Phân tích một số công trình Công ty thi công trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu k1141 (Trang 40 - 54)

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì hạ giá thành sản phẩm là một nhân tố quan trọng trong việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng đối với xây dựng cũng như đối với bản thân các doanh nghiệp xây dựng việc hạ giá thành xây lắp lại còn có ý nghĩa to lớn. Bởi vì giá thành xây lắp chiếm tỷ lệ chi phí lớn trong giá trị công trình, nên chỉ cần giảm được % nhỏ giá thành xây lắp thì đã tiết kiệm được một lượng tiền không nhỏ. Hơn nữa giá thành xây lắp hạ kéo theo giá xây dựng công trình hạ, do đó làm tăng khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp khi đấu thầu. Nói tóm lại, càng hạ giá thành xây lắp nhiều thì các doanh nghiệp càng có mức lãi cao, càng có điều kiện để phát triển doanh nghiệp toàn diện, càng có cơ hội thắng thầu nhiều.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạ giá thành, Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương đã thực hiện nhiều biện pháp làm cho giá thành thực tế thấp hơn, từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân sự biến động giá thành xây lắp và ảnh hưởng của các khoản mục chi phí đến vấn đề này ta phân tích một số công trình cụ thể trong một số năm gần đây: Công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn; Công trình Bệnh viện đa khoa Hưng Yên; Công trình Xây dựng đoạn đường từ KM7 + 100 đến KM9 + 500.

Phân tích giá thành gói thầu “Hạng mục san nền kè đá” thuộc công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Tình hình chi phí thực tế tại công trình này được thể hiện chi tiết qua bảng sau:

Bảng 2.2.1: Tình hình chi phí thực tế tại gói thầu “Hạng mục san nền kè đá” thuộc công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn

Đơn vị: Nghìn đồng

Khoản mục chi phí Dự toán Thực tế Chênh lệch

Số tuyệt đối (4)= (3)-(2) Số tương đối (5)=(3)/(2)

Chi phí nguyên vật liệu 1.028.571 1.008.156 -20.415 98.02%

Chi phí nhân công 1.477.463 1.477.653 190 100.01%

Chi phí máy thi công 4.594.001 4.600.002 6.021 100.13%

Chi phí trực tiếp khác 104.158 102.000 -2.158 97.93%

Cộng chi phí trực tiếp 7.204.194 7.187.811 -16.362 99.77%

Chi phí chung 432.251 435.965 3.714 100.86%

Tổng 7.636.445 7.623.776 -12.648 99.83%

thuộc công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn có tổng chi phí thực tế giảm tuyệt đối là 12.648 nghìn đồng, đạt 99.83% so với chi phí dự toán công trình.

Chi phí vật liệu tiết kiệm được 20.415 nghìn đồng, đạt 98.02% so với chi phí dự toán. Đạt được điều đó là do chi phí nguyên vật liệu được lập ra khá sát với tình hình thực tế, ngoài ra trong quá trình mua nguyên vật liệu thì Công ty đã khai thác được các mối quan hệ với bạn hàng để được hưởng chiết khấu khi mua, đồng thời trong quá trình thi công thì Công ty đã thực hiện được việc tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo quản nguyên vật liệu đúng cách để giảm phần lớn chi phí nguyên vật liệu trong giá thành xây lắp. Bên cạnh đó, để tận dụng tối đa các loại máy móc đang có thì Công ty đã tiến hành tự nghiền đá làm bê tông nhựa thay cho việc đi mua bê tông. Đó là do hiện nay Công ty có trạm trộn bê tông nhựa nên Công ty chỉ mua đá hộc về xay thành các loại đá có kích cỡ khác nhau. Việc này đã giúp Công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí nguyên vật liệu. Cụ thể là:

Nếu đi mua đá nghiền sẵn, giả sử đá 1x2 có giá 166.000 (đồng/m3) (tại Hà Nội, 27/3/2008)

Nếu tự nghiền đá thì Công ty sẽ phải bỏ ra các loại chi phí sau: - Chi phí mua đá hộc: 95.000 (đồng/m3)

