Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinh tế thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 38 - 42)

tế thành phố Hà Nội

4.1 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực của thành phố

Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Tác động của hội nhập kinh tế đến việc làm và thị trường lao động Việt Nam được thể hiện dưới nhiều hình thức: Tình trạng thất nghiệp và nghèo có thể gia tăng. Vì dưới tác động của cạnh tranh, có những doanh nghiệp sẽ bị phá sản, hoặc thu

nhỏ sản xuất, và sẽ dẫn đến việc lao động bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập. Trong khi đó, thị trường lao động sẽ hình thành theo hướng liên thông mở trong và ngoài nước, người lao động nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường lao động Việt Nam, và nếu lao động trong nước không được đào tạo tốt, có kỹ năng đáp ứng yêu cầu thì cũng sẽ bị cạnh tranh ngay chính trên sân nhà.

Ngược lại, chính quá trình hội nhập cũng tạo thêm được nhiều việc làm có năng suất cao, trước hết là ở khu vực có vốn FDI và thông qua việc xuất khẩu các loại máy móc thiết bị. Từ đó, sẽ xây dựng và phát triển được một bộ phận việc làm hiện đại với năng suất cao, tác động lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế. Lao động Việt Nam khi được “so tay” với lao động ngoại quốc có kỹ năng tốt cũng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn. Hội nhập chính là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để nhanh chóng tiếp cận trình độ chung của thế giới thông qua con đường đào tạo và học hỏi kinh nghiệm khi làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài. Và những kinh nghiệm của quá trình làm việc trong môi trường quốc tế ngay tại “sân nhà” sẽ giúp ích rất nhiều cho lao động Việt Nam trong giai đoạn hội nhập này.

Các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào Hà Nội đã thu hút một lực lượng đông đảo lao động đồng thời giúp đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ sư có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề và năng lực quản lý. Một trong những mục tiêu chiến lược của việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là phải tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Tính đến cuối năm 2006 các dự án FDI ở Hà Nội đã thu hút được khoảng 78 ngàn lao động và đến cuối năm 2007 ước gần 90 ngàn lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Đa số họ được đào tạo và tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến. Do vậy, khu vực này không chỉ giải quyết được việc làm đối với một phần đáng kể lực lượng lao động có kỹ thuật mà còn từng bước

hình thành nên một đội ngũ lao động quản lý, kỹ thuật có đủ năng lực, trình độ, kỷ luật công nghiệp để điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng được những yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Bảng 6: Mức lương tối thiểu áp dụng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Lương tối thiểu 1992 1996 1999 2006

Doanh nghiệp nước

ngoài 35 USD 45 USD 626.000 đ

870.000 đ (54 USD) Doanh nghiệp trong

nước 120.000 đ 146.000 đ 350.000 đ 350.000đ

Nguồn: Dự ánVIE/01/021

Tiền lương tối thiểu đối với doanh nghiệp nước ngoài cao hơn trong nước và được điều chỉnh tăng liên tục từ 35 USD năm 1992 lên 54 USD năm 2006 với khoảng cách chưa được thu hẹp so với mức lương tối thiểu cho doanh nghiệp trong nước.

4.2 FDI đối với công nghiệp

Khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 35% trong cơ cấu công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng trung bình 20%, vợt trội so với tốc độ 11-13% của toàn bộ khu vực công nghiệp. Khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo nên nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, làm tăng thêm đáng kể năng lực các ngành công nghiệp Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong những ngành công nghiệp chủ chốt (100% dầu khí, 100% lắp ráp ô tô và điện tử dân dụng, giặt, tủ lạnh, điều hòa, 60% sản lượng thép tấm, 28% sản lượng xi măng, 33% sản phẩm điện, điện tử, 76% thiết bị y tế.

1988-1990 1991-1995 1996-1999 2000-2004 Trungbìn h 1988- 2004 Tổng số dự án 89 Tổngvốnđăng ký (USD) 561 triệu 9 tỷ 1,25 Tỷ trọng theo vốn (%) 39,7 CN nặng 36,3 36,5 43 41 CN nhẹ 21,4 16 34,3 27,1 CNthựcphẩm 13,5 4,3 10,5 XD 17 20,1 6.3 14,0 Dầu khí 25,3 13,4 12 7,3 Nguồn: ĐTNN outlook

Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong một số lĩnh vực, đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Tính từ năm 1989 đến hết năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5.937 triệu USD. Tỷ trọng của khu vực có vốn FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu thành phố cũng tăng đáng kể từ năm 13% năm 2000 lên 31,8% năm 2005, 37,5% năm 2006 và ước đạt 38,8% năm 2007. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn góp phần tăng nhanh số lượng, chất lượng các sản phẩm xuất khẩu của thành phố, trong đó đa số là các sản phẩm mới, công nghệ kỹ thuật cao. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của khối doanh nghiệp FDI là hệ thống điện xe ô tô, linh kiện máy ảnh, phần mền, ô tô, ti vi màu màn phẳng, xe máy, linh kiên kỹ thuật số…

CH

GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀ NỘI NGOÀI CỦA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w