Tác phẩm "Sống mòn" (Nam Cao)

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Trang 103 - 107)

- Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên

b. Tác phẩm "Sống mòn" (Nam Cao)

Thứ và San là hai nhân vật điển hình cho bi kịch sống mòn của ngƣời trí thức trƣớc cách mạng. Họ là ngƣời trí thức có nhân cách, có tâm hồn, ôm ấp những ƣớc mơ, hoài bão cao đẹp nhƣng lại bị cuộc sống áo cơm ghì sát đất. Suốt cuộc đời họ theo đuổi những ƣớc vọng nhƣng rồi từng bƣớc từng bƣớc lại phải thỏa thuận, đầu hàng số phận, chấp nhận những thất bại cay đắng. Nhân vật thƣờng trĩu nặng suy tƣ và những day dứt trong đời sống nội tâm mà ít hành động. Khắc họa kiểu tính cách này, Nam Cao rất chú ý miêu tả các PTGTPNN đƣợc họ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

Thứ và San giống nhau ở bi kịch tinh thần - bi kịch “sống mòn”, nhƣng tính cách họ có phần khác nhau. Thứ điềm tĩnh, kín đáo, giàu suy tƣ, nhiều day dứt; San sôi nổi, bồng bột, nông cạn hơn, tuy cả hai đều nếm trải những vị chát đắng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101

cuộc đời. Để cá biệt hoá tính cách hai nhân vật, Nam Cao chú ý miêu tả sự khác nhau trong cử chỉ, điệu bộ của họ.

Miêu tả Thứ và San, nhà văn đặc tả tiếng cười. Ngoài tiếng cƣời và điệu bộ

tặc lưỡi, bĩu môi, hai nhân vật rất ít đƣợc miêu tả thêm các cử chỉ, điệu bộ khác.

Có thể phân tích điệu thái tiếng cƣời của họ để thấy sự khác nhau về tính cách giữa hai nhân vật này.

Nhân vật Thứ

Thứ sử dụng khá nhiều điệu bộ, cử chỉ để giao tiếp nhƣng tiếng cười và hành động tặc lưỡi đƣợc nhân vật sử dụng nhiều hơn cả.

- Về điệu cƣời của Thứ:

Nhật vật Thứ đƣợc miêu tả 12 lần điệu mỉm cười khi nói chuyện [32,tr.71, 144, 158, 165, 193, 201, 118, 214, 253, 271, 136]; 6 lần cười [32,tr.227, 112, 82, 237, 238, 96]; 6 lần cười nhạt [32,tr.272, 83, 124, 109, 262, 161]. Ngoài ra còn có

cười nhã nhặn [32,tr.107], cười ranh mãnh [32,tr.84,224], cười xòa [32,tr.130],

cười tủm tỉm [32,tr.207], cười gượng [32,tr.229],…

Thứ mỉm cười có khi là để chế giễu, đùa vui, nhƣng rất nhiều khi các điệu cƣời

của Thứ là để biểu lộ sự mỉa mai, chua chát, sự cay đắng, sự xấu hổ,… Xin dẫn một vài trƣờng hợp:

+ "Thứ cười chua chát:

- Mày tính cơm nƣớc thế nào mà chúng tao ăn chả đƣợc! Cơm nhà mày còn nuốt đƣợc nữa là!..." [32,tr.114]

+ "Thứ mỉm cười:

- Anh tin vào luật thừa trừ, nghĩa là ông trời ông ấy cứ nhè những ngƣời nào đƣợc hƣởng sự học thức nhiều để phân phát cho nhiều đau khổ hay sao?" [32,tr.193].

+ "San mà hôm nay cũng thâm thúy thế ƣ ? Thứ mỉm cười. Y kết luận hộ San: - À, thế thì ra tại anh chỉ ăn rau nên cũng suốt đời è cổ làm cho ngƣời khác, phải không?" [32,tr.163]

+ "Thứ hơi đỏ mặt. Y cố cười thật to làm nhƣ chỉ thấy trong những lời của Mô một câu chuyện ngộ nghĩnh, buồn cƣời. Thật ra thì y xấu hổ vô cùng" [32,tr.115]…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 102

- Về cử chỉ tặc lưỡi của Thứ:

Cùng với các điệu cƣời, Thứ còn thƣờng sử dụng cử chỉ tặc lưỡi để buông xuôi, thỏa hiệp, đồng ý, để xuê xoa cho xong chuyện.

+ "Thứ tặc lưỡi: - Cũng hơi dễ chịu" [32,tr.172]

+ "Thứ nghĩ ngợi một lát, rồi tặc lưỡi: - Kể thì cũng hơi phiền (….)" [32,tr.111]

+ "Thứ tặc lưỡi một cái và nói tiếp:

- Với lại, cô mày chịu đƣợc thì chúng tao cũng chịu đƣợc" [32,tr.126]

