Tiềm năng du lịch Thọ Xuân Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương (Trang 30 - 37)

2.1.2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên * Sông Chu

Sông Chu là nhánh sông lớn nhất trong hệ thống sông Mã và là sông lớn thứ hai ở Thanh Hóa. Sông có chiều dài 325km, phát nguyên từ cao nguyên Sầm Nưa (Lào) trên độ cao 1100m rồi trườn mình theo hướng tây bắc - đông nam, đến Hường Mình (Nghệ An) thì chuyển hướng sang hướng tây đông để chảy qua các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa rồi nhập vào sông Mã ở Ngã Ba Đầu (hay gọi là Ngã Ba Giàng).

Từ xưa đến nay, sông Chu luôn luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng về rất nhiều mặt đối lập với vùng đất huyện Thọ Xuân. Chính sông Chu đã tạo ra cho Thọ Xuân một khu vực đồng bằng phù sa mới tiêu biểu và rộng lớn vào bậc nhất của xứ Thanh trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Trong bề dày thời gian, trong chiều dài lịch sử, dòng sông đã trở thành con đường đưa các dòng họ và các dòng người từ các phương trời trong, ngoài xứ Thanh về đây khai phá, lập nghiệp. Chính dòng sông này cũng tạo

ra sự giao lưu, hội nhập với các vùng miền khác một cách thuận lợi. Vì thế mà vùng đất này cứ đời nối đời phát triển liên tục, nhanh chóng thành một vùng quê giàu, đẹp của xứ Thanh với ruộng đất bát ngát và bãi mầu xanh biếc đôi bờ, rồi các làng xóm trù phú và các công trình chinh phục cuộc sống, chinh phục thiên nhiên của con người cứ mọc lên liên tiếp để đến hôm nay trở thành niềm tự hào lớn. Đây cũng chính là tiềm năng du lịch đáng quan tâm khi Thọ Xuân phát triển du lịch.

* Rừng ở khu di tích lịch sử Lam Kinh

Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm trên phạm vi lãnh thổ xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn. Hiện nay, diện tích rừng trồng cũ trước 1990 là 111,6ha và rừng trồng mới là 175,4ha, cộng lại là 287ha. Rừng ở đây chủ yếu là loại cây lá rộng thường xanh như lim, lát, trò trĩ,… phù hợp với rừng di tích. Riêng trung tâm khu điện Lam Kinh ở chân núi Dầu với diện tích lên 41ha đã trở thành khu vực có rừng cây tốt xum xuê. Vào cánh rừng này, chúng ta có cảm tưởng như đi trong rừng Cúc Phương và Bến En vậy. Hiện tại, Ban quản lý khu di tích Lam Kinh vẫn tiếp tục bảo vệ và chăm sóc rừng cây một cách chặt chẽ. Số cây lim tái sinh và những cây hỗn hợp khác mọc lên ngày một nhiều và tỏa tán khá rộng. Trong những ngày hè có gió tây oi bức, đi trong rừng cây này, với cảnh rừng - hồ - núi và di tích, tiềm năng du lịch ở khu vực này sẽ càng trở nên phong phú, sinh động hơn bao giờ hết.

* Các ngọn núi

- Núi Chủ Sơn (còn gọi là núi Chẩu, núi Chủa hay núi Chúa)

Núi thuộc quản lý của thị trấn Sao Vàng, xưa kia núi này thuộc về làng Thủy Chú, tổng Kiên Thạch, huyện Lôi Dương. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng nhận định thì chính Chủ Sơn (núi Chủ) là tiền án của khu sơn lăng và điện miếu Lam Kinh. Đây chính là ngọn núi đá vôi hiếm hoi, gồm ba ngọn lớn mọc lên sừng sững ở vùng đồi thấp phía tây nam huyện Thọ Xuân. Núi có độ cao 207m (cao nhất so với tất cả các núi, đồi trong huyện) và có diện tích hơn 220ha.

Vì là núi đá cho nên sắc núi thường đổi màu đậm nhạt xanh, tím khác nhau vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Đây thực sự là một danh thắng độc đáo của vùng trung du đồi núi thấp huyện Thọ Xuân. Từ phía điện Lam Kinh, hoặc từ nhiều vị trí trong huyện nhìn đến, ngọn Chủ Sơn hiện ra thật lung linh bề thế. Và đây chính là một danh sơn rất đáng tự hào của cả Thọ Xuân nói riêng và Thanh Hóa nói chung.

