Các phương tiện trực tiếp

Một phần của tài liệu 297498 (Trang 48 - 79)

Chương 2: PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ Ý NGHĨA TÌNH THÁI GIẢM NHẸ

2.1 Các phương tiện trực tiếp

Như trên đã trình bày, thông qua quá trình khảo sát ngữ liệu chúng tôi nhận thấy có 7 phương

tiện trực tiếp chủ yếu biểu thị TTGN trong diễn ngôn tiếng Việt: dùng tiểu từ tình thái; dùng các từ có ý nghĩa bổ trợ, giảm mức áp đặt trong các hành động cầu khiến; dùng từ, tổ hợp từ có ý nghĩa hạn định - giảm thiểu; dùng hình thức phủ định các từ có ý nghĩa tích cực trong hành động ngôn từ mang nghĩa tiêu cực; dùng quán ngữ tình thái; dùng kiểu phát ngôn điều kiện - giả định; dùng ngữ điệu. Tùy theo từng cảnh huống giao tiếp, khi muốn thể hiện một cách trực tiếp ý

nghĩa tình thái giảm nhẹ người nói có thể linh hoạt sử dụng một trong các phương tiện nêu trên. Qua phân tích, khảo sát ngữ liệu, chúng tôi đã thống kê được tần số sử dụng các phương tiện trực tiếp nêu trên. Tần số này được trình bày theo thứ tự trắc học giảm dần như sau:

Bảng 2.1: Tổng thể Tiểu từ tình thái Từ có ý nghĩa bổ trợ giảm mức áp đặt trong các hành động cầu khiến Từ, tổ hợp từ có ý nghĩa hạn định, giảm thiểu Ngữ điệu Quán ngữ tình thái Phát ngôn điều kiện – giả định Phủ định các từ có ý nghĩa tích cực trong HĐNT mang nghĩa tiêu cực 1413 571 346 231 105 87 44 29 % 40.41 24.49 16.35 7.43 6.16 3.11 2.05

Có thể thấy trong nhóm phương tiện biểu thị trực tiếp thì cách sử dụng tiểu từ tình thái chiếm con số cao nhất: có trong 571 phát ngôn, chiếm 40.41%; kế đến là sử dụng nhóm từ có ý nghĩa bổ trợ giảm mức áp đặt có trong 346 phát ngôn, chiếm 24.49%; cách dùng từ có ý nghĩa hạn định, giảm thiểu chiếm vị trí thứ ba với 231 phát ngôn chiếm 16.35%; thấp nhất là cách phủ định

từ có ý nghĩa tích cực trong hành động ngôn từ mang nghĩa tiêu cực với 2.05% cho 29 phát

ngôn. Theo bảng 2.1, nhóm 03 phương tiện đầu có tần số xuất hiện chênh lệch khá lớn so

với nhóm 04 phương tiện còn lại. Điều này giúp chúng ta có thể nhận định rằng 03 phương tiện đầu, đặc biệt là phương tiện tiểu từ tình thái, được sử dụng nhiều hơn, rộng rãi hơn trong diễn ngôn tiếng Việt,.

2.1.1 Dùng tiểu từ tình thái

Một đặc trưng nổi bật của tiếng Việt là hệ thống tiểu từ tình thái rất phong phú. Lớp từ này

đã có những tên gọi khác nhau như: tiểu từ kết thúc, trợ từ, tiểu từ câu, tiểu từ hậu trí, tiểu từ tình thái, tình thái từ, từ đệm, ngữ khí từ…Xét thấy thuật ngữ tiểu từ tình thái (TTTT) là phù hợp hơn cả nên chúng tôi sử dụng thuật ngữ này. Nguyễn Kim Thản trong “Động từ trong tiếng Việt” (1997) phân định chúng là các từ ngữ pháp. Nguyễn Văn Chính trong “Vai trò của hư từ tiếng Việt trong việc hình thành thông báo – phát ngôn” (2000); Lê Đông – Nguyễn Văn Hiệp “Ngữ nghĩa – ngữ dụng các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt” (2001) chia sẻ quan điểm rằng nghĩa ngữ

dụng của các TTTT thường gắn chặt với ngữ cảnh. TTTT trong tiếng Việt có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.

