Việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng tại công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II còn có một số hạn chế cần được khắc phục:
- Hiện nay, về tổ chức bộ máy kế toán của công ty: Các nhân viên kế toán còn phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán, tuy ưu điểm là thu gọn bộ máy kế toán, nhưng lại có nhược điểm là khó khăn trong việc thực hiện các chế độ chính sách kế toán và không đảm bảo được tính chuyên môn hóa trong lao đông, có thể làm giảm hiệu quả công việc.
- Sản phẩm xây lắp của công ty cũng giống như sản phẩm của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp khác là chi phí vật tư chiếm tỷ trọng lớn vì vậy tiết kiệm vật tư là rất cần thiết. Tiết kiệm không có nghĩa là bớt xén... mà thực chất là phải giảm hao hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiết kiệm vật tư trong phục hồi chi tiết, sử dụng lại vật tư còn đảm bảo chất lượng, tiết kiệm công cụ dụng cụ sản xuất. Thực chất ở công ty có những phụ tùng cũ nhưng chỉ cần qua phục hồi nhỏ vẫn có thể sử dụng được, vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhưng do khoán sản phẩm nên khi nhận công trình mới các đội đều đề nghị thay mới toàn bộ các phương tiện thiết bị phục vụ quản lý, giá trị mới của thiết bị phụ tùng này lớn hơn rất nhiều.
Mặc dù trong quá trình hạch toán NVL của công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II đã được quản lý một cách khá chặt chẽ nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II, em xin mạnh dạn đè xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty như sau:
3.2..1. Về bộ máy kế toán chung của Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II.
* Nên mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp đối với các công trường trực thuộc công ty.
Hiện nay công ty áp dụng hình thức khoán gọn. Theo chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp, công ty phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán gọn theo từng công trình, hạng mục công trình trong đó phản ánh cả giá nhận thầu và giao khoán. Còn tại đơn vị nhận khoán (các công trường) cần mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế. Các sổ này mở chi tiết cho từng khoản mục chi phí. Việc mở sổ theo dõi chi tiết như vậy sẽ giúp ban quản lý so sánh được giá nhận thầu, giá giao khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí. Xác định mức tiết kiệm hoặc vượt chi của cả công ty và công trường. Ban quản trị công ty có thể có các biện pháp định hướng tốt hơn cho hoạt động của công ty khi nhìn vào sổ.
Mẫu sổ như sau:
Mẫu số 3.1:
SỔ THEO DÕI KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP GIAO KHOÁN GỌN
(Tại đơn vị giao khoán)
Ngày… tháng … năm… Đơn vị nhận khoán:……….. T T Tên công trình,
Tổng giá CP vật liệu CP nhân công CP máy thi công Chi phí chung Giá nhận thầu Giá giao khoán Giá nhận thầu Giá giao khoán Giá nhận thầu Giá giao khoán Giá nhận thầu Giá giao khoán Giá nhận thầu Giá giao kho án AB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
…… ……. …….
Mẫu số 3.2:
SỔ THEO DÕI KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP NHẬN KHOÁN GỌN
(Tại đơn vị nhận khoán)
Đơn vị giao khoán:……….. Tên công trình, HMCT:……… Thời gian thực hiện:……….
CT Tên công
việc nhận khoán
Đơn vị tính
Khối lượng CP vật liệu CP nhân công …..
SH NT khoánNhận Thực tế khoánNhận Thực tế khoánNhận
Thực tế … … CNV của đơn vị Thuê ngoài A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
3.2.2. Trường hợp NVL được người bán giảm giá, kế toán công ty ghi:
Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 152
Thứ nhất, cách ghi này không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đó là chưa phản ánh thuế GTGT được khấu trừ của phần hàng được giảm giá bớt giá. Vì vậy, khi thực hiện bút toán này, kế toán công ty nên điều chỉnh lại là:
Nợ TK 111, 112, 331:
Có TK 152: Phần NVL giảm giá
Có TK 133.1: Thuế GTGT của phần hàng được giảm giá Thứ hai, cách ghi này chỉ đúng trong trường hợp vật tư giảm giá chưa
Trong thực tế rất nhiều trường hợp vật tư được đưa vào sử dụng rồi mới giảm giá, trong trường hợp này thì bút toán trên là chưa đúng. Lúc đó, phần giảm giá chỉ được phản ánh trên sổ tổng hợp mà không được phản ánh trên sổ chi tiết NVL, dẫn đến không trùng khớp trên hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp, gây khó khăn cho công tác đối chiếu. Trong trường hợp này có thể đưa ra ba phương pháp xử lý như sau:
+ Ghi giảm giá tài sản: Việc ghi giảm giá tài sản sẽ gây khó khăn cho công tác tính giá, khó đối chiếu, vì vậy biện pháp này chưa tối ưu.