Ngọn núi này thời Lam Sơn dấy nghĩa bình Ngô đã để lại nhiều truyền thuyết về việc thu nạp các nghĩa sĩ từ các vùng miền trong nước về như chuyện Lê Lợi cho thắp đèn dầu ở trên núi để làm hiệu cho nghĩa quân tụ về, hoặc chuyện bà hàng dầu vì bán dầu cho nghĩa quân bị giặc Minh giết hại nên sau khi giành được thắng lợi, mở ra vương triều Lê, Lê Lợi đã cho làm giỗ bà hàng dầu. Vì vậy, qua nhiều thế kỷ, ở trong, ngoài vùng Lam Sơn và xứ Thanh rộng lớn vẫn còn truyền nhau câu ngạn ngữ “Hăm mốt Lê

Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba giỗ mụ hàng dầu” là vì thế. Cũng theo truyền thuyết vì ý

nghĩa trên mà Lê Lợi đặt tên cho núi Lam Sơn là núi Dầu. Trong dân gian lại có cách giải thích khác, núi Dầu có nghĩa là núi “giàu” vì ngày Lam Sơn khởi nghĩa, dân chúng nhiều nơi mang rất nhiều của cải, lương thực đến đây ủng hộ nghĩa quân,… Vì tự hào với ngọn núi thiêng này mà trong ca hò dân gian Thanh Hóa đã có câu:

“Núi Lam cao ngất nước Nam

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra”

Đây không chỉ là nơi có nhiều ý nghĩa lịch sử mà ngọn núi này với chiều cao gần 200m có nhiều cây xanh bao phủ, cảnh trí thiên nhiên thơ mộng. Mặt khác lại nằm trong quần thể khu di tích Lam Kinh, do đó đây là nơi lý tưởng để cho khai thác vào hoạt động du lịch, hình thành khu cắm trại, du lịch sinh thái trong vùng.

2.1.2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn * Di tích lịch sử - văn hóa

Huyện Thọ Xuân - vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa hàng nghìn năm. Chính vì vậy, nơi đây còn lưu giữ nhiều công trình lịch sử văn hóa tiêu biểu cho thời kì dựng nước và giữ nước của cha ông ở vùng đất này. Hiện nay, các nhà ngiên cứu đã tổng hợp được tổng số 312 di tích như sau:

“Nguồn: Địa chí huyện Thọ Xuân”

Các di tích lịch sử ở đây mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa của địa phương. Đây sẽ là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú để khai thác cho việc phát triển du lịch ở địa phương. Dưới đây là một số di tích tiêu biểu:

- Khu di tích lịch sử Lam Kinh

Lam Kinh còn gọi là “Tây Kinh” hay “Tây Đô” - một khu điện miếu và lăng mộ của nhà Hậu Lê. Đây vừa là đất quý hương của bản triều, vừa là nơi khởi phát của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổi tiếng trong lịch sử chống xâm lược của Việt Nam hồi thế kỉ

Stt Loại di tích Số lượng 1 Đền 49 2 Chùa 56 3 Đình 85 4 Miếu 04 5 Điện 18 6 Phủ 06 7 Bia + mộ 11 8 Lăng tẩm 20 9 Nghè 29 10 Nhà thờ họ 09

11 Nhà thờ thiên chúa giáo 07

12 Di tích khảo cổ 01 13 Văn chỉ + văn võ 10 14 Di tích lịch sử 02 15 Di tích cách mạng 04 16 Di tích thắng cảnh 01 Tổng số 312

XV. Sau hơn 5 thế kỉ ra đời và còn lại những gì cho đến tận hôm nay, khu di tích lịch sử Lam Kinh - một di tích đã được Nhà nước xếp hạng từ năm 1962, vẫn là một di sản văn hóa vô giá và đặc biệt quan trọng ở Việt Nam.

- Đền thờ Lê Hoàn

Đền thờ Lê Hoàn nằm ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập. Với kiến trúc còn lại hiện nay, chúng ta có đủ căn cứ chắc chắn để khẳng định đó là kiến trúc thuộc thế kỉ XVII còn khá nguyên vẹn. Đây là một trong số ít kiến trúc gỗ của thời Lê còn lại ở Thanh Hóa. Ngôi đền tọa lạc trên miếng đất hình chữ vương rộng đến 2ha. Ở xã Xuân Lập, ngoài đền thờ còn có những dấu tích về thời thơ ấu của Lê Hoàn như: Nền sinh thánh, tương truyền là nơi bà Đặng Thị sinh ra Lê Hoàn ở làng Trung Lập; một khu đất thuộc khu Ngọc Trung; Lăng Quốc mẫu (mẹ đẻ) và mộ Hoàng Khảo (cha đẻ của Lê Hoàn); làng Phong Mỹ (làng Mía) còn có mộ Lê Đột (Lê Quan Sát) cha nuôi của Lê Hoàn.

