Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam (Trang 39 - 41)

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang chiếm tới 99,1% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, 25,4% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77,5% lực lượng lao động phi nông nghiệp.Đồng thời, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách quốc gia và chi phối hầu hết các hoạt động phân phối của cả nước.

Trong bối cảnh của hiện tại , với việc trở thành thành viên của WTO Việt Nam được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường và đối xử quốc gia giữa các nước thành viên WTO. Quy chế này sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam ngày càng đa dạng được sản phẩm thị trường và sản phẩm xuất khẩu.

2.1.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam Việt Nam

Lao động

Hiện nay, một trong những vấn đề khiến các doanh nghiệp đau đầu là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng thế giới , tại Việt Nam có khoảng 60% lao động tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng. Vì vậy, đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, các trường dạy nghề và doanh nghiệp. Giải quyết được vấn đề này thì cả ba bên cùng có lợi: doanh nghiệp - nhà trường và người lao động.

Theo số liệu của tổng cục dạy nghề, hiện có 70% số lao động chưa qua đào tạo, 30% số lao động tại các doanh nghiệp chưa được đào tạo nghề. Số nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng chiếm khoảng 9%. Hiện cả nước có hơn 300 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi doanh nghiệp thiếu 6 - 7 lao động được đào tạo nghề. Tổng số còn thiếu tối thiểu từ 1,4 - 1,6 triệu lao động qua đào tạo. Với tốc độ tăng trưởng việc

làm như hiện nay, tổng nhu cầu về lao động được đào tạo nghề đến năm 2010 sẽ là 8 triệu người.

Quản lý

Theo số liệu thống kê của cục điều tra quy mô của phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành với sự thamgia của 63 doanh nghiệp tại các tỉnh phía bắc. Có tới 55,63 % số chủ doanh nghiệp có trình độ học vần từ trung cấp trở xuống trong đó có 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp.Cụ thể số người tiến sĩ chỉ chiếm 0,661% thạc sĩ chiếm 2,32% đã tốt nghiệp đại học chiếm 37,82%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,55%, tố nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% trình độ thấp hơn.Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay cả người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức và quản trị doanh nghiệp.

Trình độ thiết bị ,công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

Trình độ sản xuất của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp là cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ.Thực tế hiện nay cho thấy rằng trình độ công nghệ nói chung còn thấp kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh n ghiệp ngoài quốc doanh.Trình độ trang bị thiết bị lạc hậu từ 3 đến 4 thế hệ so với các nước trong khu vực.Tốc độ đổi mới cô ng nghệ rất chậm.Khu vực doanh nghiệp có vốn nước ngoài có trình độ công nghệ khá hơn nhưng chỉ đạt mức trung bình của khu vực.Khu vực ngoài quốc doanh có trình độ công nghệ lạc hậu hơn nữa.

Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô về vốn và lao động rất hạn chế. Đây là một bất lợi khi nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w