THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TẠI BÌNH THUẬ N
2.3.3. Đầu tư Thương mại – Du lịch Dịch vụ:
Thương mại: Hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh từng bước được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội tăng dần qua các năm. Lưu thông hàng hoá trong và ngoài tỉnh tương đối thuận lợi, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng đa dạng, số lượng doanh nghiệp tăng khá. Toàn tỉnh có trên 30 doanh nghiệp nhà nước, 762 doanh nghiệp tư nhân (trong đó có 142 công ty trách nhiệm hữu hạn), 4 doanh nghiệp liên doanh nước ngoài và hơn 25.000 hộ kinh doanh cá thể. Các mặt hàng trợ giá, trợ cước, chính sách thu mua, tiêu thụ nông sản phát triển khắp địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác xúc tiến thương mại đã có sự quan tâm từ phiá cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp và bước đầu đã có hiệu quả nhất định đối với việc quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về sản phẩm nông-lâm-thủy sản và cơ hội đầu tư trên địa bàn. Thương mại hướng ra bên ngoài cũng là một thành công của ngành thương mại tỉnh nhà, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng đến các nước: Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Canada và một số nước ở châu Âu đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
Chủ yếu là xuất khẩu hàng nông - hải sản chế biến và chưa qua chế biến. Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này không ngừng tăng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất bến bãi, kho tàng, phương tiện chuyên chởở tỉnh còn có nhiều hạn chế, do đó việc tiếp tục đầu tư xây dựng chợ, các trung tâm thương mại,
-44-
các chợđầu mối là điều cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn.
(tham khảo bảng 6)
Bảng 6: Tình hình xuất nhập khẩu
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, thời kỳ 2001-2005
, Thời kỳ 2001-2005