Giá thành xây lắp công trình xây dựng

Một phần của tài liệu k1141 (Trang 30 - 40)

Đối tượng tính giá thành xây lắp công trình xây dựng

- Đối với các công trình được Tổng Công ty giao (chỉ định thầu), căn cứ vào bản vẽ thiết kế, khối lượng các công việc chủ yếu, đơn giá do các cơ quan nhà nước ban hành, phòng Kế hoạch - Kỹ thuật sẽ tiến hành xác định dự toán công trình. Đây là giá mà hai bên công ty và bên chỉ định thầu xem xét đi đến kí kết hợp đồng.

- Đối với công trình Công ty phải tham gia đấu thầu thì khi nhận được thông báo mời thầu, Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật và các phòng ban liên quan sẽ tiến hành khảo sát, xác định khối lượng thi công chủ yếu, biện pháp thi công để lập hồ sơ dự thầu, xác định giá dự thầu. Trong quá trình đấu thầu Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật của Công ty tuỳ theo tình hình có thể thay đổi giá

trị dự thầu trong phạm vi cho phép một cách hợp lý. Nếu trúng thầu thì giá trị dự thầu là cơ sơ để ký hợp đồng.

Căn cứ lập giá thành kế hoạch

•Dựa vào thiết kế kỹ thuật được duyệt (với công trình thiết kế hai bước) hoặc theo thiết kế kỹ thuật thi công (với công trình thiết kế một bước) để tính khối lượng công tác.

•Các loại đơn giá:

- Giá chuẩn: là chỉ tiêu xác định chi phí bình quân cần thiết để hoàn thành một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của từng hạng mục công trình xây dựng theo thiết kế điển hình (hay thiết kế hợp lý kinh tế), chỉ bao gồm giá trị dự toán của các loại công tác xây lắp trong phạm vi công trình như các chi phí để xây dựng các hạng mục ngoài công trình như: đường sá, cống rãnh,… và chi phí mua sắm thiết bị của hạng mục công trình hoặc công trình.

- Đơn giá chi tiết: gồm những chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và sử dụng máy thi công trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp và được xác định trên cơ sở định mức dự toán chi tiết.

- Đơn giá tổng hợp: gồm toàn bộ chi phí xã hội cần thiết, chi phí về vật liệu, nhân công và máy thi công, chi phí chung và thuế cho từng loại công việc hoặc một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tổng hợp hoặc một kết cấu xây lắp hoàn chỉnh và được xác định trên cơ sở địh mức dự toán tổng hợp.

•Giá mua: các thiết bị, giá cước vận tải, xếp dỡ, bảo quản và bảo hiểm theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Công nghiệp và Công thương, Ban vật giá chính phủ, Bộ Tài chính,…)

•Tỷ lệ định mức các chi phí tính hay bảng giá bao gồm:

- Định mức chi phí chung, giá khảo sát, giá thiết kế và các chi phí tư vấn khác theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

- Chi phí đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng.

- Các chi phí khác như: tiền thuê đất hoắc tiền chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí cấp đất xây dựng và giấy phép xây dựng, các loại thuế, lãi bảo hiểm công trình,…

Mối quan hệ giữa giá thành xây lắp với giá xây dựng khác

Đối với các Doanh nghiệp xây dựng, giá thành xây lắp là một chỉ tiêu rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hoạch định phương hướng hạ giá thành xây dựng cần phải quan tâm xem xét giá thành xây dựng trong tổng thể mối quan hệ với các loại giá xây dựng khác.

Giá thành xây lắp có liên quan tới:

- Giá trị công trình (giá xây dựng công trình)

- Giá trị dự toán xây lắp theo quy định của Nhà nước (giá trị dự toán xây lắp)

- Giá thành xây lắp theo dự toán quy định của Nhà nước (giá thành dự toán xây lắp)

- Giá thành xây lắp thiết kế của tổ chức xây dựng Mối quan hệ đó được biểu diễn qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2.1.1: Mối quan hệ giữa giá thành xây lắp với giá xây dựng khác

Trong đó:

(1) Mức hạ giá thành xây lắp so với thực tế (2) Mức hạ giá thành xây lắp theo kế hoạch (3) Mức thuế và lãi theo quy định của Nhà nước

(4) Chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng tính theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Phương pháp xác định giá thành xây lắp

Giá thành xây lắp của tổ chức xây dựng được xác định theo mẫu sau: Giá trị công trình (Giá trị xây dựng công trình)

Giá trị dự toán xây lắp theo quy định của Nhà nước (Giá trị dự toán xây lắp)

Giá thành xây lắp theo dự toán quy định của Nhà nước (Giá thành dự toán xây lắp)

Giá thành xây lắp theo kế hoạch của tổ chức xây dựng

Giá thành xây lắp thực tế của tổ chức xây dựng

(1)

(2)

(3)

Bảng 2.2.1.2: Giá thành xây lắp

STT Các khoản mục chi phí Cách tính Ký hiệu

1 Chi phí vật liệu ∑QiVLi + CL VL

2 Chi phí nhân công ∑QiiNC * (1+KNC) NC

3 Chi phí máy xây dựng ∑QiMi * (1+ KM ) M

4 Chi phí trực tiếp khác 1.5% * (VL + NC + M) TT Cộng chi phí trực tiếp VL + NC + M + TT T 5 Chi phí chung (VL + NC + M + TT) *KC C 6 Giá thành xây lắp T + C ZXL Trong đó:

Qi : Khối lượng công tác xây lắp i CL: Chênh lệch vật liệu

ÐVL

i : Chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cho công tác xây lắp i

ÐNC

i : Chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng ch công tác xây lắp i

ÐM

i : Chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng cho công tác xây lắp i

KNC: Hệ số điều chỉnh nhân công

KM : Hệ số điều chỉnh máy thi công

KC: Định mức chi phí chung

Theo Thông tư số 04/2005/TT – BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây dựng thì chi phí trực tiếp khác bằng 1.5% so với tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.