Tổng hợp các cử chỉ, điệu bộ mà nhân vật thƣờng sử dụng ta cũng thấy đƣợc phần nào tính cách nhân vật. Đó là con ngƣời sống thiên về nội tâm, nhiều dằn vặt và rất nhạy cảm. Thứ thể trạng yếu đuối (Thứ đã lăn lộn ở Sài Gòn 3 năm với hi vọng luyện tài, nhƣng một trận ốm thập tử nhất sinh đã đem y về trả cho đất chôn rau cắt rốn), lại sống nội tâm nên con ngƣời này dè dặt trong từng cử chỉ và hành động. Bày tỏ sự vui mừng, Thứ cũng chỉ cười; khó chịu và tức giận, Thứ cũng chỉ

bĩu môi, nhún vai, cười gằn; ngạc nhiên, Thứ cũng chỉ biểu hiện bằng đôi mắt mở

to,… các điệu thái tiếng cƣời của Thứ cũng đơn điệu với cƣờng độ âm thanh nhỏ. Thanh tƣớng học chỉ ra: Những ngƣời hay cƣời gƣợng, thanh âm không tự nhiên, âm lƣợng không đáng kể, là ngƣời nhu nhƣợc, ít ƣa giao tiếp, sợ bị chú ý, tự ti, mặc cảm mạnh, nhƣng có khát vọng ngầm [11,tr.467]. Thứ mang hoài bão lớn nhƣng thể trạng và bản tính yếu đuối cùng gánh nặng cơm áo đã không cho phép nhân vật bứt phá khỏi hoàn cảnh để đạt đƣợc mục đích của đời mình.

● Nhân vật San

Cũng ôm những mộng đẹp nhƣng số phận San bế tắc vì không gặp thời. Con ngƣời San phức tạp hơn Thứ. San cũng nhiều lúc mỉm cười, cười nhạt biểu lộ sự chua chát, cũng hay tặc lưỡi, chép miệng,… tỏ ra là con ngƣời ƣa suy nghĩ, không thanh thản trong tâm hồn. Nhƣng San nông nổi hơn, bồng bột và dễ nổi loạn hơn, hay nhƣ chính Nam Cao nhận xét: "Anh chàng ấy nhiều thú tính, thƣờng không nén nổi sự bồng bột của lòng mình". Các điệu thái tiếng cƣời của San rất phong phú, có âm lƣợng lớn và âm sắc đa dạng: cười ăng ắc, cười gằn, cười mũi, cười hơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103

hớ, cười toe toét, cười rũ, cười sằng sặc, cười tít mắt, cười phì,… Đặc biệt San có

lối cƣời riêng khi y ngƣợng, đƣợc nhà văn nhắc tới 5 lần, đó là cười xì/phì/khì ra

đằng mũi [32,tr.71,86,136,161, 109]

+ "Thứ mỉm cƣời:

- Ý hẳn suốt đêm qua cu cậu không đƣợc ngủ.

San đáp, bằng một tiếng cười phì ra đằng mũi, cái lối cƣời của riêng y khi y cƣời gƣợng" [32,tr. 86]

Khác với Thứ dè dặt trong từng cử chỉ, San lại khá thoải mái khi dùng cử chỉ để biểu lộ các trạng thái tình cảm, cảm xúc.

Khi đau đớn San biểu hiện cảm xúc bằng tiếng cƣời của kẻ điên:

+ "Y cười cái cƣời của một ngƣời điên, bảo bằng một cái giọng hả hê, giả dối. - Tôi bằng lòng lắm! Phen này sẽ biết nhau…Sống thì sống hẳn mà chết thì chết hẳn (…)" [32,tr.288].

+ "Nói xong, y cười ăng ắc. Tiếng cƣời thái quá ấy nghe còn đau đớn hơn tiếng khóc" [32,tr.174].

Khi vui sƣớng, hả hê, khoái trá, San bộc lộ bằng các cử chỉ, động tác rất đa dạng: + "- Chúng tôi đánh lừa cô ấy, chúng tôi chƣa đi đâu! - Y đập tay xuống chiếu, giãy lên đành đạch, để cười" [32,tr 164]

+ "Y cười rũ lên, gục mặt vào đùi Thứ: - Nhỉ? Anh Thứ nhỉ?" [32,tr.164] + "San vỗ tay xuống đùi cười hô hô. - Phải rồi, tôi biết mà!" [32,tr.138] + "Y trâng tráo bảo:

- Tôi cố làm cho nó chửa, bà béo tất nhiên phải van tôi mà gả nó cho tôi. Bấy giờ, dù có biết tôi một vợ, hai con rồi, cũng chẳng làm gì, vẫn phải gả nhƣ thƣờng (…).

Y ran rả, cười sằng sặc" [32,tr.83,84]

Tiếng cƣời của San dù là khi vui thì cũng chất chứa một nỗi buồn, một sự nổi loạn. Nó khác với tiếng cƣời của Mô. Nhân vật Mô là ngƣời ở ít học, bản tính thật thà, hiền lành, chất phác, tâm hồn cũng đơn giản, không có những suy tƣ, day dứt, vì thế mà Nam Cao miêu tả cử chỉ của nhân vật này cũng rất tự nhiên, thoải mái:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 104

toét môi/mồm cười, cười hi hí, cười hừng hực, cười cười, cười hi hi, cười nhăn nhở, cười khanh khách…

Trong tác phẩm "Sống mòn", bằng việc chú trọng miêu tả PTGTPNN (cử chỉ, điệu bộ, động tác,…) Nam Cao đã thành công trong việc khắc họa đậm nét tính cách và cá biệt hóa nhân vật.

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)