Đầu tư kết cấu hạ tầng xã hội: a Đầu tư cho giáo dục đào tạo:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2005-2010 (Trang 49 - 52)

III. Bưu chính viễn thông 1 Sốđiện thoại /100 dân máy 3.103.784.59 5.217.17 8

T ổng lượt khách 1000lượt/người 513 800 1100 1280 1500 170 Khách quốc tế 1000lượt/người537090 901

2.3.5. Đầu tư kết cấu hạ tầng xã hội: a Đầu tư cho giáo dục đào tạo:

a. Đầu tư cho giáo dục đào tạo:

Giáo dục đào tạo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của tỉnh Bình Thuận cũng như toàn xã hội. Trong 5 năm qua vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo luôn tăng dần, năm 2001 là 65 tỷ đồng chiếm 6% tổng đầu tư xã hội, năm 2005 là 270 tỷ đồng chiếm 8% và tăng 4,15 lần năm 2001. Vốn đầu tư cho ngành được tranh thủ từ nhiều nguồn: vốn trung ương, vốn sự nghiệp, vốn đóng góp trong dân, vốn chương trình…

Mạng lưới giáo dục mở rộng, cơ sở vật chất thiết bị trường học tiến tới đầu tư chiều sâu. Toàn tỉnh có 5.750 phòng học, trong đó phòng học cấp 4 trở lên chiếm tỷ lệ 70% với tổng số chỗ ngồi là 19.720. Bình quân hàng năm xây mới từ 250-320 phòng học, sửa chữa hàng trăm phòng học. Tất cả trường phổ thông trung học cơ bản đã được sửa chữa, xây mới tầng hoá. Đặc biệt vốn huy động đã góp phần đáng kể làm cho trường sởđược khang trang và hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, cần đầu tư xây dựng tiến tới kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa hơn nữa, xây dựng phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện để nâng cao chất lượng dạy và học.

-50-

b. Đầu tư cho mạng lưới y tế:

Trong 5 năm qua, tổng đầu tư cho y tế và hoạt động cứu trợ xã hội cũng được tăng dần: năm 2001 chỉ có 7 tỷ đồng, năm 2004 là 36 tỷ đồng gấp 5 lần năm 2001, song cũng chỉ chiếm 1,4% tổng vốn đầu tư.

Mặc dù, đầu tư ngành cũng tranh thủ rất nhiều nguồn: trung ương, địa phương, vốn sự nghiệp, vốn chương trình, huy động trong dân, các tổ chức xã hội… Thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Ban bí thư về “củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế”’ Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, ngành Y tế Bình Thuận đã nỗ lực phấn đấu nâng cao hoạt động trên mọi mặt, từ khám chữa bệnh, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất… Bệnh viện lớn của tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2005 có thể nói đây là một sự cố gắng rất lớn. Song điều đáng tiếc là chất lượng công trình rất tệ mà sự nguy hại có ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ cho nghiệp vụ ngành và ảnh hưởng cả bệnh nhân. Còn các nhà, trạm y tế thì trang thiết bị còn thiếu nhiều, chưa đủ tiêu chuẩn điều trị bệnh, chưa đạt yêu cầu trang thiết bị do Bộ quy định. Cần đầu tư toàn diện cho ngành Y tế và chú trọng đến quản lý chất lượng công trình.

c. Đầu tư cho văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao: Thực hiện chủ trương xã hội hoá trên lĩnh vực văn hoá thông tin, qua 5 năm kết quả đầu tư đã đem lại những công trình có ý nghĩa, nổi rõ nhất là việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, xây dựng thôn văn hóa và các tụ điểm sinh hoạt ca nhạc. Ngoài kinh phí đầu tư cơ bản của nhà nước, nhân dân đã tự nguyện đóng góp hàng trăm ngày công và hàng tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, làm cho bộ mặt nông thôn, đô thị ở các địa bàn dân cư thêm khởi sắc và kịp thời chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa. Mức đóng góp bình quân của mỗi thôn văn hóa-khu phố văn hóa từ 40 triệu đồng trở lên, đó là chưa kể những khoản đóng góp tự nguyện khác xuất phát từ mối liên kết tình làng nghĩa xóm do tập thể các hộ nhân dân đồng tình phát động.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong cơ sở vật chất của ngành. Các công trình như: thư viện tỉnh, nhà làm việc trung tâm văn hóa tỉnh, trung tâm điện ảnh- dịch vụ tổng hợp, nhà làm việc đoàn ca múa nhạc, nhà đa năng bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh Bình Thuận vừa được đầu tư xây dựng mới với tổng giá trị gần 8 tỷ đồng. Công trình nhà hát ngoài trời với sức chứa 4.000 chỗ ngồi và nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác xây dựng cách đây 15

-51-

năm, các cơ sở của ngành đều được tận dụng từ các thiết chế sẵn có để tu sửa lại. Ở khối huyện, thành phố chỉ có 1 công trình Trung tâm văn hóa-Thể thao của huyện Hàm Thuận Bắc được đầu tư hoàn chỉnh 5 tỷđồng.

Các đơn vị còn lại kể cả thành phố Phan Thiết đều gặp khó khăn về thiết chế văn hóa đi đôi với việc thiếu thốn các phương tiện, trang thiết bị chuyên ngành. Nói chung vốn đầu tư cho ngành còn rất khiêm tốn, tính bình quân chiếm khoảng 1% tổng đầu tư xã hội hàng năm của tỉnh. Cần có sự đầu tư để ngành có điều kiện phát triển và góp phần phát triển du lịch của Bình Thuận.

Ngành thể dục thể thao đã tập trung mọi nguồn lực để nâng cấp, bổ sung, xây dựng mới và hoàn thiện cơ sở vật chất, nhằm phục vụ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự nghiệp phát triển thể dục thể thao của tỉnh. Ngành đã đầu tư được một số công trình lớn: trường nghiệp vụ thể dục thể thao tỉnh, cải tạo sân vận động Phan Thiết, khu liên hợp thể dục thể thao tỉnh, các nhà thi đấu và luyện tập ở các huyện, thành phố.

Trong những năm qua, ngành phát thanh truyền hình của tỉnh cũng đã được đầu tư nhiều đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vốn đầu tư cho phát thanh truyền hình chủ yếu tập trung trang thiết bị cho các trạm thu phát lại và các phương tiện nghe nhìn.

Văn hóa, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao là những nhu cầu thiết yếu của đời sống tinh thần con người do đó cần phải được đầu tư.

d. Đầu tư cho phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học:

Sự nghiệp nghiên cứu khoa học cũng được quan tâm thích đáng trong thời gian qua. Tuy nhiên do nguồn vốn có hạn nên vốn đầu tư cho hoạt động còn rất hạn chế, chẳng hạn năm 2003 đầu tư 846 triệu đồng chiếm 0,05%, năm 2004 là 1.252 triệu đồng tăng 1,5 lần năm 2003 nhưng cũng chỉ chiếm 0,05%. Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã thực hiện 5 dự án phát triển nông thôn-miền núi và 3 đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước đã đem lại hiệu quả tại 10 xã thuộc 4 huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Đức Linh, Tuy Phong.

Để khoa học công nghệ có thể xâm nhập sâu hơn nữa vào đời sống sản xuất thì cần phải có sự đầu tư nữa cho việc nghiên cứu và ứng dụng.

-52-

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2005-2010 (Trang 49 - 52)