Tác giả Phạm Hùng Việt sử dụng tên gọi trợ từ và đã có một công trình nghiên cứu chuyên

sâu về nó [92]. Theo ông, căn cứ vào chức năng của trợ từ trong phát ngôn, căn cứ vào hoạt động đa dạng trong thực tế sử dụng cùng các tác dụng phong phú mà trợ từ mang lại cho mỗi phát ngôn, ông phân loại thành hai nhóm: trợ từ câu (trợ từ cho phát ngôn) và trợ từ bộ phận câu.

Nhóm trợ từ câu có 04 tiểu nhóm: những trợ từ được sử dụng trong câu tường thuật (à, ạ, ấy, chắc, chăng, cho, chứ, nhé, nhỉ, thế, thôi…); những trợ từ được sử dụng trong câu nghi vấn (à, chắc chăng, chứ, nhỉ, phỏng…); những trợ từ được sử dụng trong câu cầu khiến (cho, đi, lên, nào, này, vào, với…); những trợ từ được sử dụng trong câu cảm thán (mất, ru, sao ta, thay…).

Nhóm trợ từ bộ phận câu có 2 tiểu nhóm: nhóm thể hiện sự đánh giá của người nói về mức độ,

số lượng đối với một phần của nội dung được nêu trong phát ngôn (mãi, tận, những, chỉ, mỗi…); nhóm thể hiện sự nhấn mạnh đặc biệt (chính, ngay, cả, quyết, rõ…) [92; 85 – 86].

Để phục vụ cho việc nghiên cứu tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt, chúng tôi tập trung chú trọng vào nhóm trợ từ câu hay cụ thể hơn là nhóm TTTT cuối câu, cuối phát ngôn. Nhóm tiểu từ này đứng ở cuối phát ngôn, có hai chức năng chính: biểu thị thái độ của người nói đối với người nghe hoặc thái độ của người nói với nội dung được phản ánh trong phát ngôn và tạo phát ngôn với mục đích khác nhau.

Có thể thấy rằng, trong tiếng Việt, phát ngôn hỏi sử dụng đại từ nghi vấn như: ai, gì, đâu, sao, bao nhiêu, bao lâu…thường có sắc thái gay gắt, kém mềm mỏng.

Ví dụ:

(55) Anh đi đâu? Chị mua bao nhiêu? Em đi bao lâu? Em thấy sao?

Khi đó, nếu có sự xuất hiện của các TTTT cuối phát ngôn sẽ giúp cho phát ngôn trở nên nhẹ nhàng, mềm mỏng hơn.

Anh đi đâu ạ?

Chị mua bao nhiêu ạ? Em đi bao lâu nào? Em thấy sao nào?

Hay trong các phát ngôn cầu khiến, thường mang tính áp đặt, đe dọa thể diện cao, sự có mặt của các TTTT cuối phát ngôn sẽ mang đến sắc thái mềm mỏng cho phát ngôn. Bên cạnh đó, nội dung của phát ngôn cũng có nét nghĩa tình thái tinh tế hơn khi kết hợp với mỗi một TTTT cuối phát ngôn cụ thể.

Ví dụ:

(56) Nhanh lên! Nhanh lên ạ! (nhắc nhở lễ phép)

Nhanh lên nhé! (nhắc nhở thân mật)

Nhanh lên nào! (nhắc nhở, mang tính động viên) Nhanh lên thôi! (nhắc nhở, thúc giục nhẹ nhàng)…

Qua quá trình khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy các TTTT cuối phát ngôn sau có khả

năng thể hiện rõ nét ý nghĩa TTGN trong diễn ngôn tiếng Việt: ạ, nhé, nhỉ, đã, nào, thôi, xem, đi.

Có thể thống kê tần suất của mỗi đơn vị TTTT theo bảng 2.1.1 như sau:

Bảng 2.1.1: STT Tiểu từ tình thái Tần số % 1. 191 33.45 2. nhé 165 28.90 STT Tiểu từ tình thái Tần số % 3. đi 86 15.06 4. thôi 44 7.70 5. đã 37 6.48 6. nhỉ 27 4.73

7. nào 11 1.93

8. xem 10 1.75

Tổng thể: 571

Tiểu từ ạ đứng đầu về tần số sử dụng với 191 phát ngôn chiếm 33.45%; kế đến là nhé và đi có trong 165 và 86 phát ngôn, lần lượt chiếm 28.90% và 15.06%. Có thể nói, tiểu từ ạ và nhé (nhá, nha, nhớ) rất quen thuộc trong cách nói của người Việt. Nó thể hiện rõ nét sắc thái thân

mật, mềm mỏng, dịu nhẹ cho phát ngôn.

