nghe thấy lời đáp bởi sự im lặng, bỏ lửng nhưng lại nhận được đủ, thậm chí nhiều hơn lượng thông tin mình đang cần.

Ví dụ:

(166) Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến…[1; 142]

Trước tâm trạng đang buồn chán, dằn vặt về cuộc sống thực tế nghèo khó và lí tưởng nghề nghiệp của Hộ thì có lẽ sẽ không có phát ngôn trọn vẹn nào hay hơn, tế nhị và khéo léo hơn cách nói bỏ lửng này của Từ để nhắc chồng về các khoản tiền nợ chồng chất còn trong tháng.

Có thể minh chứng thêm cho sự hữu hiệu của phương tiện im lặng, nói lửng bằng các ví dụ tiêu biểu sau:

Ví dụ:

(167) Anh hỏng? (…) Rồi hai người ngồi lặng đi…[7; 24]

(168) Nói thế này anh đừng giận nhé, chúng nó sẽ bảo chúng ta là…

(169) Anh Thủ, nghe nói bác Hàm bên ấy…Lan đến bên Thủ hỏi nhỏ, giọng lo lắng. [22; 193] (170) Lan uống cạn rượu, đặt ly xuống nhìn tôi: Anh chưa hỏi gì về đời em?

- Tôi chẳng chút sờn lòng: Bác có cho anh biết qua… - Tôi thêm: Hoàn cảnh trong này…

Tôi dừng lại, không muốn giải thích dài dòng. Lan thông minh, mau hiểu. [23; 78]

Ở ví dụ (167), khi biết sự thực Điệp đã hỏng kì thi Cao đẳng tiểu học, ông Tú bàng hoàng và trong hoàn cảnh này không còn cách nào khác là sự im lặng của cả hai: im lặng vì đau buồn và ông Tú im lặng, không chê trách là để giữ thể diện cho Điệp.

Trong ví dụ (168), thấy Nghĩa không tận dụng thời gian làm việc mà chỉ bù khú và ăn uống, Sinh cảm thấy khó chịu và biết rõ hậu quả khi bị sếp Tây nhìn thấy. Để bạn không phật lòng và mất vui, khi góp ý cho bạn, Sinh đã dùng cách nói bỏ lửng, không nói ra sự thật nặng nề kia. Ở ví dụ (169), khi thấy anh rể (Thủ) đến chơi, Lan vội hỏi thăm về chuyện ông Hàm (anh của Thủ) bị bắt vì tội đào trộm mả họ nhà ông Phúc. Nhưng đấy là chuyện xấu xa, ô nhục của cả họ, đang bị đồn rùm lên ở xóm Giếng Chùa nên Lan đã tế nhị, chỉ hỏi bỏ lửng anh mình, không muốn nêu lại việc cũ sợ anh rể mất mặt và cả giận dữ.

Ở Ví dụ (170), khi đến thăm nhà Lan, biết hoàn cảnh của Lan - chồng là đại úy ngụy đang phải học tập cải tạo, lại có vợ riêng, Lan đang tự nuôi con và sống cùng mẹ trong tâm trạng đau buồn và cả ân hận – nên Hoàng đã tế nhị không muốn nói về chuyện của Lan cho dù Lan muốn tâm sự và chủ động bắt chuyện. Hoàng không muốn đụng đến nỗi đau ấy của Lan thêm một lần nữa nên đã khéo léo dùng cách nói bỏ lửng, xem như Hoàng đã biết tất cả dể kéo Lan sang câu chuyện khác.

Như vậy có thể khẳng định rằng im lặng là một hành động ngôn ngữ đặc biệt. Bằng hình thức “trống rỗng” của mình, đặt trong từng tình huống khác nhau, im lặng đạt được khả năng chuyển

tải nhiều nội dung sâu sắc. Nó có thể kích thích hoặc cân bằng sự tiến triển hay kết thúc tiến trình giao tiếp của một cuộc thoại; nó có thể giảm sự căng thẳng cho một cuộc thoại đang trở nên gay gắt, chấm dứt trạng thái tiêu cực đang diễn ra; gìn giữ thể diện cho các đối ngôn và giúp cho cuộc thoại đạt được hiệu quả giao tiếp.

Trong thực tế hội thoại sinh động, phương tiện im lặng, nói lửng được sử dụng khá phổ biến và có hiệu quả giao tiếp rõ rệt. Qua khảo sát ngữ liệu của chúng tôi, phương tiện này được sử dụng nhiều nhất trong nhóm 3 phương tiện gián tiếp, chiếm 41.53% trong 76 phát ngôn. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng nếu sự im lặng quá đà thì sẽ vi phạm điều kiện cơ bản của hội thoại, tức là đã phá vỡ sự luân phiên lượt lời. Bản thân sự im lặng chỉ giá trị ngữ nghĩa khi nó được chêm xen với các phát ngôn trong giao tiếp. Và nó đạt được hiệu quả giao tiếp đến mức nào là phụ thuộc vào sự khéo léo và nhạy bén của người sử dụng.