- Đền thờ và lăng mộ Nguyễn Nhữ Lãm

Nguyễn Nhữ Lãm sinh năm Mậu Ngọ (1378) trong một gia đình nghèo làm nghề đánh cá và làm ruộng ven sông Chu tại phường Đa Mỹ (còn gọi là làng Mía, sau gọi là Thịnh Mỹ) nay thuộc xã Thọ Diên. Theo gia phả soạn dưới thời vua Tự Đức cho biết: Nguyễn Nhữ Lãm người cao mà đen, có tài biện luận. Khi núi rừng Lam Sơn dấy nghĩa, ông đã theo hầu vua trong 10 năm gian khổ chiến đấu để giải phóng đất nước. Đất nước thanh bình, ông trở thành một trong những đại thần đóng góp trên nhiều lĩnh vực như quân sự, chính trị, ngoại giao, kiến trúc, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nhà nước Đại Việt vững mạnh vào thế kỉ XV. Ông được mang họ vua, do có công lao nên được phong tặng Nhập nội Thái Bảo, thụy là Trung Tĩnh, tước Thành quốc công. Sau khi Nguyễn Nhữ Lãm mất, nhà vua sắc dụ cho dân làng Đa Mỹ cùng các làng lân cận của ba tổng Diên Hào, Bất Náo, Kiên Thạch cùng con cháu dòng họ Nguyễn Mậu an táng và xây dựng đền thờ lăng mộ ở chính quê hương ông. Khu di tích đền thờ và lăng mộ Nguyễn Nhữ Lãm đã được xếp hạng là di tích quốc gia.

- Đền thờ Lê Văn An

Đền thờ nằm tại thôn Diên Hào, xã Thọ Lâm. Lê Văn An, họ Nguyễn, ông có công lớn trong cuộc kháng chiến quân Minh ở thế kỉ XV, là một trong những vị khai quốc công thần được phong tới tước Đình Thượng hầu và được ban quốc tính họ Lê - họ vua. Về đền thờ Lê Văn An, theo những người già trong dòng họ truyền lại, được dựng vào năm Đinh Mậu (1597) đời vua Lê Kính Tông - niên hiệu Hoàng Định. Cũng theo truyền ngôn của người già thì trước đây ngôi đền được xây dựng ở Mục Sơn nhưng

đến thời Lê Trung Hưng, Nguyễn Duy Trinh - con của tướng Lê Duy Nhất dời về làng Diên Hào ngày nay.

- Chùa Tạu - Hồi Long Tự

Chùa Tạu có tên chữ là Hồi Long Tự, còn gọi là chùa Xuân Phả, nay thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân. Thời Đồng Khánh (1885 - 1888) làng Xuân Phả thuộc tổng Kiên Thạch, huyện Lôi Dương, phủ Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Tên chùa Tạu là cách gọi của nhân dân địa phương nghĩa là nơi có hồ nước. Chùa có lịch sử xây dựng hàng nghìn năm. Tương truyền dưới thời Lý đã có ngôi chùa này làm bằng tranh mà vùng đất Xuân Phả lúc đó có tên gọi là Láng Tranh. Có lý thuyết cho rằng chùa xây dựng vào năm “Đinh triều canh Thìn” (980).

* Lễ hội truyền thống

Hiện nay, trên địa bàn có nhiều lễ hội truyền thống đã được phục dựng và duy trì. Lễ hội được tổ chức hàng năm và diễn ra đều trong năm cả bốn mùa. Toàn huyện hiện giờ có 29 lễ hội truyền thống, mỗi lễ hội có những ý nghĩa riêng, đáp ứng được nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong huyện và du khách thập phương. Một số lễ hội lớn tiêu biểu như: Lễ hội Lam Kinh diễn ra ngày 21 - 22/8 (âm lịch); lễ hội Lê Hoàn diễn ra ngày 07 - 08/03 (âm lịch) hàng năm; lễ hội làng Xuân Phả tổ chức ngày 10/02 (âm lịch); lễ hội Lê Thánh Tông; lễ hội làng Trung Thôn; lễ hội chùa Tạu,…