Rõ ràng sắc thái tình thái riêng có ở mỗi tiểu từ làm cho chúng có tác dụng khác nhau trong việc thể hiện có hiệu quả tình thái giảm nhẹ. Do đó người nói luôn có ý thức lựa chọn sử dụng tiểu từ nào, dùng trong trường hợp nào, đối tượng tiếp nhận là ai…với mong muốn phát ngôn sử dụng đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Có thể nêu ra vắn tắt một số đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của các TTTT cuối phát ngôn nêu trên như sau:

TTTT ạ thể hiện thái độ tôn trọng người nghe. TTTT này vốn là yếu tố diễn đạt sắc thái tôn

trọng trong sự điều chỉnh quan hệ giao tiếp đối với đa số hành động ngôn ngữ (trừ trường hợp dùng với dụng ý mỉa mai, đùa cợt). Sắc thái tôn trọng này hàm chứa sự đánh giá của người nói đối với người nghe về địa vị, tuổi tác, uy tín. Nhờ đó, mức độ đe dọa thể diện của người nghe được giảm xuống. Nhiều nhà nghiên cứu (Nguyễn Thị Lương, Lê Đông – Nguyễn Văn Hiệp…)

còn cho rằng ạ có thể dùng làm chỉ tố lịch sự trong các hành động lời nói nói chung và hành động ngỏ lời nói riêng bởi lẽ dùng TTTT ạ người ngỏ lời có thể biểu lộ sự tôn kính, lịch sự, nhã

nhặn với người nghe trong cả phát ngôn yêu cầu, mệnh lệnh hay hỏi. Ví dụ:

(57) Tiểu từ ạ trong hai phát ngôn sau đã giúp cho lời nói của Lý Kiến với anh Binh và Bá Kiến

với Chí Phèo trở nên thân mật, gần gũi hơn làm giảm đi không khí căng thẳng, tâm trạng bực tức, nóng nảy của Binh và Chí Phèo:

Ông cười nhạt bảo rằng: Thế này này anh Binh ạ: chị ấy gởi tôi thì quả là không có… [1; 17] Nhưng này, anh Chí ạ, anh muốn đâm người cũng không khó gì. [1; 23]

(58) Hay tiểu từ ạ cũng làm cho lời bào chữa cho chồng của vợ Trương Thi trở nên dễ nghe, dễ

thuyết phục hơn (và kết quả là Nghị Lại nguôi cơn giận):

Bẩm nhà con lập tâm báo thù thằng Pha, chứ có biết đâu ruộng ấy là của quan ạ. [6; 56]

Tôi thấy anh như độ này chơi bời lắm, không nên thế anh ạ. [17; 285]

Nguyễn Thị Ngọc Hân cũng cho rằng ạ được dùng trong phát ngôn nghi vấn để yêu cầu một cách lịch sự hoặc lễ phép; ạ được dùng trong phát ngôn cầu khiến nhằm giảm nhẹ sắc thái mệnh lệnh. Và các phát ngôn sử dụng tiểu từ ạ luôn có nét nghĩa giảm nhẹ do ý lịch sự, lễ phép của ạ mang đến [27; 102 – 103]. Phạm vi sử dụng của ạ rất rộng. Nó không chỉ dùng phổ biến trong

giao tiếp thông thường mà còn dùng trong hoàn cảnh giao tiếp chính thức, trang trọng.

NHÉ (có các biến thể ngữ âm là nhá, nhớ, nha)

Cũng như tiểu từ ạ, tiểu từ nhé xuất hiện khá phổ biến trong lời nói của người Việt khi giao

tiếp.

Ví dụ: (60) phát ngôn mời: Nam ăn bánh nhé.

phát ngôn đề nghị, dặn dò: Em nấu cơm giúp chị nhé! phát ngôn xin phép: Con đi học nhé.

phát ngôn chào khi chia tay: Anh về nhé.