+ Ghi giảm chi phí: Việc giảm chi phí sẽ làm cho sổ kế toán của DN thêm phức tạp (phần chi phí), vì vậy biện pháp này chưa tối ưu.
+ Tăng thu nhập hoạt động khác: Phương pháp này tuân thủ được nguyên tắc trọng yếu, hợp lý, do vậy công ty nên sử dụng biện pháp này.
Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 711 Có TK 133(1)
3.2.3. Tính giá NVL nhập kho.
Tại công ty, giá của NVL mua về nhập kho được tính theo công thức:
Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá mua
Chi phí phát sinh trong quá trình thu mua được hạch toán vào TK 627.7. Sau đó, kế toán tiến hành phân bổ cho các công trình căn cứ vào lượng NVL đã sử dụng cho công trình đó.
Điều này có một thuận lợi cho công ty, đó là làm cho giá trị NVL trong khâu dự trữ thấp hơn so với thực tế nếu NVL tồn kho lâu, làm cho vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ (mà thực chất là vốn chết trong sản xuất) giảm.
Tuy vậy, cách tính này đã không đúng theo sự hướng dẫn của chế độ kế toán. Mặt khác trong một số trường hợp làm sai lệch cách tính giá thành của một công trình, hạng mục công trình nào đó. Chẳng hạn công ty thường tiến hành thi công các công trình gần nhau trên một địa bàn nào đó hoặc thi công một cụm công trình, khi một hạng mục công trình hay một công trình hoàn thành quyết toán, số vật liệu thừa không dùng đến có thể chuyển sang công trình khác. Trong trường hợp này, nếu chi phí thu mua có liên quan đến số vật tư trên đã được tính vào chi phí sản xuất chung của công trình hoàn thành rồi thì chi phí sản xuất chung của công trình này sẽ lớn hơn so với thực tế, giá thành công trình sẽ bị tăng lên, trong khi đó, giá thành công trình nhận số vật tư trên lại giảm so với việc dùng vật tư tự đi mua vì không phải chịu chi phí trên.
Vì vậy, theo em để tránh sai lệch trên và phù hợp hơn với chế độ kế toán, công ty nên tính giá NVL nhập kho theo công thức:
Giá thực tế NVL
nhập kho =
Giá mua
ghi trên hoá đơn +
Chi phí thu mua
3.2.4. Hoàn thiện sổ chi tiết NVL.
Hiện nay, sổ chi tiết NVL của công ty theo dõi số lượng và số tiền của từng lần nhập, xuất NVL như vậy đảm bảo theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị của NVL biến động trong từng tháng. Tuy nhiên, theo mẫu sổ chi tiết NVL, thì ở sổ chi tiết NVL của công ty còn thiếu cột tài khoản đối ứng. Nếu thêm cột tài khoản đối ứng vào sổ chi tiết vật liệu giúp cho kế toán vật liệu giảm nhẹ công việc kế toán vào cuối tháng khi tổng hợp chứng từ gốc vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn. Vì căn cứ để ghi sổ kế toán chi tiết NVL là các chứng từ nhập, xuất và kế toán cũng căn cứ vào chứng từ nhập, xuất để vào bảng tổng hợp N-X-T. Do vậy, khi thêm cột tài khoản đối ứng vào sổ chi tiết thì đến cuối tháng kế toán chỉ cần tổng hợp thông qua sổ chi tiết vật liệu mà không cần phải kiểm tra lại chứng từ nhập, xuất vật liệu một lần nữa.
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu được của bất cứ một DN xây lắp nào. Trong quá trình xây lắp, nó kết tinh vào công trình và là một bộ phận cấu thành của giá thành công trình, có nghĩa là chi phí về nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến việc hạ giá thành công trình. Có nhiều phương pháp quản lý và hạch toán nguyên vật liệu mà mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng một phương pháp khác nhau, tuy nhiên cứ một doanh nghiệp nào cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc hạch toán kế toán nguyên vật liệu. Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu không những góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng đầu tư.
Trong báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em đã trình bày một cách khái quát về quá trình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II. Qua đó thấy được những ưu điểm cũng như tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở phân tích thực tế và vận dụng lý luận công tác kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng, có thể thấy rằng công ty đã có nhiều sáng tạo để phù hợp với tình hình thực tế tại DN. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và sự hiểu biết nên bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, cũng như các Anh Chị trong công ty để báo cáo của mình được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Kế toán –Kiểm toán, ban lãnh đạo Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II, đặc biệt là phòng Kế toán Tài chính của công ty đã giúp đỡ Em trong quá trình thực tập cũng như viết báo cáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kế toán tài chính _ HV Tài Chính
2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp _ Nhà xuất bản Tài chính 3. Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo quyết toán hàng năm của Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II.
4. Chuẩn mưc kế toán Việt Nam.