2.2.2 Dùng lối nói rào đón - nói vòng

Với sự xuất hiện trong 60 phát ngôn chiếm 32.79% tần suất sử dụng, lối nói rào đón - lối nói vòng cũng là một phương tiện biểu thị TTGN đáng được quan tâm. Có thể nói rằng, với người Việt Nam chúng ta, do truyền thống văn hóa gốc nông nghiệp, ưa sống tình cảm, thích giao tiếp và coi trọng giao tiếp nên người Việt rất ưa thích cách nói vòng, nhất là trong những tình huống khó nói, tế nhị, đòi hỏi sự khéo léo để “cho vừa lòng nhau”.

Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học về lối nói vòng. Hầu hết các tác giả đều cho rằng đây là cách nói thể hiện tính lịch sự cao, có tác dụng nhất định trong việc mang lại hiệu quả giao tiếp.

Trước tiên, định nghĩa về “rào đón”, Hoàng Phê (1994) cho rằng: “Rào đón là nói có tính chất ngăn ngừa trước sự hiểu lầm hay phản ứng về điều mình sắp nói.” [67; 792]

Phan Thị Phương Dung (2003) cho rằng “rào đón là những biểu thức không thêm một cái gì

vào giá trị đúng sai của nội dung phát ngôn, chúng chỉ có chức năng vạch ra phạm vi và hướng dẫn cách hiểu, cách lí giải phát ngôn theo các quy tắc hội thoại, theo các điều kiện sử dụng của các hành động ở lời tạo ra các phát ngôn đó” [14; 46]. Tác giả cho rằng trong phát ngôn: “Em nói chị bỏ qua nhé, hàng xóm họ bảo chị cũng chua ngoa lắm cơ” thì lối nói rào đón em nói chị bỏ qua nhé có tính chất như thành phần tiền dẫn nhập, báo trước cho người nghe đón nhận một nội dung tiêu cực để khỏi bất ngờ và giảm sốc; và hàng xóm họ bảo giúp người nói tránh sự ràng

buộc trách nhiệm về mình, người nói chỉ nói lại ý kiến người khác. Tác giả cũng cho rằng cách sử dụng lối nói rào đón trong hội thoại Việt ngữ rất linh hoạt. [14; 47]

Nguyễn Đăng Khánh (2005) nghiên cứu khá chi tiết về lối nói vòng. Theo tác giả, tiền đề

dẫn tới sự hình thành lối nói vòng bắt nguồn từ chính sự chi phối và chế định của hai nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động giao tiếp, đó là: người đối thoại và tình thế giao tiếp. Rõ ràng để thực hiện một hành vi giao tiếp, người đối thoại sẽ tự bộc lộ vai trò, vị thế của mình trong suốt vận động diễn ngôn và luôn chịu sự chi phối bởi những chuẩn tắc giao tiếp của một nền văn hóa nhất định. Bộ vai xã hội của mỗi cá nhân sẽ được đặt vào các thế quan hệ với sự đa dạng của nhiều lớp người, địa vị, tuổi tác, học vấn…từ đó vị thế của người đối thoại được bộc lộ trong quá trình tương tác và theo đó lãnh địa hội thoại của họ cũng được mở rộng hay thu hẹp. Mặt khác, sự hiểu biết về năng lực, lợi ích, tâm lý, tình trạng hiện đương của người đối thoại là nhằm đưa họ vào cùng một bối cảnh, cùng một môi trường tác động để người nói thực hiện chiến lược giao tiếp của mình trong vận động diễn ngôn, vận động hội thoại. Từ đó, tác giả đưa ra định nghĩa về

lối nói vòng như sau: “Lối nói vòng vo là cách thức thể hiện những ý định nói bằng những điều khác thông qua sự chủ động dẫn dắt của người nói nhằm mục đích chính là điều này” [38; 30].

Chúng tôi đồng ý với định nghĩa của Nguyễn Đăng Khánh tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh thêm tính chất ngăn ngừa sự hiểu lầm hay ngăn ngừa sự phản ứng của người nghe về điều mà người nói muốn nói đến trong lối nói rào đón – nói vòng.

Lối nói vòng cũng được Trần Chi Mai (2005) đề cập khi nghiên cứu về lời từ chối gián tiếp.

Tác giả đã xem lối nói vòng là một trong những phương thức biểu hiện hành vi từ chối trong tư

duy văn hóa của người Việt: “Để tránh lời phủ định, bác bỏ trực tiếp với không dễ gây thất vọng

và đe dọa thể diện của người cùng đối thoại, người từ chối sử dụng lối nói vòng.” [52; 8]

Theo Vũ Thị Nga (2005) “rào đón là một hiện tượng ngôn ngữ mang đậm thuộc tính tâm lý,

tinh thần, bản sắc văn hóa dân tộc.Trong tiếng Việt, yếu tố rào đón có tần số xuất hiện tương đối cao. Người ta rào đón khi thực hiện tất cả các hành vi có nguy cơ đe dọa sự tương tác trong hội thoại. (…) Yếu tố rào đón khiến cho phát ngôn trở nên uyển chuyển hơn.” [55; 16]

Khi nghiên cứu về nguyên tắc hợp tác và hàm ý hội thoại, Nguyễn Thiện Giáp (2007) cũng

đã đề cập đến những lời rào đón trong giao tiếp. Tác giả cho rằng lời rào đón như một bằng chứng cho thấy trong hội thoại có thể vi phạm nguyên tắc nào đó. Và để đảm bảo nguyên tắc

Một phần của tài liệu 297498 (Trang 79 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)