* Nghề thủ công truyền thống

Ở các làng, xã ngoài việc trồng trọt là chính, thì hầu như làng nào cũng có những nghề phụ đặc trưng. Riêng về nghề thủ công truyền thống, tùy tính chất đặc điểm về điều kiện cư trú, sinh hoạt, tập quán, canh tác và đặc điểm đất đai rộng, hẹp khác nhau mà có những nghề khác nhau. Nghề thủ công ở huyện Thọ Xuân hết sức phong phú và đa dạng, tuy không phát triển thành làng nghề nhưng các nghề thủ công ở đây dưới bàn tay của thợ thủ công đã tạo ra các sản phẩm đạt kĩ thuật cao không kém gì sản phẩm từ các làng nghề truyền thống khác.

Một số nghề thủ công tiêu biểu ở huyện như: Nghề kéo sợi, dệt vải ở làng Phong Cốc, Trung Vực; nghề dệt lụa Phong Lai; nghề đan lát; nghề cót, bồ Bát Căng; nghề kéo mật và làm làm bánh kẹo ở Yên Lãng; nghề làm bánh trung thu ở đất Phủ Thọ (tức thị trấn Thọ Xuân); nghề làm bánh trưng bằng cách nung ở làng Trung Lập; nghề làm bánh gai Tứ Trụ; nghề làm tương; nghề làm nem thính,… Nếu phát triển hoạt động du lịch thì

những sản phẩm từ các làng nghề này sẽ là những mặt hàng độc đáo để phục vụ du khách.

* Đặc sản

Thọ Xuân nói riêng và Thanh Hóa nói chung là những nơi có nhiều đặc sản nổi tiếng được nhiều người biết đến. Trong số những đặc sản đó phải kể đến bánh gai Tứ Trụ, bánh răng bừa, bưởi Luận Văn,…

- Bánh gai Tứ Trụ

Làng nghề sản xuất bánh gai ở làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. Đúng ra phải gọi là bánh gai làng Mía mới đúng tên gọi xuất xứ của nó. Nhưng vì bánh làm ra được bày bán ở phố Tứ Trụ - trước năm 1945 thuộc tổng Diên Hào (nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân) là quê hương của nhiều vị khai quốc công thần triều Lê - vùng đất có chợ Đường nổi tiếng nên khách mua thường gọi là bánh gai Tứ Trụ, lâu rồi thành quen.

Xưa kia, bánh gai Tứ Trụ là thứ bánh chủ yếu dùng để tiến vua và có mặt trên mâm cỗ trong các ngày lễ tết. Giờ đây, nghề làm bánh gai vẫn được những người con làng Mía xứ Thanh duy trì, phát triển và còn được nhiều vùng miền trong nước biết đến.

- Bánh răng bừa

Bánh răng bừa cũng là một đặc sản của Thọ Xuân bắt nguồn từ một số xã nằm bên lở của sông chu như các xã Phú Yên, Thọ Minh, Xuân Minh, Xuân Lai,... Bánh cũng được làm giống như bánh lá. Nhưng có một số công đoạn khác nhau và hình dáng cũng khác nhau. Bánh răng bừa có dạng hình trụ, dài khoảng 15-20cm, bánh rất dẻo dẻo đến nỗi bạn có thể uốn nó thành một hình tròn. Ăn thường được chấm với nước mắm pha thêm một số gia vị khác, vị ngon thì khỏi nói rồi.

- Bưởi Luận Văn

Bưởi Luận Văn: Được trồng lâu đời tại thôn Luận Văn, xã Thọ Xương và sau đó được trồng ở xã Yên Bái của huyện Thọ Xuân, do quả bưởi ăn ngon nên giống được duy trì đến ngày nay và nhân dân đặt tên là bưởi Luận Văn. Nhiều vùng trong huyện Thọ Xuân và ngoài huyện thấy giống bưởi ăn ngon mang về trồng nhưng chất lượng cũng không bằng trồng ngay ở làng Luận Văn, xã Thọ Xương và xã Yên Bái (huyện Thọ Xuân). Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng cây ăn quả của Sở Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn thống nhất cao đánh giá giống bưởi Luận Văn là giống bưởi ngon, có vị đậm đà, không có vị the đắng, tép màu đỏ, dòn nhưng nhiều nước, hương thơm có thể sánh với bưởi Diễn, bưởi Năm roi, bưởi Phúc Trạch.

Một phần của tài liệu Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w