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: 20000 (đồng/m3) - Chi phí nhân công cho việc sử dụng máy: 30.00 (đồng/m3)

- Chi phí khác ( điện, nước, chi phí vận chuyển…): 20.000 (đồng/m3) Như vậy tổng chi phí cho sản xuất 1 m3 đá nghiền từ đá hộc của Công ty là:

95.000 + 20.000 + 30.000 + 14.000 = 159.000 (đồng/m3)

Với lượng đá 12000 m3 đá cần sử dụng cho công trình thì nếu tự nghiền đá Công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí:

Chi phí nhân công: vượt dự toán 190 (nghìn đồng), tăng 0.01%. Mặc dù chi phí nhân công tăng không nhiều nhưng cũng kéo theo sự tăng lên của chi phí chung. Chi phí nhân công tăng là do tiến độ thi công công trình chưa đảm bảo, chậm so với kế hoạch, mặt khác do thời tiết xấu nên thời gian thi công bị chậm lại làm cho chi phí nhân công tăng lên. Do đó trong thời gian thời tiết tốt thì Côn ty phải huy động thêm nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Chi phíỉtực tiếp khác: tiết kiệm được 16.362 nghìn đồng, đạt 99.77% so với dự toán. Đạt được kết quản trên là do Công ty đã tiết kiệm được các loại chi phí như chi phí di chuyển máy móc thiết bị, nhân lực…

Chi phí máy thi công: vượt dự toán là 6.021 nghìn đồng, tăng 0.13% so với dự toán. Nguyên nhân là do tiến độ thi công kéo dài làm cho chi phí bảo quản máy móc thiết bị tăng lên.

Chi phí trực tiếp khác: vượt dự toán 3.714 nghìn đồng, tăng 0.86% . Đây là một khoản chi phí khá lớn, nguyên nhân là do Công ty chưa có các biện pháp phù hợp để giảm các loại chi phí quản lý, điều hành thi công, chi phí phục vụ nhân công… Công ty chưa bố trí hợp lý cán bộ quản lý điều hành, giám sát quá trình thi công trên công trường.

Có thể nói gói thầu “hạng mục san nền kè đá” thuộc công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn là một công trình có giá trị không lớn lắm nhưng do địa điểm xây dựng thuộc miền núi nên khó khăn trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, quản lý điều hành và thời tiết không thuận lợi đã làm gián đoạn thi công làm cho chi phí nhân công, chi phí máy thi công tăng lên vượt dự toán. Tuy nhiên trong công trình này, điều có ý nghĩa nhất đối với công tác hạ giá thành là Công ty đã có những biện pháp tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu và chi phí trực tiếp khác. Chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chi phí rất khó tiết kiệm được trong các công trình. Do tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu nên công trình này có tổng chi phí thực tế giảm so với dự toán.

Phân tích giá thành gói thầu “xây dựng nhà hợp khối”thuộc dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên giai đoạn III (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình chi phí thực tế tại công trình này được thể hiện chi tiết qua bảng 2.2.2

Bảng 2.2.2: Tình hình chi phí thực tế tại gói thầu “xây dựng nhà hợp khối”thuộc dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên

giai đoạn III

Đơn vị: Nghìn đồng

Khoản mục chi phí Dự toán Thực tế Chênh lệch

Số tuyệt đối (4)= (3)-(2) Số tương đối (5)=(3)/(2)

Chi phí nguyên vật liệu 15.143.158 15.144.164 1.006 100.01%

Chi phí nhân công 4.190.786 4.181.658 -9.128 99.78%

Chi phí máy thi công 1.501.728 1.537.347 35.619 102.37%

Chi phí trực tiếp khác 312.535 314.381 1.846 100.59%

Cộng chi phí trực tiếp 21.148.208 21.152.529 4.321 100.02%

Chi phí chung 1.268.892 1.271.479 2.587 100.20%

Tổng 22.417.100 22.424.008 6.908 100.03%

Từ bảng trên ta thấy tại công trình này Công ty đã tiết kiệm được 9.128 nghìn đồng chi phí nhân công, giảm 0.22% so với dự toán. Chi phí vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung tăng nhưng không đáng kể. Riêng chi phí máy thi công tăng nhiều hơn so với dự toán là 25.619 nghìn đồng, tức tăng 2.37% so với dự toán.

