Tình hình chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 27 - 31)

2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phố Hà Nội trong những năm gần đây

2.1 Tình hình chung

Tính đến nay, thành phố Hà Nội đã có 771 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 9,65 tỷ USD. Trong đó, vốn thực hiện đạt 4,6 tỷ USD, chiếm 47,9% tổng vốn đăng ký. Ngành dịch vụ thu hút đầu tư FDI nhiều nhất, chiếm 70,3% cơ cấu vốn, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 1,5 tỷ USD, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra 78.000 việc làm, đóng góp 10% thu ngân sách cho thành phố, chiếm 16% GDP của thành phố.

2.2 Năm 2004 - 2007

Với 106 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép mới và bổ sung vốn, đạt tổng vốn đăng ký trên 290 triệu USD, năm 2004 được coi là năm khá thành công của Thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực này. Đó là chưa kể hai dự án có tổng số vốn lên tới 770 triệu USD đầu tư vào bất động sản và hạ tầng viễn

thông đã cơ bản hoàn tất thủ tục từ cuối năm 2004, đang chờ được cấp phép. Năm 2004 đạt 119% về số dự án và 179% về tổng vốn đăng ký.

Bảng 4 : Các dự án đang thực hiện

Đơn vị tính: USD

Tên dự án Ngày cấp Vốn đầu tư

Công ty TNHH Điện tử Schimidt Việt Nam 20/10/2004 300.000

Công ty TNHH AIV Việt nam 23/09/2004 300.000

Cty TNHH Cunningham Lindsey Việt nam 24/12/2001 70.000

Công ty tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công

nghệ IBH 22/10/2001 1.000.000

Công ty Tư vấn Thụy sĩ 10/07/2001 150.000

Cty Liên doanh TNHH tư vấn y tế

Mediconsult Việt Nam 04/07/2001 160.000

CTLD tư vấn và hỗ trợ tiếp thị Ringer -

Diano 28/04/2000 100.000

Công ty giám định TNHH ITS Việt Nam 02/02/1998 880.000

APAVE Việt nam & Đông Nam á 08/12/1997 1.150.000

Cty TNHH Tư vấn Thể thao Việt nam 14/11/1997 20.000

Công ty cung cấp dvụ bảo vệ 19/01/1995 1.000.000

Cty TNHH KPMG 17/05/1994 4.000.000

Nguồn :http:// www.hapi.gov.vn

Trong cơ cấu vốn đăng ký năm 2004, số vốn của các dự án đang hoạt động xin điều chỉnh tăng đạt 149,6 triệu USD (thuộc 32 dự án), còn lại là vốn

100% vốn nước ngoài (60/74 dự án), còn lại là liên doanh (13 dự án) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (1 dự án). Trong số dự án tăng vốn đầu tư có 27 dự án 100% vốn nước ngoài, 5 dự án liên doanh. Số vốn đầu tư lớn nhất là CaNon, với khu công nghiệp Bắc Thăng Long.

Hà Nội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 1,5 tỷ USD.Đứng thứ hai trong cả nước về kết quả trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đến nay, Hà Nội đã thu hút được 250 dự án FDI trong đó có 210 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư ước tính 1,4 tỷ USD và 40 dự án bổ sung tăng vốn tổng cộng 100 triệu USD.

Theo thống kê của Phòng Đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong quý I và quý II/2007, Hà Nội thu hút được 125 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký khoảng 930 triệu USD, trong đó có một số dự án lớn như xây dựng và phát triển khu đô thị mới Thạch Bàn của Công ty TNHH Berjaya - Handico 12 với tổng vốn là 50 triệu USD; dự án xây khách sạn 5 sao của Tập đoàn Ch- armvit, tổng vốn 80 triệu USD; dự án tổ hợp khách sạn - thương mại- văn phòng - căn hộ Công viên Thiên niên kỷ Keangnam - Hà Nội với số vốn 500 triệu USD.

Hiện nay, Hà Nội đang chủ trương kêu gọi các dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, điện tử - tin học, thiết bị điện, phần mềm, vật liệu xây dựng cao cấp, dược phẩm, cơ kim khí và những dịch vụ tiến tiến như ngân hàng, tài chính, siêu thị, khách sạn cao cấp, nhà ở khu đô thị mới. Những lĩnh vực, ngành kinh tế trên đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, đòi hỏi công nghệ cao, trình độ quản lý hiện đại nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế, mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế thủ đô.

Tính đến hết tháng 9, có 26 dự án tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký 188 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, số dự án đầu tư tại thành phố tăng 80% (236/131 dự án); tổng số vốn đầu tư tăng 40% (1.128/801 triệu USD). Như

vậy, Hà Nội đã vượt 12% về số dự án và đạt 87% tổng số vốn đầu tư so với kế hoạch năm 2007. Việc hàng loạt các dự án điều chỉnh tăn vốn cho thấy các nhà đầu tư rất tin tưởng vào tương lai hoạt động ở Hà Nội. Hầu hết các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội làm ăn hiệu quả và không ngừng mở rộng sản xuất, kinh doanh. Theo dự báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội từ nay đến cuối năm 2007, một số dự án FDI với quy mô lớn sẽ hoàn chỉnh hồ sơ để có thể cấp phép hoạt động như: dự án Cổng Tây Hà Nội ( liên doanh của Tổng Công ty Vigracera và đối tác Nhật Bản với tổng vốn 233 triệu USD, khách sạn 5 sao Riviera (500 triệu USD), dự án Công viên Yên Sở của Tập đoàn Gamuda Land ( Malaixia), dự án khu công nghệ cao… Nếu các dự án lớn trên đi vào thực hiện, Hà Nội sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2007 với tổng số vốn đạt khoảng 1,5 tỷ USD.

Hiện nay, tại Hà Nội nhu cầu thuê văn phòng, khách sạn cao cấp tăng nhanh, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy được tiềm năng và một hướng đầu tư đầy hứa hẹn và đang tập trung đổ nhiều vốn vào lĩnh vực này. Trong mấy tháng đầu năm 2007, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất của tại Hà Nội để xây dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp, tổ hợp sân golf- khu vui chơi giải trí với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD trong giai đoạn từ 2007-2010.

2.3 Năm 2008

Tính đến ngày 22/02/2008 Hà nội thu hút được tổng cộng 44 dự án cả cấp mới và tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký là 46,9 triệu USD, trong đó:

- Dự án cấp mới là 39 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 14,1 triệu USD; trong đó dự án có vốn đầu tư lớn nhất là Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam với vốn đầu tư 5 triệu USD.

- Dự án tăng vốn là 5 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 32,8 triệu USD; trong đó có 3 dự án tăng vốn nhiều nhất là Công ty cổ phần Vina Power tăng 15,6 triệu USD, Công ty bảo hiểm nhân thọ Prevoir Việt Nam tăng 13 triệu USD, Công ty TNHH dịch vụ xây dựng và phát triển phần mềm Okada Harmony tăng 4 triệu USD.

Ước tính đến hết tháng 2/2008 Hà Nội sẽ thu hút được 46 dự án cả cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 546,9 triệu USD, trong đó sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 02 dự án mới là Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghệ sinh học Hà Nội- 250 triệu USD (Irland- Anh), Công ty TNHH Khách sạn 5 sao Hoa Sen - 250 triệu USD (X2- Riviera/CSK). So với cùng kỳ năm trước số dự án tăng 59% (46/29), còn số vốn đầu tư tăng gấp 4,1 lần (546,9/130,9).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w