Có thể nói nhé là một tiểu từ cầu khiến, nó là phương tiện tình thái để tạo lời cầu khiến và

biểu đạt đích ngôn trung cầu khiến với lực ngôn trung là: đề nghị người nghe đồng ý với ý định, sự mong muốn của người nói; làm giảm nhẹ mệnh lệnh của các phát ngôn yêu cầu. Với ý nghĩa

tình thái cơ bản này, từ nhé mang sắc thái lịch sự, tế nhị, thân mật, tranh thủ sự đồng tình của người nghe. Nguyễn Thị Ngọc Hân đã cho rằng với các phát ngôn có chứa tiểu từ nhé người

nghe có thể vui lòng đón nhận và hồi đáp. [26; 6] Ví dụ:

- Đề nghị, yêu cầu nhẹ nhàng:

(61) Lúc về mình nhớ tạt vào cụ Lang ngõ huyện lấy thuốc cho em nhé! [3; 46] (62) Bố à, bố nhớ mua cho con mấy cái đĩa mới nhé! [14; 281]

- Dặn dò, giao hẹn, nhắc nhở nhẹ nhàng:

(63) Đến ngày kị tháng ba mới được xin thêm. Phải tiêu dè dặt nhé! [8; 44] (64) Đến mai, cậu chớ để tôi phải mong nhé. [8; 159]

Nhé cũng được dùng phổ biến trong giao tiếp thông thường, thân mật và cả trong giao tiếp nghi lễ trang trọng. Nguyễn Thị Lương [48; 103] cho rằng nhé còn được dùng để biểu thị ý “hỏi

ướm” – hỏi để tìm kiếm sự đồng tình.

Trên thực tế, đi ở cương vị là một tiểu từ để tạo câu cầu khiến. Chức năng thường thấy của đi

là biểu thị ý mệnh lệnh hoặc đề nghị với sắc thái dứt khoát. Ví dụ:

(65) Đi đi! Vào nhà đi!

Chuẩn bị bài vở đi!

Bên cạnh đó, đi còn biểu thị ý nghĩa tình thái thúc giục nhưng giảm nhẹ mức độ áp đặt, yêu cầu nhất là khi được kết hợp cùng ngữ điệu giảm nhẹ. Đặc biệt khi đi ở liền sau các đại từ chỉ ngôi

thứ hai thì nghĩa mệnh lệnh giảm đi rất nhiều, nó chủ yếu mang ý thúc giục, khuyên bảo nhẹ nhàng.

Ví dụ:

(66) Bà nói đi, anh ấy đi chừng nào mới về. [4; 276] (67) Thầy nó muốn dặn dò gì thì cứ nói đi. [6; 109]

(68) Anh hiểu cả rồi, tất còn điều gì nữa, chú cứ nói nốt đi. [8; 173]

Ở ví dụ (66), nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Một, và hai” đã bất ngờ đến sửng sốt khi đối

diện với vợ của người mình yêu, khi biết sự thật về cuộc đời ngông cuồng của người yêu mình, đấy là một con nghiện thực sự. Tuy đau đớn và cả tức giận nhưng trước sự thực ấy, để biết thông tin về người yêu, nhân vật “tôi” không còn cách nào khác ngoài câu hỏi khẩn cầu, thúc giục nhưng rất nhẹ nhàng trên.

Trong ví dụ (67), trước khi chồng bị giải lên hầu quan, thấy chồng có ý muốn hỏi điều gì nên tuy rất vội vàng và lo lắng nhưng chị Pha cũng cố nhắc chồng một cách thân mật, nhẹ nhàng để anh Pha nói ra điều còn lo lắng và yên tâm hơn khi hầu quan.

Ở ví dụ (68), khi nghe em mình, ông Tham, giải thích và cầu xin cho Chi và Nga lấy nhau, ông Phủ đã cảm thấy thất vọng và giận dữ bởi với ông, gia đình Chi là gia đình nghèo hèn, không thể chấp nhận. Nhưng với tư cách là một người anh trong cuộc họp gia đình và với sự khôn ngoan vốn có, ông Phủ vẫn muốn nghe được tất cả những điều em mình muốn nói một cách rõ ràng. Chính vì thế ông “dịu ngay mặt” và thúc giục khuyến khích em mình nói nốt mọi chuyện một

cách nhẹ nhàng với TTTT đi trong phát ngôn trên.

Đi còn kết hợp được với các tiểu từ khác như: nào, thôi biểu lộ rõ ý thúc giục, nhắc nhở nhẹ

nhàng, tình cảm. Ví dụ:

(69) Các em về đi thôi! (70) Các em về đi nào!

