Trợn mắt, so vai, chỉ tay vào mặt

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Trang 53)

VD64: “Nhà mỹ thuật trợn mắt, so vai, trỏ mặt Xuân:

- Lạm quyền! Lạm quyền! Đây là công việc của tay-ơ, là của tôi! Là của một mình tôi! Một mình tôi mà thôi! (…)” [34,tr.305]

Cách mở căng mắt ra hết cỡ, ít hoặc hoàn toàn không chớp mắt, phần lòng đen chuyển dịch lên phía trên trong ổ mắt (gọi là “trợn mắt”, “trợn mắt lên”…) biểu lộ trạng thái rất tức giận, hay rất khó chịu, ngạc nhiên, nghi ngờ, sợ hãi. Liên quan tới điệu bộ này còn có “trợn ngược mắt lên”, “trợn trừng mắt”, “quắc mắt”,

“mắt long lên”,… biểu lộ sự tức giận, bất bình hay đe dọa. Điệu bộ chỉ tay vào mặt

mà ông Typn sử dụng trong cảnh huống trên vừa biểu lộ sự tức giận vừa hàm ý đe dọa. Theo các tài liệu nghiên cứu đã có thì điệu bộ lòng bàn tay nắm chặt và ngón tay chỉ ra là một nắm đấm với ngón trỏ đƣợc dùng giống nhƣ hình tƣợng chiếc dùi cui mà ngƣời nói dùng nó để ép ngƣời nghe phải quy phục.

● Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ biểu hiện sự khó chịu

Khó chịu: “Có cảm giác hoặc làm cho có cảm giác không thoải mái vì cơ thể hoặc tinh thần phải chịu đựng một điều gì đó không hay, không hợp, không thích” [10,tr.500]. Khi đối thoại, vì lí do nào đó (vì ngƣời nghe, vì một câu nói, một tin tức không tốt lành, không hợp,…) mà ngƣời tham gia giao tiếp khó chịu thì thái độ đó sẽ đƣợc biểu hiện. Thái độ này thƣờng đƣợc biểu lộ bằng các PTGTPNN (mà ngƣời đối thoại đôi khi phải tinh ý mới nhận ra) nhiều hơn là bằng lời. Chẳng hạn các PTGTPNN sau đây:

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)