Chi phí nhân công giảm là do tiến độ thi công được đẩy nhanh, Công ty sử dụng các biện pháp nhằm hoàn thành công trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra như: lập tiến độ đúng đắn và hợp lý; tăng số lượng nhân công để rút ngắn thời gian, cơ giới hoá, áp dụng công nghệ mới,… Do đó chi phí nhân công đã tiết kiệm được một khoản không nhỏ, làm cho tổng chi phí thực tế

giảm đi so với dự toán.

Trong công trình này, chi phí vật liệu tăng lên không nhiều so với dự toán, tăng 1.006 nghìn đồng, tức tăng 0.01% . Chi phí chung tăng lên 2.587 nghìn đồng hay tăng 0.2% so với dự toán. Mặc dù chi phí chung tăng lên không đáng kể nhưng vì đây là loại chi phí dễ tiết kiệm nhất nên Công ty cần phải xem xét, điều chỉnh để có những biện pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm loại chi phí này như: bố trí cán bộ quản lý hợp lý, đúng người đúng việc, tránh để tình trạng làm việc chồng chéo.

Chi phí máy thi công tăng nhiều nhất trong các loại chi phí của Công trình này, tăng 35.619 nghìn đồng, tức là tăng 2.37% so với dự toán. Nguyên nhân của tình trạng này là do Công ty sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị thay thế cho lao động phổ thông.

Phân tích giá thành gói thầu số 6 thuộc dự án “Cải tạo nâng cấp đường trục kinh tế miền Đông, Đông Anh, Hà Nội”

Tình hình chi phí thực tế tại công trình này được thể hiện chi tiết qua bảng 2.2.3:

Bảng 2.2.3. Tình hình chi phí thực tế tại gói thầu số 6 thuộc dự án “Cải tạo nâng cấp đường trục kinh tế miền Đông, Đông Anh, Hà Nội”

Đơn vị: Nghìn đồng

Khoản mục chi phí Dự toán Thực tế Chênh lệch

Số tuyệt đối (4)= (3)-(2) Số tương đối (5)=(3)/(2)

Chi phí nguyên vật liệu 7.201.111 7.201.200 89 100.00%

Chi phí nhân công 777.697 777.680 -17 100.00%

Chi phí máy thi công 767.124 767.860 736 100.10%

Chi phí trực tiếp khác 131.156 131.200 44 100.03%

Cộng chi phí trực tiếp 8.877.088 8.877.940 852 100.01%

Chi phí chung 470.382 472589 2.207 100.47% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 9.347.470 9350529 3.059 100.03%

Qua bảng trên ta nhận thấy tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty tại công trình này tương đối tốt.

Các loại chi phí trên thực tế không có sự chênh lệch quá nhiều so với dự toán. Đó là một thành công đối với Công ty, nhất là trong điều kiện hiện nay khi giá cả thị trường luôn ở trong tình trạng biến động. Sự biến động về giá cả sẽ làm cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tăng lên, nhưng tại công trình này thì các chi phí như nguyên vật liệu, nhân công,…có sự chênh lệch không đáng kể.

Để đạt được thành công trên Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa các loại chi phí. Đối với nguyên vật liệu thì công ty đã tìm những nhà cung ứng có uy tín, mua với số lượng nhiều nên được hưởng chiết khấu; trong quá trình thi công thì công ty luôn có những biện pháp giám sát chặt chẽ nhằm tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, không để mất mát quá nhiều. So với các chi phí khác thì chi phí chung tăng nhiều nhất, tăng 2.207 nghìn đồng hay tăng 0.47%.

Có thể nhận thấy đây là công trình có chi phí thực tế phát sinh rất ít so với chi phí dự toán. Đó là cả một sự nỗ lực rất lớn của Công ty trong điều kiện giá cả thị trường như hiện nay.