THÔI

Tiểu từ thôi thể hiện sự hạn chế giảm nhẹ về số lượng, phạm vi, mức độ của điều được nói

đến. Nó được sử dụng trong cả giao tiếp bình thường hoặc giao tiếp thân mật. Ví dụ:

(72) Cụ cho phép con hỏi nhà con một câu thôi. [6; 108]

(73) Lạy ông tha cho con, con chỉ dám xin ông món tiền công ông chưa cho con mà thôi. [9;

118]

(74) Giữ hộ tôi cái đầu để tôi tắm cho nó thôi mà. [13; 10]

Ví dụ (72) là lời xin phép nhũn nhặn của anh Pha trước thầy đội. Tuy rất sợ các thầy đội vì họ đến là bắt đi hầu quan, bắt vào tù, nhất là lúc này thầy đội đang quát tháo ầm ĩ nhưng vì có chuyện cần hỏi chị Pha nên để thầy đội chấp nhận anh chỉ dám xin hỏi một câu mà thôi. TTTT

thôi làm cho điều mà anh Pha xin thầy đội trở nên nhỏ bé, nhẹ nhàng hẳn đi.

Ở ví dụ (73), khi biết chính ông Dự đang đêm lẻn vào phòng mở túi khăn gói của mình và lấy trộm tiền, thằng Quít quyết định phải đi đòi lại. Xấu hổ và giận dữ, ông Dự quát tháo ầm ĩ và xông đến đánh thằng Quít. Biết không thể làm găng trong lúc này và cái quan trọng với thằng Quít là phải lấy lại tiền để về quê minh oan với bố mẹ, nên nó nhẫn nhục chịu đựng. Thằng Quít cố gắng làm nguôi cơn giận của ông Dự và làm giảm mức độ nghiêm trọng của sự việc bằng

TTTT thôi trong phát ngôn trên.

Ở ví dụ (74), đứa con đầu lòng ra đời, Tân cảm thấy không thích thú cho lắm và có cả cảm giác xa lạ. Bởi thế, tất cả mọi chuyện lo cho em bé chỉ có một mình vợ Tân đảm nhận. Biết chồng vẫn còn cảm giác chưa quen và không thích quan tâm đến con, nên trong mọi lúc vợ Tân đều muốn cho Tân và con được tiếp xúc. Do vậy, lần này, khi tắm cho bé, vợ Tân đã khéo léo nhờ

chồng giúp mình. TTTT thôi làm cho sự việc nhờ vả của vợ Tân trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ dàng

khuyến khích Tân gần con hơn.

Thôi cũng kết hợp được với đi với ý nghĩa đã nêu trên để thể hiện ý thúc giục nhẹ nhàng, tình

cảm.

(75) Mình về đi thôi!

(76) Các em làm bài đi thôi!

ĐÃ

Đã là TTTT lâm thời. Khi nằm ở cuối phát ngôn, đã có biểu thị ý nghĩa tình thái. Đã được

dùng trong phát ngôn cầu khiến khẳng định với ý đề nghị một cách nhẹ nhàng, thân mật đối với người nghe nhằm khuyến khích người nghe nên tiến hành một hoạt động hoặc hành động nào đó

trước khi làm một việc đã có dự định trước hoặc khuyến khích để nhận được sự đồng tình từ người nghe.

Ví dụ:

(77) Không, hãy bỏ bút xuống đã.[9; 134]

(78) (…) nhưng các ông hãy để cho cháu thuần chân cái đã. [21; 152]

(79) Bác cứ bình tĩnh, em kể cho bác biết là để phải cùng lo việc lớn trước đã (…) [22; 248] Ví dụ (77) là lời Nghĩa nói với Sinh trong “Tôi cũng không hiểu tại làm sao” để khuyến khích,

rủ rê Nghĩa tham gia vào việc ăn uống, giải trí trong giờ làm.

Ở ví dụ (78), với sự xuất hiện của TTTT đã, lời đề nghị của chị Dậu trở nên nhẹ nhàng, ra vẻ

thân mật hơn trước tên biện lệ khi hắn lại bắt chị đi hầu quan ngay trong đêm trong khi vừa mới tháo cùm chân cho chị.

Trong ví dụ (79), ông Hàm giận dữ khi biết vợ mình đã đi khóc lóc cầu xin ông Phúc. Thực tế đây chính là mánh khóe của Thủ, em trai ông. Tuy vậy, ông vẫn giận bởi ông Phúc và bà Son vợ

Một phần của tài liệu 297498 (Trang 48 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)