Nội dung giá thành công tác xây lắp

Giá thành công tác xây lắp là tất cả các chi phí bằng tiền mà tổ chức xây dựng sử dụng để thực hiện công tác xây lắp, nó bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí chung:

ZXL = VL + NC + M + C

Cơ cấu giá thành xây lắp là tỷ trọng (%) các khoản mục chi phí của giá thành xây lắp so với toàn bộ giá thành xây lắp. Tuỳ theo điều kiện và chính sách cụ thể, nhưng cùng với sự phát triển và tiến bộ của khoa học - kỹ thuật – công nghệ, xu hướng biến đổi tiến bộ của cơ cấu giá thành xây lắp là giảm % các khoản mục chi phí chung và nhân công còn tăng % các chi phí vật liệu và máy thi công.

Có thể biểu diễn cơ cấu giá thành theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2.1.2: Cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp

Chi phí trực tiếp

Chi phí chung

Chi phí vật liệu

Chi phí nhân công

Chi phí máy xây dựng

Chi phí quản lý hành chính

Chi phí phục vụ nhân công trực tiếp thi công

Chi phí phục vụ thi công Chi phí trực tiếp khác Giá thành

Chi phí trực tiếp:

Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác.

- Chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công được xác định trên cơ sở khối lượng theo thiết kế và đơn giá công tác xây dựng tương ứng.

- Chi phí trực tiếp khác như chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển lao động và thiết bị thi công đến các công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường… Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1.5% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.

Chi phí chung:

Cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty được thể hiện trong Bảng 2.2.1.3

Bảng 2.2.1.3: Chi phí sản xuất giá thành sản phẩm xây lắp trong những năm gần đây

Đơn vị: Triệu đồng

Khoản mục chi phí Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Chi phí nguyên vật liệu 15215 51.36 25008 49.31 42365 54.54 79215 59.45

Chi phí nhân công 3562 12.02 4689 9.25 6045 7.78 8064 6.05

Chi phí máy thi công 6921 23.36 15246 30.06 20103 25.88 30213 22.67

Chi phí trực tiếp khác 2358 7.96 3214 6.34 5698 7.34 7856 5.90

Cộng chi phí trực tiếp 28056 94.71 48157 94.95 74211 95.55 125348 94.07

Chi phí chung 1568 5.29 2561 5.05 3459 4.45 7896 5.93

Chi phí chung gồm chi phí quản lý, điều hành tại công trường, chi phí phục vụ nhân công, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác.

Qua bảng tính chi phí sản xuất giá thành sản phẩm của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương trong một số năm gần đây ta nhận thấy nhìn chung tỷ lệ các loại chi phí trong giá thành của Công ty chưa hoàn toàn hợp lý. Trong cơ cấu giá thành của Công ty, tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ 51.36% đến 54.62%, riêng năm 2007 thì khả quan hơn là 60.66%. Tỷ lệ này chưa hợp lý vì thông thường tỷ lệ nguyên vật liệu trong giá thành xây lắp chiếm khoảng 60 – 80%, trong khi đó tỷ lệ các loại chi phí khác là cao hơn so với nguyên tắc. Cụ thể: chi phí nhân công lần lượt qua các năm là: năm 2004 là 12.02%; năm 2005 là 9.25%; năm 2006 là 7.79%; năm 2007 là 6.18%. Mặc dù tỷ lệ chi phí nhân công có xu hướng giảm đi nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá thành xây lắp của Công ty. Công ty cần có biện pháp để giảm tỷ lệ này hơn nữa bằng việc tăng cường sử dụng các loại máy móc thi công hiện đại thay thế cho lao động phổ thông, nâng cao năng suất lao động hơn nữa.

Chi phí máy thi công chiếm tỷ lệ lần lượt qua các năm như sau: năm 2004 là 23.39%; năm 2005 là 30.06%; năm 2006 là 25.92%; năm 2007 là 23.14%. Qua đó ta thấy tỷ lệ chi phí máy thi công của Công ty tăng giảm không đồng đều, có năm tăng, có năm giảm. Công ty cần phải có sự điều chỉnh để tỷ lệ này có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo.

Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ chi phí trực tiếp khác chiếm khoảng 6.02 – 7.96%. Tỷ lệ này là tương đối lớn trong cơ cấu giá thành xây lắp, chứng tỏ các chi phí liên quan đến công tác di chuyển lao động, máy móc thiết bị thi công, thí nghiệm nguyên vật liệu là chưa hợp lý, còn xảy ra tình trạng lãng phí.

Chi phí chung trong cơ cấu giá thành của Công ty chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể: năm 2004 là 5.29%; năm 2005 là 5.05%; năm 2006 là 4.45%; năm 2007 là 5.93%. Tỷ lệ chi phí chung cao là do các chi phí quản lý và điều hành công trường, chi phí phục vụ nhân công, chi phí thi công tăng lên. Công ty cần có những biện pháp hợp lý và cụ thể để nhanh chóng khắc phục tình trạng này như: tổ chức các biện pháp thi công hợp lý, bố trí cán bộ quản lý thi công đúng người đúng việc theo dõi chặt chẽ tình hình thi công trên công trường.

Tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp được biểu diễn rõ hơn qua đồ thị sau:

Đồ thị 2.1.2.3: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp qua các năm 2004 – 2007

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

CPVL CPNC

CPMTC CPTTK

CPC

Một phần của tài liệu k1141 (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w