2.2.3. Phân tích các nhân tố tác động tới giá thành sản phẩm

Chi phí vật liệu

Đối với bất kỳ ngành sản xuất nào thì vật liệu luôn là một nhân tố đầu vào quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Chất lượng của vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật liệu, đến hiệu quả của việc sử dụng vốn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng thì chi phí dành cho vật liệu luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp(chiếm 60% - 80%).

Trong thi công xây dựng công trình thì vật liệu được sử dụng nói chung rất phong phú và đa dạng. Vật liệu chủ yếu dùng cho thi công là: gạch, đá, cát, sỏi, xi măng, sắt thép, ... Trong mỗi loại vật liệu lại có nhiều chủng loại khác nhau, tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật và đặc điểm của mỗi công trình mà doanh nghiệp cần đến các loại vật liệu khác nhau với số lượng không giống nhau.

Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí vật liệu trong giá thành thực tế, Công ty dùng công thức sau:

Chênh lệch tuyệt đối chi phí vật liệu:

∆VL = Chi phí vật liệu thực tế - Chi phí vật liệu dự toán

Nếu %VL > 100% và ∆VL > 0 thì doanh nghiệp đã tiết kiệm vật liệu Nếu %VL < 100% và ∆VL < 0 thì doanh nghiệp đã lãng phí vật liệu Chi phí nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nhưng nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất là:

- Mức tiêu hao vật liệu trong thi công xây dựng - Đơn giá nguyên vật liệu

Bảng 2.2.3.1: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trong giá thành xây lắp

(Đơn vị: Nghìn đồng)

STT Tên công trình Dự toán Thực tế Chênh lệch

Số tuyệt đối (4) – (3) Số tương đối (4)/(3) 1 Trường THPT chuyên Bắc Kạn 1.028.571 1.008.156 -20.415 98.02%

2 Bệnh viện Đa khoa

Hưng Yên 15.143.158 15.144.164 1.006 100.01%

3

Cải tạo nâng cấp trục đường Đông Anh, Hà Nội

7.201.111 7201.200 89 100.00%

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty khá tốt. Tại công trình Trường THPT chuyên Bắc Kạn chi phí nguyên vật liệu đã giảm khá nhiều so với dự toán và chi phí nguyên vật liệu ở công trình Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên và công trình cải tạo nâng cấp trục đường Đông Anh – Hà Nội có tăng so với dự toán, nhưng mức tăng không đáng kể.

Nguyên nhân chính là công ty đã sử dụng máy móc thiết bị của mình để tiến hành nghiền đá, thay vì mua đá từ bên ngoài (Công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn). Tuy nhiên trong quá trình thi công, do khâu giao nhận nguyên vật liệu và bảo quản chưa tốt nên xảy ra tình trạng hao hụt về nguyên vật liệu.

Chi phí nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các yếu tố: mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình thi công và đơn giá nguyên vật liệu. Có thể nói định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong đơn giá dự toán so với định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong thực tế rất sát nhau do việc lập dự toán được các cán bộ có kinh nghiệm tại phòng kế hoạch kỹ thuật lập căn cứ trên bản vẽ kỹ thuật và qua khảo sát thực tế. Đơn giá dự toán được lập theo quy định hiện hành của Bộ xây dựng. Theo quy định này, Bộ xây dựng đã có đưa ra những quy định về sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, giá thị trường có lúc tăng nhiều so với khi lập dự toán. Đó là những nguyên nhân mang tính khách quan và chủ yếu làm cho giá thực tế tăng nhiều so với giá dự toán.

Chi phí nhân công

Chi phí nhân công là một trong những chi phí có tác động lớn đến quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu nhưng chi phí nhân công có ảnh hưởng đặc biệt do vai trò quan trọng của người động trong sản xuất xây dựng

Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công, Công ty sử dụng công thức sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch Chi phí nhân công thực tế

%NC = = x100%

Chi phí nhân công Chi phí nhân công dự toán Chênh lệch tuyệt đối nhân công:

∆NC = Chi phí nhân công thực tế - Chi phí nhân công dự toán

Nếu %NC > 100% và ∆NC > 0 thì doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí nhân công.

Nếu %NC < 100% và ∆NC < 0 thì doanh nghiệp đã lãng phí chi phí nhân công.

Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu k1141 (Trang 40 - 54)